Thực trạng dạy viết đoạn văn ngắ nở một số trường Tiểu học thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 (Trang 42 - 53)

phố Hải Phòng theo hướng phát triển năng lực giao tiếp

1.2.2.1. Khảo sát thực trạng a) Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng dạy viết đoạn văn ngắn ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển NLGT hiện nay. Cụ thể là:

- Nhận thức của GV về dạy viết đoạn văn, sự cần thiết của việc phát triển NLGT cho HS.

- Thực trạng phương pháp, cách thức dạy học, rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS của GV ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển NLGT.

b) Đối tượng, địa bàn khảo sát

Đối tượng khảo sát là GV và HS đang trực tiếp giảng dạy và học tập tại một số trường tiểu học của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Tổng số 20 GV các trường được khảo sát, bao gồm: 7 GV trường Tiểu học Thủy Đường; 5 GV trường Tiểu học Núi Đèo; 8 GV trường Tiểu học An Lư) cùng toàn bộ 721 HS lớp 2 các trường được khảo sát.

c) Nội dung, cách thức tiến hành

Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra giáo dục (trò chuyện, phỏng vấn, xin ý kiến GV về các vấn đề liên quan đến dạy viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển NLGT cho HS; sử dụng phiếu hỏi GV và HS thuộc các trường tiểu học được khảo sát; dự giờ một số tiết Luyện viết đoạn ở một số lớp 2 ở các trường khảo sát). Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến thực trạng dạy viết đoạn văn ngắn ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển NLGT. Cụ thể:

Chúng tôi đã tham gia dự giờ các tiết Tập làm văn (chương trình SGK Tiếng Việt 2000): Kể ngắn theo câu hỏi (tuần 8), Kể về người thân (Tuần 10),

(Tuần 31) của chương trình lớp 2 ở Trường Tiểu học Thủy Đường trong năm học 2019 - 2020. Những vấn đề mà chúng tôi tập trung theo dõi trong các tiết dự giờ là: quy trình dạy học tập làm văn, kĩ năng viết của HS lớp 2, kĩ năng trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV, kĩ năng nhận xét bạn trong giao tiếp của HS lớp 2 trường Tiểu học Thủy Đường.

Khi áp dụng chương trình GDPT 2018, chúng tôi dự giờ các tiết Luyện viết đoạn: Kể một việc làm ở nhà (Tuần 2), Kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường (Tuần 4), Tả một đồ dùng học tập

(Tuần 8), Tả một đồ chơi của em (Tuần 13).

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 721 HS và 20 cô giáo khối 2 ở các trường Tiểu học: Tiểu học Thủy Đường, Tiểu học Núi Đèo, Tiểu học An Lư trong năm học 2020 - 2021 theo phiếu hỏi. Nội dung phiếu hỏi gồm 5 câu hỏi dành cho GV, 6 câu hỏi dành cho HS tập trung khảo sát thực trạng của việc dạy viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển NLGT xem có những hoạt động dạy học nào diễn ra, HS chú ý vào vấn đề nào khi học các bài rèn kĩ năng viết đoạn văn, và đặc biệt khảo sát về thái độ tích cực, hứng thú của các em trong tiết Luyện viết đoạn.

Nhìn chung, cách thức dạy học đã có sự chuyển theo hướng tăng cường hoạt động của HS, vận dụng linh hoạt những thành tố tích cực theo phương pháp mô hình dạy học mới.

Luyện viết đoạn văn cho HS rất quan trọng thế nhưng việc rèn viết đoạn cho HS nhằm phát triển NLGT vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Các dạng bài tập đều được thực hiện quy trình: HS nêu yêu cầu bài tập, HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp, thực hiện viết vở. Nhiều em không biết cách viết câu, ngồi ì trong lớp đợi cô trợ giúp. Vấn đề dạy luyện viết đoạn được tiến hành theo các bài học đã được phân bố trong SGK. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, nhiều GV vẫn chưa chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng nói trước khi thực hành viết đoạn.

