1.2.1.1. Chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt 2000
Có thể hình dung nội dung học tập làm văn viết ở lớp 2 chương trình Tiểu học năm 2000 thông qua bảng hệ thống sau:
Bảng 1.2. Bảng thống kê các bài tập dạy viết trong SGK Tiếng Việt 2 (Theo CT Tiếng Việt 2000)
Tuần Nội dung bài tập dạy viết trong SGK Tiếng Việt 2
2 Viết bảng tự thuật theo mẫu.
3 Lập danh sách một nhóm trong tổ học tập. 4 Viết theo nội dung tranh
5 Viết tên các bài tập đọc trong tuần 6.
6 Đọc và ghi mục lục của một tập truyện thiếu nhi 7 Viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp
8 Viết một đoạn khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. 9 Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về em và trường em. 10 Viết một đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân của em. 11 Viết thư thăm hỏi ông bà.
12 Viết một đoạn 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại
13 Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu ) về gia đình em. 14 Viết tin nhắn cho bố mẹ
15 Viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. 16 Lập thời gian biểu buổi tối của em.
18 - Viết bưu thiếp chúc mừng cô (hoặc thầy) nhân ngày NGVN 20-11. - Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
- Viết từ 1 - 3 câu trên bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn.
19 Viết lời đáp lại vào chỗ trống trong đoạn đối thoại. 20 Viết một đoạn văn ngắn nói về mùa hè.
21 Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.
22 Sắp xếp lại các câu đã cho để tạo thành một đoạn văn tả con chim gáy. 23 Viết lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em.
26 Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh biển.
27 Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4, 5 câu nói về một con vật mà em thích. 28 Viết các câu trả lời của bài tập 2.
30 Viết câu trả lời cho câu hỏi.
31 Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ.
33 Viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em. 34 Viết đoạn văn kể về một người thân của em.
35 Viết từ 3 đến 5 câu nói về em bé của em (hoặc em bé của nhà hàng xóm). Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) nói về một loài cây mà em thích.
1.2.1.2. Chương trình Tổng thể môn Ngữ văn và SGK Tiếng Việt sau 2018
Chương trình GDPT 2018, nội dung dạy Luyện viết đoạn trong SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 2 như sau:
Bảng 1.3. Bảng thống kê các bài tập dạy viết trong SGK Tiếng Việt 2
( Bộ Kết nối tri thức – Theo CT Giáo dục phổ thông 2018)
Tuần Nội dung bài tập dạy viết trong SGK Tiếng Việt 2
1 Viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân.
2 Viết 2-3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.
3 Viết 3-4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học.
tham gia ở trường.
5 Viết thời gian biểu của em từ 5 giờ chiều (17:00) đến lúc đi ngủ. 6 Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia các câu lạc bộ của trường như
CLB cờ vua, võ thuật, bơi lội.
7 Viết 3-4 câu giới thiệu về một đồ vật được dùng để vẽ. 8 Viết 3-4 câu tả một đồ dùng học tập của em.
9 Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình. 10 Viết 3-4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng các bạn. 11 Viết 3-4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
12 Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi mà em yêu thích. 13 Viết 3-4 câu tả một đồ chơi của em.
14 Viết 3-4 câu kể về một việc người thân đã làm cho em. 15 Viết 3-4 câu thể hiện tình cảm của em với người thân.
16 Viết 3-4 câu kể về một công việc em đã làm cùng người thân. 17 Viết tin nhắn cho người thân.
18 Viết 3-4 câu kể về việc làm tốt của em ở nhà hoặc ở trường.
19 Viết 3-5 câu tả một đồ vật em cần dùng để tránh nắng hoặc tránh mưa. 20 Viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho người bạn hoặc người thân ở xa. 21 Viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây.
22 Viết 3-5 câu kể một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống. 23 Viết 3-5 câu giới thiệu tranh (ảnh) về một con vật em yêu thích. 24 Viết 3-5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được. 25 Viết lời xin lỗi.
26 Viết 4-5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. 27 Viết 4-5 câu kể về một công việc em yêu thích.
28 Viết 4-5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập của em. 29 Viết 4-5 câu tả một đồ dùng trong gia đình em.
bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
31 Viết 4-5 câu kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn”
32 Viết 4-5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ.
33 Viết 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè). 34 Viết 4-5 câu kể về công việc của một người thân.
35 Viết 4-5 câu kể lại một hoạt động ở trường hoặc lớp em.
* Nhận xét chung
Về nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt 2000 và chương trình Tổng thể môn Ngữ văn và SGK Tiếng Việt sau 2018 đều hình thành kiến thức và kĩ năng tập làm văn cho HS thông qua các hoạt động học tập cụ thể. Ở mảng luyện viết, viết thành đoạn bài chiếm dung lượng khá lớn, bao gồm viết văn bản nhật dụng và viết văn bản nghệ thuật. Các văn bản nhật dụng bao gồm: tự thuật, danh sách HS, mục lục sách, tin nhắn… Các văn bản nghệ thuật được dạy viết ở chương trình Tập làm văn lớp 2 bao gồm kể chuyện, miêu tả.
