CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
6.4 Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp
Hoạt động định giá doanh nghiệp có thể được thực hiện bởi chính doanh nghiệp cần định giá nếu chuyên viên tài chính của cơng ty này vững vàng, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm định giá. Tuy vậy, do hoạt động định giá doanh nghiệp là hoạt động phức tạp nên hoạt động này thường do các tổ chức định giá chuyên nghiệp thực hiện.
120
Theo Thơng tư 127/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình thủ tục công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp thì tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức tư vấn định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất: Các tổ chức tư vấn định giá trong nước đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Là các công ty kiểm tốn, cơng ty chứng khoán, doanh nghiệp định giá có chức năng định giá và đáp ứng các điều kiện về tổ chức và hoạt động đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có quy trình nghiệp vụ xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn có liên quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
c) Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm về một (01) trong các lĩnh vực hoạt động sau: định giá, kiểm toán, kế tốn, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Trong thời gian ba (03) năm gần nhất với thời điểm nộp hồsơ đăng ký thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, mỗi năm phải thực hiện cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực nêu trên được ít nhất ba mươi (30) hợp đồng;
d) Có ít nhất ba (03) người định giá về giá đã được Bộ Tài chính cấp thẻ người định giá vềgiá và đăng ký hành nghềđịnh giá chuyên trách tại doanh nghiệp;
đ) Đáp ứng các tiêu chí về số lượng, chất lượng của đội ngũ nhân viên làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề mà tổ chức đang hoạt động theo quy định tại điểm a Khoản này;
e) Không bị xử phạt vi phạm hành chính với các tình tiết tăng nặng theo kết luận của cơ quan quyết định xử phạt trong lĩnh vực định giá và xác định giá trị doanh nghiệp trong vòng năm (05) năm liền kề trước năm đăng ký thực hiện dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp tổ chức đề nghị được cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra, thanh tra kết luận có những sai phạm trong hoạt động định giá, xác định giá trị doanh nghiệp và đang trong quá trình chuyển hồsơ xử lý theo quy định của pháp luật thì cũng khơng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký tổ chức tư vấn định giá theo quy định tại Thông tư này.
Thứ hai: Các tổ chức tư vấn định giá nước ngồi khơng thành lập pháp nhân tại Việt Nam chỉ được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa khi hợp tác, liên danh với các tổ chức tư vấn định giá trong nước được Bộ Tài chính cơng nhận theo quy định tại Thông tư này. Điều kiện để các tổ chức nước ngoài được hợp tác, liên danh với tổ chức tư vấn định giá trong nước bao gồm:
121
a) Là tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo pháp luật tại nước đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực sau: định giá, kiểm toán, kế tốn, chứng khốn, tư vấn tài chính và tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.
Các vấn đề cần lưu ý trong tổ chức định giá doanh nghiệp
Định giá là lĩnh vực mới tại Việt Nam nên các tổ chức định giá chuyên nghiệp tại Việt Nam đều là những công ty non trẻ. Các tổ chức định giá chuyên nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau trong tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động định giá được chính xác.
Thứ nhất, tổ chức nhân lực định giá
- Các công ty làm dịch vụđịnh giá cần tuyển dụng nhân lực kiến thức, kinh nghiệm vềđịnh giá, tuyển dụng thêm các chuyên viên phân tích tài chính, sau đó đào tạo họ thêm về nghiệp vụ định giá, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho họ học tập và nghiên cứu như hỗ trợ chi phí, song phải có những điều kiện cam kết làm việc lâu dài cho cơng ty sau khi hồn thành việc đào tạo.
- Công ty nên tận dụng nguồn lực trong xã hội như thuê chuyên gia, tuyển cộng tác viên.
- Giới thiệu và khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tài chính doanh nghiệp. Điều này vừa tốt cho công ty, vừa tốt cho cá nhân những người tham gia.
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới như Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, Hiệp hội các tổ chức thẩm định giá quốc tế, Hiệp hội thẩm định giá ASEAN,…
Thứ hai, tổ chức thu thập, lưu trữ nguồn thông tin dữ liệu
- Các công ty định giá chuyên nghiệp cần lưu trữ nguồn dữ liệu từ những hồ sơ đã định giá. Nhân viên công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để đảm bảo tính chính xác nguồn thơng tin, phải tìm hiểu, thu thập thông tin về các loại tài sản của doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về các loại hình doanh nghiệp nhằm hỗ trợ công tác định giá thuận lợi hơn.
- Xây dựng và lưu trữ thông tin bằng các phân mềm tin học như Evernote, Knowledgeworkshop và một số phần mềm khác để dễ dàng tìm kiếm mỗi khi cần.
- Trao đổi thông tin về lĩnh vực định giá với các công ty định giá khác, nhằm làm giàu nguồn thông tin.
122
Tuy vậy, để xây dựng được một nguồn thông tin cũng cần có nhiều thời gian thu thập và cả tiền bạc cho việc thực hiện. Việc trao đổi thông tin với các công ty định giá khác khơng phải dễ dàng vì tính cạnh tranh trên thịtrường.
Thứ ba, về phương pháp định giá doanh nghiệp.
Khi tiến hành định giá cần phân tích điều kiện sử dụng phương pháp định giá để lựa chọn phương pháp thích hợp. Khuyến khích sử dụng hỗn hợp các phương pháp, phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp so sánh để so sánh kết quả của từng phương pháp và đưa ra giá trị cuối cùng.
Mặc dù định giá doanh nghiệp có nhiều phương pháp để định giá, song ngành định giá ở Việt Nam cịn non trẻ, chất lượng nguồn thơng tin phục vụ cho công tác định giá chưa cao và cịn thiếu. Ngồi ra, khung pháp lý ở Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế (xem phụ lục 2) dẫn đến việc áp dụng nhiều phương pháp định giá trị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu cơng ty thực hiện được những giải pháp này thì đồng nghĩa với cơng ty là có thể đi đầu trong lĩnh vực định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG
Câu hỏi lý thuyết
1. Nêu nội dung các bước trong quy trình định giá doanh nghiệp. Trong các bước này, bước nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2. Nêu nội dung báo cáo định giá doanh nghiệp. Khi lập báo cáo định giá doanh nghiệp, người định giá cần chú ý điều gì?
3. Nêu nội dung chứng thư định giá doanh nghiệp. Phân biệt báo cáo và chứng thư định giá doanh nghiệp.
4. Tại sao cần đưa ra nội dung quy trình, báo cáo, chứng thư định giá doanh nghiệp một cách thống nhất? Giải thích và cho ví dụ minh họa.
5. Trình bày những điểm cần lưu ý trong công tác tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp tại các tổ chức định giá chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG
Bộ Tài chính, Thơng tư số 158/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 Ban hành Tiêu chuẩn thẩm
định giá Việt Nam số 01, 02, 03, 04.
Bộ Tài chính, Thơng tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/03/2014 Ban hành Tiêu chuẩn thẩm
định giá Việt Nam số 05, 06, 07.
Bộ Tài chính, Thẩm định giá doanh nghiệp, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá.
Nguyễn Minh Hoàng, Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2008.
123