Sau mỗi bài tập rèn viết đoạn văn, HS chỉ mới được nhận xét, uốn nắn về kĩ năng viết đúng nội dung và kĩ năng viết câu (câu văn đủ ý không, viết đúng chính tả không). Nếu qua mỗi bài tập, GV chú trọng hình thành cho HS cách quan sát, ghi chép, hướng dẫn HS thu thập thông tin có liên quan đến chủ đề đoạn viết thì HS sẽ có kĩ năng tạo lập văn bản. Không những thế, kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện của các em được phát triển. Nhiều GV chỉ dừng lại ở chỗ giúp HS hoàn thành nội dung bài tập, chưa gắn việc rèn viết đoạn trong chương trình với thực tế cuộc sống để phát huy NLGT của các em. GV thường dạy theo mẫu sẵn có sẽ hạn chế tiềm năng ngôn ngữ, khả năng biểu cảm của HS. Một thực trạng mà chúng tôi cho rằng khá phổ biến hiện nay nữa đó là GV thường gợi ý trước và HS có thời gian chuẩn bị khá dài ở nhà cho một tiết Luyện viết đoạn. Các em nhờ tới sự trợ giúp của người thân hay những quyển sách tham khảo. Điều đó làm việc học viết đoạn văn trở nên máy móc và thiếu sáng tạo.

1.2.2.2. Kết quả khảo sát

Qua các câu trả lời của HS đã cho thấy các em có rất ít hiểu biết về hoạt động học tập trong giờ Luyện viết đoạn và cho thấy HS vẫn còn thụ động chưa có nhu cầu giao tiếp và không muốn giao tiếp trong khi học Luyện viết đoạn.

* Kết quả khảo sát học sinh

Qua phiếu hỏi đối với 721 HS đã đưa đến những kết quả khảo sát ban đầu như sau:

Câu hỏi 1: Em có thích tiết Tập làm văn dạy viết đoạn văn không?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Rất thích 51 7,1

Thích 124 17,2

Bình thường 320 44,3

Câu hỏi 2: Em có cảm thấy hứng thú với các câu hỏi của cô giáo trong giờ viết đoạn văn không?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Rất hứng thú 68 9,4

Hứng thú 207 28,7

Bình thường 399 55,3

Không hứng thú 47 6,6

Câu hỏi 3: Trong quá trình học viết đoạn văn, em thích nhất hoạt động nào?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Nghe cô giáo giảng 268 37,2 Thực hành viết đoạn 127 17,6 Nhận xét các bạn 121 16,7 Chia sẻ đoạn văn của mình trước lớp 205 28,5

Câu hỏi 4: Em thường gặp khó khăn gì khi diễn đạt các câu văn trong đoạn?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Vốn từ hạn chế khiến câu văn chưa hay 304 42,2 Chưa biết cách sử dụng dấu câu hợp lí 159 22,1 Viết câu chưa rõ ý 152 21,1 Chưa biết sắp xếp ý cho phù hợp dẫn đến câu

văn diễn đạt lủng củng

106 14,6

Câu hỏi 5: Khi gặp khó khăn trong lúc viết đoạn văn trên lớp, em thường làm gì?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Tìm kiếm sự trợ giúp từ một bài văn mẫu 263 36,5 Trao đổi với bạn 197 27,3 Nhờ sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo 148 20,5 Không làm nữa và đợi cô giáo chữa 113 15,7

Câu hỏi 6: Em thấy mình có vận dụng được những từ ngữ mà mình thường dùng trong quá trình giao tiếp hằng ngày vào viết đoạn văn không?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Sử dụng nhiều 234 32,4

Sử dụng bình thường 258 35,8

Sử dụng ít 125 17,3

Không bao giờ sử dụng 104 14,5

* Kết quả khảo sát giáo viên

Đối với người dạy, chúng tôi khảo sát mối quan tâm của họ đối với hiệu quả của việc rèn kĩ năng viết theo định hướng phát triển NLGT cũng như hiểu biết của họ về phát triển NLGT của HS, và khảo sát xem họ thường gặp khó khăn gì cũng như họ có những mong muốn nào khi rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo định hướng phát triển NLGT cho HS lớp 2. Qua các câu trả lời từ GV cho thấy ngay cả người dạy cũng không chú ý lắm đến việc dạy cho HS viết đoạn sao cho hay, cho sáng tạo mà chỉ quan tâm xem HS của mình đã biết cách trả lời theo những gợi ý và sắp xếp thành một đoạn văn hay chưa.