Về phương pháp dạy học, ở cả hai chương trình, GV đều cần linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu bài học đề ra. Với nội dung chương trình GDPT 2018, GV linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập để tạo cho HS nhiều cơ hội thực hành, luyện tập hơn. Phương pháp thực hành luyện tập theo nhóm và cá nhân, phối hợp các hoạt động trải nghiệm được chú ý nhiều hơn.
Cả hai chương trình đều giúp hình thành cho HS năng lực quan sát ở mức độ đơn giản, tập dượt cách quan sát có thứ tự đi đôi với việc rèn luyện cho HS kĩ năng viết - phát triển tư duy để có những câu miêu tả gãy gọn, sinh động... Một điều quan trọng đòi hỏi các em là bài làm không phải là sự lặp lại của người khác mà đòi hỏi sự sáng tạo của chính các em qua những kiểu bài tập cụ thể. Qua đó, HS được hình thành từng bước kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, có kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày.
Chương trình Tổng thể môn Ngữ văn và SGK Tiếng Việt sau 2018 vừa kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình SGK Tiếng Việt 2000. SGK mới có nội dung, hình thức rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS phong phú hơn. Sách có nhiều kênh hình đẹp, sơ đồ gợi ý cách triển khai các ý cho từng đề bài. Hoạt động luyện viết đoạn văn, văn bản ở chương trình mới cũng có những tình huống rất cụ thể, thiết thực để HS rèn kĩ năng viết các văn bản thông thường một cách tự nhiên, chân thực, tạo được hứng thú học tập của các em.
Những điểm đổi mới trong nội dung dạy học Luyện viết đoạn trên đây là sự thể hiện quan điểm dạy học TV thông qua giao tiếp theo hướng tích hợp cả về nội dung và kĩ năng. Với yêu cầu tích cực hóa hoạt động HS, chương trình GDPT mới đã tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo chủ động của người học, đồng thời cũng vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cả đổi mới phương pháp dạy học viết đoạn văn, văn bản nói riêng và bộ môn TV nói chung.
1.2.1.3. Các kiểu bài luyện viết đoạn trong chương trình GDPT 2018
Trong chương trình Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018, phần luyện viết đoạn văn gồm các kiểu bài tập sau:
a) Bài tập luyện viết văn bản nhật dụng:
* Giới thiệu bản thân
Đây là yêu cầu luyện viết của tuần đầu năm học. Tuần 1 gồm 2 bài học, bài 1 chưa có yêu cầu luyện viết đoạn mà các tác giả khéo léo đưa yêu cầu nhỏ vào phần vận dụng: Viết 2-3 câu về những ngày hè của em. Yêu cầu này là gợi ý để các em có định hướng viết về một chủ đề nhất quán, có đầu, có cuối, các câu văn có sự liên kết liên mạch tạo thành một đoạn văn. Đến bài 2, Tuần 1 đã có yêu cầu luyện viết đoạn ngắn. Giới thiệu bản thân là một yêu cầu rất thông thường, đơn giản, các em cũng đã được luyện nói về chủ đề này. Lên lớp 2, yêu cầu đặt ra là các em viết 2-3 câu tự giới thiệu về bản thân. Các gợi ý bài tập đưa ra hết sức đơn giản, tường minh giúp cho các em có thể dựa vào đó giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn, rõ ràng. Khi chia sẻ đoạn
văn này trước lớp, nếu GV khéo léo hướng dẫn các em cách trình bày với giọng nói rõ ràng và cử chỉ tự tin để có được bài giới thiệu ấn tượng nhất.
* Viết tin nhắn
Ví dụ: Viết tin nhắn cho người thân:
Ông qua nhà đưa em đi mua sách. Lúc đó, bố mẹ đi vắng. Em hãy viết tin nhắn cho bố mẹ yên tâm. (TV 2, tập 1, tr. 136)
Bài tập yêu cầu HS viết một đoạn tin nhắn. Trước đó, qua bài tập 1:
Quan sát tranh, đọc tin nhắn của sóc con và trả lời câu hỏi, HS sơ bộ hiểu được vì sao cần nhắn tin, nhắn tin bằng cách nào, nội dung tin nhắn cần ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ các thông tin cần thiết ra sao?... Bài tập nêu một tình huống cụ thể để HS xác định nội dung tin nhắn: Ông qua nhà đưa em đi mua sách và em cần nhắn tin lại để bố mẹ biết. GV có thể đặt thêm một số câu hỏi cho HS dễ làm bài:
Em cần nhắn tin cho ai?
Ông qua nhà làm gì? Em đi đâu với ông? Khi nào em về?
Lúc em viết tin nhắn là mấy giờ?
