Nhận xét kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 (Trang 99 - 126)

3.5.2.1. Đánh giá định tính

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy phần đông HS hiện nay đã có biểu hiện thích học các giờ Luyện viết đoạn theo định hướng phát triển NLGT. Phần lớn HS hứng thú với tiết học, tham gia nhiệt tình, sôi nổi vào các hoạt động của tiết học. Đặc biệt, nhiều em đã tỏ ra tự giác khi thảo luận rèn luyện nói theo chủ đề, tập trung nghe giảng để nắm được định hướng viết đoạn văn. HS thấy yêu hơn những giờ Luyện viết đoạn và thích cách học trao đổi, thảo luận với cô giáo về nội dung bài học. Điều này chứng tỏ HS đã bước đầu có kĩ năng khai thác đề bài và viết các đoạn văn theo yêu cầu.

3.5.2.2. Đánh giá định lượng

Căn cứ vào số liệu biểu đồ 3.1, chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, trình độ HS của cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở cả hai trường thực nghiệm tương đối đồng đều. Tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi ở các lớp thực nghiệm là 61,4 %, còn ở các lớp đối chứng là 64,3 %. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và chưa đạt yêu cầu ở lớp thực nghiệm là 38, 6 %, ở lớp đối chứng là 35,7 % . Số lượng điểm khá và giỏi chiếm tỉ lệ cao cũng phần nào cho thấy khả năng nhận

thức của HS, phương pháp dạy học của GV cũng như môi trường học tập của các em nhìn chung là tốt . Trình độ HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khá đồng đều giúp đảm bảo tính khách quan và hiệu quả trong quá trình tiến hành tthực nghiệm. Đây là một yếu tố quan trọng để tiến hành phát triển một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS theo hướng phát triển NLGT.

Qua biểu đồ 3.2, ta nhận thấy tỉ lệ HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu ở các lớp thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch khá rõ nét. Tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi ở các lớp thực nghiệm tăng lên đáng kể, tỉ lệ HS làm bài đạt điểm giỏi và khá đạt 88,6%, HS đạt điểm trung bình chỉ còn 10 %, điểm yếu là 1,4 %. Tỉ lệ các đối tượng HS ở các lớp đối chứng cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Như vậy bước đầu có thể khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo hướng phát triển NL trong khuôn khổ Luận án.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện với mục đích đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển NLGT. Việc thực nghiệm được tiến hành ở hai lớp thuộc hai trường, ở mỗi trường bao gồm 01 lớp thực nghiệm và 01 lớp đối chứng.

Trên cơ sở phân tích các kết quả đã thu được qua đợt thực nghiệm, có thể khẳng định rằng: khi áp dụng biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển NLGT, HS các lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn, kĩ năng viết đoạn văn của các em ngày một tiến bộ. Việc sử dụng từ, viết câu trở nên dễ dàng hơn, sáng tạo hơn. Việc có càng nhiều những đoạn viết hay, những câu văn có hình ảnh, bộc lộ xúc cảm của HS một cách chân thực càng chứng minh rằng những biện pháp đề xuất đã thể hiện tác dụng rõ nét. Các biện pháp, ngoài hình thành được kĩ năng viết đoạn văn cho HS, còn kích thích được hứng thú, say mê của HS trong giờ học tạo cho không khí học tập thật sôi nổi, nhẹ nhàng, tự tin chia sẻ bài làm của mình với bạn. Điều này cho thấy, việc sử dụng các biện pháp đề xuất trong đề tài đã đạt được hiệu quả nhất định, đáp ứng được mục đích mà khóa luận đặt ra.

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả bước đầu như sau:

1. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về NL, dạy học phát triển NL. Vấn đề dạy học phát triển NL trong trường tiểu học, một số vấn đề về giao tiếp và NLGT, một số lí thuyết liên quan đến việc dạy viết đoạn văn theo hướng phát triển NLGT, những hiểu biết chung về đoạn văn cũng được chúng tôi đề cập đến. Đó chính là cơ sở lí luận cho đề tài.