Qua phiếu hỏi với 20 cô giáo đã đưa ra kết quả khảo sát ban đầu như sau:

Câu 1: Theo thầy (cô) đánh giá, khả năng viết đoạn văn của đa số học sinh hiện nay đang ở mức nào?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Rất tốt 0 0

Tốt 1 5

Bình thường 7 35

Câu 2: Thầy (cô) nhận thấy học sinh thường gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hành viết đoạn văn?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Vốn từ hạn chế 18 90

Sắp xếp thứ tự các câu văn chưa hợp lí, chưa có sự liên kết

8 40

Diễn đạt chưa rõ ý, câu văn còn lủng củng 16 80 Chưa biết cách sử dụng dấu câu 15 75

Đáp án khác: 0 0

Câu 3: Thầy (cô) có suy nghĩ như thế nào về việc rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Rất cần thiết 20 100

Cần thiết 0 0

Bình thường 0 0

Không cần thiết 0 0

Câu 4: Trong quá trình dạy viết đoạn văn cho học sinh, thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh không?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Thường xuyên 4 20

Thỉnh thoảng 14 70

Rất ít khi 2 10

Câu 5: Những hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp mà thầy (cô) tổ chức đem lại hiệu quả gì trong quá trình viết văn cho học sinh?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ %

Học sinh được định hướng một cách cụ thể cho nội dung bài viết

10 50

Học sinh được cung cấp vốn từ và biết cách sử dụng đúng văn cảnh

8 40

Khơi gợi hứng thú, cảm xúc chân thật cho học sinh 9 45 Học sinh thêm yêu thích môn học 9 45

1.2.2.3. Nhận xét, phân tích thực trạng

Trong chương trình Tổng thể môn Ngữ văn và SGK Tiếng Việt sau 2018, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình giảng dạy, GV nhận thấy nhiều HS còn rất lúng túng trong thực hành viết đoạn văn. Bài làm của các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, lặp từ; cách sử dụng dấu câu còn hạn chế; có em lại viết không đúng yêu cầu của đề bài. Nhiều em viết quá ngắn không đủ số câu yêu cầu hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý, không đúng ý. Từ những thực trạng trên, tôi nhận thấy bởi các nguyên nhân sau:

Về phía giáo viên:

Qua quá trình dự giờ, điều tra, quan sát và khảo sát thực tế các giờ dạy, chúng tôi thấy các giờ dạy vận dụng theo phương pháp dạy học mới cũng đã chú trọng vào hoạt động của HS, lấy HS làm trung tâm. Hầu hết các GV đều thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 2 theo định hướng phát triển NLGT. Tuy nhiên, giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình lồng ghép các hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLGT vào các tiết dạy cụ thể. Vì vậy, khi được hỏi thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NLGT cho học sinh trong quá trình dạy