…
* Viết thiệp chúc Tết
Ví dụ: Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc
người thân ở xa. (TV 2, tập 2, tr. 22)
Bài tập yêu cầu HS viết một tấm thiệp chúc Tết. Trước đó, qua bài tập 1: Đọc các tấm thiệp dưới đây và trả lời câu hỏi, HS sơ bộ hiểu được khi nào cần viết thiệp, nội dung thiệp chúc thế nào?... Bài tập nêu một tình huống cụ thể để HS xác định nội dung viết: Em hãy viết một tấm thiệp chúc Tết gửi cho một người bạn hoặc người thân ở xa. GV có thể đặt thêm một số câu hỏi cho HS dễ làm bài:
Em viết thiệp chúc gửi đến ai, nhân dịp gì? Em muốn chúc điều gì?
Thiệp chúc Tết giúp mọi người gửi lời chúc năm mới đến những người thân yêu. Đây là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt khi dịp Tết đến xuân về. Lời chúc giúp tình cảm gia đình, tình bạn thêm gắn kết, bền chặt hơn.
Để viết được một tấm thiệp hay, HS cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm đối với người nhận. Lời lẽ trong bưu thiếp phải phù hợp với “vai” của người viết.
* Viết lời xin lỗi, cảm ơn
Cảm ơn, xin lỗi là những tình huống giao tiếp thường gặp trong cuộc sống. Lời cảm ơn hay xin lỗi phải thể hiện tình cảm, thái độ chân thành, lịch sự, lễ phép. Nội dung của lời cảm ơn hay xin lỗi đều có 3 phần: Thứ nhất là các từ ngữ biểu hiện như cảm ơn, chân thành cảm ơn, xin lỗi … Thứ hai là ta cảm ơn hay xin lỗi ai? Thứ ba là cảm ơn hay xin lỗi về điều gì? Cách diễn đạt lời cảm ơn hay xin lỗi cũng rất phong phú, đa dạng.
Ví dụ: Viết lời xin lỗi trong tình huống sau: Em làm việc riêng trong giờ học, bị cô giáo nhắc nhở. ( TV 2, tập 2, tr. 60)
Làm việc riêng trong giờ học là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ vì nó ảnh hưởng không tốt đến quá trình giảng bài của cô giáo và việc tiếp thu bài của các bạn, tiết học bị gián đoạn, hiệu quả giờ học không cao... Trong trường hợp này, lời xin lỗi chân thành được viết gửi tới cô giáo thể hiện ý thức nhận lỗi và muốn sửa lỗi của bản thân. Đây là hành vi đúng đắn thể hiện cách cư xử văn minh, lịch sự của người HS.
Ví dụ: Viết 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm
vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. (TV 2, tập 2, tr.99)
Qua đề bài này giúp các em học sinh biết cách viết lời hay ý đẹp thể hiện tình cảm chân thành tới các chú bộ đội để bày tỏ lòng biết ơn, yêu quý những người có công gìn giữ hòa bình. Những lời cảm ơn, động viên, nhắn nhủ bằng cả sự ngây thơ, ngưỡng mộ và trong sáng của tuổi học trò đến với những chiến sĩ giữa muôn trùng sóng biển là món quà tinh thần vô cùng ý nghĩa của các em học sinh gửi tới hải đảo. Những lời cảm ơn của các em góp phần thể hiện tinh thần và trách nhiệm chia sẻ khó khăn, vất vả với những
chiến sĩ đang ngày đêm ở đầu sóng ngọn gió, bảo vệ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Gợi ý cho đề bài: Mở đầu, em gửi lời chào đến các chú hải quân. Tiếp theo, em giới thiệu ngắn gọn về mình. Em viết lời cảm ơn và nêu rõ lí do khiến em biết ơn các chú hải quân. Cuối cùng, em gửi lời chúc, lời chào đến các chú hải quân.
b) Bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật
Có những kiểu bài tập sau:
* Giới thiệu đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý
Mục đích của bài tập này nhằm giúp học sinh biết được cơ bản cấu tạo, công dụng, cách bảo quản các đồ vật, từ đó biết trân trọng những đồ vật xung quanh, biết quý trọng công sức lao động. Dạng đề này cũng giúp phát triển kĩ năng quan sát cho học sinh.
Ví dụ: Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình. (
TV 2, tập 1, tr.76)
Đây là một đề bài khá gần gũi với HS. Đối tượng để các em lựa chọn giới thiệu đối với đề bài này rất phong phú. Điều quan trọng là các em cần quan sát và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu nhất nhằm làm nổi bật đối tượng mà các em đề cập tới. Làm thế nào để từ một đoạn văn ngắn, HS có thể làm nổi bật được sự khác biệt của đồ dùng hoặc đồ chơi mà các em đang giới thiệu với những đồ dùng, đồ chơi khác? Để thực hiện được yêu cầu này, HS có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:
Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?Đồ vật đó từ đâu mà có?
Đồ vật đó có những đặc điểm nổi bật gì về hình dáng, màu sắc mà em ấn tượng?
Em có suy nghĩ gì về lợi ích của đồ vật đó?
* Giới thiệu tranh ảnh về một con vật dựa vào gợi ý
Dạng bài này rèn kĩ năng quan sát cho HS, phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu con vật, giúp các em biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình với
con vật yêu thích.