2. Để làm rõ cơ sở thực tiễn cho luận văn, chúng tôi tiến hành so sánh nội dung dạy học viết đoạn văn trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 năm 2000 và chương trình GDPT 2018 để đưa ra nhận xét về điểm giống và khác nhau của hai chương trình. Người viết cũng đi sâu vào tìm hiểu các kiểu bài viết đoạn văn theo chương trình mới. Qua quan sát thực tế, phỏng vấn và khảo sát qua phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy thực trạng dạy viết đoạn văn ngắn ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng theo hướng phát triển NLGT còn nhiều bất cập. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển NLGT ở chương 2.

3. Việc xây dựng các nội dung và biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển NLGT phải tuân thủ các nguyên tắc xây dựng chương trình và tài liệu dạy học tiếng Việt ở tiểu học. Trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc đã nêu, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo hướng phát triển NLGT, gồm:

Một là, Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tiếng Việt như phương pháp quan sát, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp phân tích ngôn ngữ… Đây là những phương pháp tương đối đặc thù trong dạy học TV chung và trong dạy phân môn Luyện viết đoạn văn nói riêng trong nhà trường Tiểu học. Trong thực tế dạy học, mỗi phương

pháp có những đặc thù và điểm mạnh riêng, người GV cần vận dụng một cách linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả dạy học như mong muốn.

Hai là, Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học viết đoạn văn theo hướng phát triển NLGT như đưa các gợi ý theo sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm, thuyết trình, vận dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy viết đoạn văn ngắn cho HS.

Ba là, Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. Ở phần này, người viết đưa ra nhận xét chung về hệ thống bài tập về dạy viết đoạn văn cho học sinh lớp 2, từ đó đề xuất một số bài tập và hướng dẫn sử dụng các bài tập để rèn viết đoạn theo các kiểu kết cấu đoạn văn, rèn kĩ năng viết từng loại câu trong đoạn văn cho HS. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm xem xét tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã xây dựng và nhận được phản hồi tích cực từ phía GV và HS.

Cần khẳng định rằng rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS lớp 2 theo định hướng phát triển NLGT là vấn đề mang tính cấp thiết và thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh chúng ta chuyển dần từ giáo dục cung cấp nội dung sang nền giáo dục định hướng phát triển NL. Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ các PPDH vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu cao của thực tiễn giáo dục. Vì vậy, nghiên cứu và vận dụng các phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho HS 2 theo định hướng phát triển NLGT trong dạy học tiểu học là một cách tiếp cận khả thi trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Minh, Bùi Minh Toán (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Lê A (chủ biên), Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Giáo trình Tiếng Việt 3, NXB Đại học Sư phạm.

3. Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003-2007) tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.8.

8. Đỗ Hữu Châu (1995), Giáo trình giản yếu về ngữ pháp văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Hồ Ngọc Đại (1993), Tâm lý học Dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Hiên (2015), Một số vấn đề dạy học làm văn theo hướng giao tiếp ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2000), Tâm lí lứa tuổi và tâm lí sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng (2021), Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

13. Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Đặng Thị Hảo Tâm (2021), Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

14. Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2021), Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2021), Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

16. Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Xuân Thị Nguyệt Hà, Đào Tiến Thi, Hoàng Minh Thúy (2021), Tiếng Việt 2 tập 1, 2 (Dành cho buổi học thứ hai), NXB Giáo dục Việt Nam.

17. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Lê Phương Nga (2013), Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức Tiếng Việt ở trường tiểu học, Tạp chí khoa học, số 1/2013.

20. Lê Phương Nga (Chủ biên), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2019), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học I, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Lê Phương Nga (2019), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Đào Ngọc, Nguyễn quang Ninh (1996), Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23. Lê Thị Minh Nguyệt (2014), Dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo quan điểm giao tiếp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

24. Nguyễn Quang Ninh (1998), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

tiểu học, tập 1, 2, NXB Đại học Huế.

26. Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học từ trình độ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Hoàng Phê (Chủ biên), Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 660 - 661.

28. Nguyễn Siêu (2000), Bồi dưỡng văn Tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

29. Đỗ Ngọc Thống (2003), Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi (2007), Làm văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 9.

31. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên), Phan Thị Hồ Điệp, Lê Phương Nga (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

32. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Đỗ Xuân Thảo (chủ biên), Phan Thị Hồ Điệp, Xuân Thị Nguyệt Hà, Trần Hiền Lương (2020), Bài tập phát triển năng lực môn Tiếng Việt lớp 2 tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm, tr. 10.

33. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp (2020), Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

34. Lê Hữu Tỉnh (2016), Rèn kĩ năng tập làm văn qua các bài văn chọn lọc lớp 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

35. Nguyễn Trí (1998), Dạy tập làm văn ở trường tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Minh Thuyết (2003), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

39. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Túy, (2011), Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

40. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy, (2011), Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

41. Viện khoa học giáo dục (2000), Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ XXI (Tài liệu hội thảo khoa học), NXB Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH I. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng của việc dạy viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo hướng phát triển năng lực giao tiếp, xin cô (thầy) vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) cho những câu trả lời mà thầy (cô) cho là phù hợp nhất.

Câu 1: Theo thầy (cô) đánh giá, khả năng viết đoạn văn của đa số học sinh hiện nay đang ở mức nào?

☐Rất tốt ☐Tốt ☐Bình thường ☐Chưa tốt

Câu 2: Thầy (cô) nhận thấy học sinh thường gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hành viết đoạn văn?

☐ Vốn từ hạn chế

☐ Sắp xếp thứ tự các câu văn chưa hợp lí, chưa có sự liên kết

☐ Diễn đạt chưa rõ ý, câu văn còn lủng củng

☐ Chưa biết cách sử dụng dấu câu

Đáp án khác: ………

Câu 3: Thầy (cô) có suy nghĩ như thế nào về việc rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp?

☐ Rất cần thiết ☐ Cần thiết ☐ Bình thường ☐ Không cần thiết

Câu 4: Trong quá trình dạy viết đoạn văn cho học sinh, thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh không?

☐ Thường xuyên ☐ Thỉnh thoảng ☐ Rất ít khi ☐ Không bao giờ

Câu 5: Những hoạt động nhằm phát triển năng lực giao tiếp mà thầy (cô) tổ chức đem lại hiệu quả gì trong quá trình viết văn cho học sinh?

☐ Học sinh được định hướng một cách cụ thể cho nội dung bài viết

☐ Học sinh được cung cấp vốn từ và biết cách sử dụng đúng văn cảnh

☐ Khơi gợi hứng thú, cảm xúc chân thật cho học sinh

II. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng của việc dạy học viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2 theo hướng phát triển năng lực giao tiếp, xin em vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (x) cho những câu trả lời mà em cho là phù hợp nhất.

Câu 1: Em có thích những tiết Tập làm văn dạy viết đoạn văn không?

☐Rất thích ☐Thích ☐Bình thường ☐ Không thích

Câu 2: Em có cảm thấy hứng thú với các câu hỏi của cô giáo trong giờ viết đoạn văn không?

☐Rất hứng thú ☐Hứng thú ☐Bình thường ☐Không hứng thú

Câu 3: Trong quá trình học viết đoạn văn, em thích nhất hoạt động nào?

☐ Thực hành viết đoạn ☐ Nghe cô giáo giảng

☐ Nhận xét các bạn ☐ Chia sẻ đoạn văn của mình trước lớp

Câu 4: Em thường gặp khó khăn gì khi diễn đạt các câu văn trong đoạn?

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 2 (Trang 99 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)