viết đoạn văn không thì 20 % GV trả lời thường xuyên, 70 % GV trả lời thỉnh thoảng, 10 % GV trả lời rất ít khi tổ chức. Thực tế cho thấy, người dạy còn gặp khó khăn trong việc xây dựng các hoạt động dạy học nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho HS khi vận dụng các phương pháp dạy Luyện viết đoạn. Một số GV quá chú trọng vào khâu truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện kĩ năng nói - viết cho HS theo các đối tượng khác nhau, chưa thực sự tạo được nhu cầu giao tiếp, điều kiện giao tiếp cần thiết cho HS. Việc hướng dẫn các em theo các gợi ý vô hình chung như một dàn bài dập khuôn dẫn đến bài làm của HS khá giống nhau về ý tưởng, nội dung. Nhiều khi GV chỉ xuất hiện với tư cách là người hỏi còn HS đóng vai trò là người trả lời mà không quan tâm đến sự chú ý, hứng thú của HS, chỉ những em khá giỏi mới có thể tham gia trả lời còn những HS kém hơn thì thờ ơ hoặc cảm thấy lo sợ nếu bị gọi đến tên. Điều đó dẫn tới hiệu quả của những hoạt động nhằm phát triển NLGT cho HS chưa cao, cụ thể: chỉ 50 % GV cho rằng sau tiết học, HS định hướng được một cách cụ thể cho nội dung bài viết; 40 % GV cho rằng HS được cung cấp vốn từ và biết cách sử dụng đúng văn cảnh; 45 % GV cho rằng HS được khơi gợi hứng thú, cảm xúc chân thật, các em thêm yêu thích môn học.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do một số tiết dạy của GV chưa đem lại hiệu quả như mong muốn dẫn đến việc HS không biết cách triển khai ý, không viết thành câu theo chủ đề đoạn văn đã cho. Trong quá trình dạy học, nhiều khi GV chưa quan tâm đến sự sáng tạo trong các câu trả lời của các em. HS thường trả lời một cách máy móc các câu hỏi gợi ý. Điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng vốn từ và câu của HS. Các em cũng dập khuôn máy móc viết dựa theo câu hỏi gợi ý và phần hướng dẫn của cô. Dạy như vậy sẽ không đi đúng với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp.

Người dạy coi việc rèn kĩ năng viết đoạn văn là việc làm bài tập. GV chỉ việc giao cho HS nhiệm vụ viết đoạn văn vào vở mà quên không cho các em hoạt động bằng lời nói các đoạn văn mà các em đã làm được để bồi dưỡng

kĩ năng diễn đạt cho các em. Vấn đề kiểm tra điều chỉnh cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. GV cần rèn cho HS thói quen đọc lại đoạn văn đã viết, tự kiểm tra để sửa chữa bài viết của mình cả về nội dung và hình thức diễn đạt. Như vậy, các em mới dần có kĩ năng tạo lập một đoạn văn, văn bản.

Về phía học sinh:

Qua thực tế giảng dạy và quá trình khảo sát 721 HS của 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, chúng tôi thấy rằng, kĩ năng viết đoạn của HS lớp 2 vẫn đang còn sơ sài và thiếu sáng tạo. Các em chưa biết cách viết một đoạn văn đúng nội dung, sử dụng từ ngữ có giá trị gợi tả, gợi cảm. Câu văn mà các em viết nhiều khi chưa trọn ý, diễn đạt lủng củng, chưa biết sử dụng dấu câu dẫn tới đoạn văn mà các em viết chưa hay, chưa có cảm xúc. Qua khảo sát thực trạng cho thấy, 42,2 % HS cho rằng, lí do dẫn tới thực trạng trên là do vốn từ của các em còn hạn chế; 22,1 % HS cho rằng mình chưa biết cách sử dụng dấu câu hợp lí; 21,1 % HS cho rằng mình viết câu chưa rõ ý; 14,6 % cho rằng các em gặp khó khăn khi sắp xếp ý dẫn đến câu văn diễn đạt lủng củng.

Nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong quá trình viết đoạn văn của HS là do các em thường ít đọc sách báo, ít tìm tòi những tài liệu phục vụ cho kiến thức có liên quan đến môn học. Sự hạn chế về mặt vốn từ làm các em khó có thể viết được một đoạn văn hay.

Đa phần phụ huynh HS làm trong các khu công nghiệp, tuy quan tâm tới việc học của con nhưng vì điều kiện đi làm ca nên nhiều khi chưa quan tâm đến việc học của các em. Do không được cha mẹ, thầy cô khơi gợi thói quen quan sát mọi lúc mọi nơi nên ngay cả những điều gần gũi, bình thường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)