Khái niệm nghĩa tình thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 26 - 37)

Đối với việc xác định khái niệm nghĩa tình thái, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước quan tâm. Ở nước ngoài, có thể kể kể đến quan niệm về nghĩa tình thái của của một số nhà nghiên cứu như Vinogradov, Lyons, Gak, Liapol, Bybee.

Vinogradov xem tình thái như một phạm trù ngữ pháp độc lập, tồn tại song song với phạm trù vị tính, biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo

20

với thực tế. Tác giả cho rằng: “Mỗi câu đều mang một ý nghĩa tình thái như dấu hiệu cấu trúc cơ bản, tức chỉ ra quan hệ với hiện thực” (dẫn theo V.Z.Panfilov 1977). Nội dung thông báo có thể được người nói hiểu như là hiện thực hay phi hiện thực, là đã tồn tại trong quá khứ, trong hiện tại, hay là điều sẽ được thực hiện trong tương lai, là điều mà người nói mong muốn hay đòi hỏi đối với ai đó…

Gak cho rằng tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn đối với thực tế. Tình thái biểu hiện nhân tố chủ quan của phát ngôn; đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận thức của người nói [Gak 1986, 133].

Liapol (1990) quan niệm tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo [Liapol 1990, 303].

Theo Lyons (1977) thì tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả [Lyons 1977, 425]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Lương,... cũng đã đưa ra cách hiểu về nghĩa tình thái trong các bài viết, công trình nghiên cứu của mình.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ biên) nghĩa tình thái được phân biệt rõ hai loại: tình thái khách quan với tình thái chủ quan. Tình thái khách quan “biểu hiện mối quan hệ của điều được thông báo đối với hiện thực khách quan (có thật hay không có thật, có thể hay không có thể, tất yếu hay ngẫu nhiên) bằng các phạm trù thức, phạm trù thời, các loại ngữ điệu khác nhau v.v…” [35, tr. 297]. Tình thái chủ quan “biểu hiện thái độ (quan hệ) của người nói đối với điều được thông báo (tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đánh giá, biểu cảm) bằng trật tự từ, ngữ điệu, phép kí từ, từ tình thái, tiểu từ, từ cảm, từ xen, v.v…” [35, tr.297].

Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng Quyển 1 quan niệm tình thái, là cách thực hiện mối liên hệ ấy (mối liên hệ tiềm năng giữa sở

21

thuyết và các tham tố của nó - theo tác giả luận văn), cho biết mối liên hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay không tất yếu, là có thể có được hay không thể có được [14, tr.101]

Theo Diệp Quang Ban, nghĩa tình thái là bộ phận chỉ ý định (ý chí, ý muốn), thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra, quan hệ của người nói đối với người nghe [2, tr. 181].

Nguyễn Văn Hiệp cho rằng nghĩa tình thái, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ xoay quanh các tham số về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực, trên cơ sở nhận thức hay đạo nghĩa, và tất cả được hiểu theo góc độ khách quan (tình thái trong logic) hay chủ quan (tình thái trong ngôn ngữ) [16, tr. 91]. Còn hiểu theo nghĩa rộng nhất, khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm những kiểu ý nghĩa rất khác nhau, với những kiểu cơ bản nhất là: các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nói đối với nội dung thông báo; các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình; những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung cảnh ngữ nghĩa ngữ pháp của vị từ cũng như mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ; các ý nghĩa phản ánh đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát ngôn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm, đánh giá của người nói; các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói [16, tr. 91-92]

Nguyễn Thị Lương khi bàn về khái niệm nghĩa tình thái đã cho rằng nghĩa tình thái là một phần nghĩa của câu thể hiện thái độ, ý định, mục đích hay quan hệ giữa người nói và người nghe, giữa người nói với hiện thực (sự tình) được phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu với hiện thực ngoài thực tế khách quan. [23, tr.178]

Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: nghĩa tình thái là nghĩa thể hiện sự bắt buộc, sự cho phép, sự cấm đoán, sự cần thiết, tính khả hữu, khả năng [11. Tr.301]

22

Nguyễn Thị Nhung [30] trên cơ sở tìm hiểu ý kiến về của nghĩa tình thái các nhà nghiên cứu đi trước và dựa vào kết quả khảo sát nghiên cứu cho rằng:

Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa của câu, giúp biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn khi giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những gì mà người nói thể hiện kèm theo nội dung mệnh đề khi thực hiện một câu nói, nhằm biểu thị quan hệ của điều được nói đến trong câu với hiện thực khách quan; biểu thị nhận thức, sự đánh giá, cảm xúc của người nói với điều được nói đến trong câu, và mong muốn, thái độ của người nói với người nghe [30, tr. 28].

Có thể nói, trên thế giới và ở Việt Nam quan niệm về nghĩa tình thái được hiểu theo cách rộng hẹp và ở nhiều phương diện khác nhau.

1.2..2. Phân loại nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là một loại nghĩa đa diện, phong phú và phức tạp. Chính vì thế, việc phân loại nghĩa tình thái cũng thể hiện những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về thành phần nghĩa này. Dưới đây, luận văn xin điểm lại việc phân chia nghĩa tình thái của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.2.2.1. Phân loại nghĩa tình thái của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài

Trong [30], Nguyễn Thị Nhung đã hệ thống được các quan điểm phân loại nghĩa tình thái. Theo đó, có bốn nhóm quan điểm phân loại sau:

- Quan điểm phân loại nghĩa tình thái dựa trên tiêu chí hành động ngôn từ và nghĩa tình thái của hành động nói

- Quan điểm phân loại nghĩa tình thái dựa trên tiêu chí hành động ngôn từ và nghĩa tình thái của hành động nói

- Quan điểm phân loại nghĩa tình thái dựa vào nội dung

- Quan điểm lấy chính các đặc trưng của nghĩa tình thái làm tiêu chí phân loại nghĩa tình thái.

a. Phân loại nghĩa tình thái dựa trên tiêu chí hành động ngôn từ và nghĩa tình thái của hành động nói

Vì nghĩa tình thái - một vấn đề của ngữ nghĩa học (theo nghĩa rộng) - được đề xuất và quan tâm nối tiếp sau ngữ dụng học nên xu hướng đầu tiên cần nói tới

23

là xu hướng nhìn nhận các thành phần nghĩa tình thái dựa vào một nội dung của ngữ dụng học, cụ thể là lí thuyết hành động ngôn từ. Trên thế giới, Hare, Palmer là những người đã đồng nhất hành động ngôn từ với một bộ phận của nghĩa tình thái (dẫn theo [16, tr. 88-89]). Searle thì cho rằng: hành động ngôn từ xác quyết, tuyên bố liên quan đến tình thái nhận thức; hành động ngôn từ khuyến lệnh, kết ước liên quan đến tình thái đạo nghĩa; ... (dẫn theo [16, tr.82-83]), như vậy, Searle đã không đồng nhất hành động nói với nghĩa tình thái mà chỉ ra rằng chúng có liên quan đến nhau. Thực tế thì đúng như Searle đã chỉ ra, mỗi nghĩa tình thái của lời nói đều được tạo nên bởi một (hoặc một số) hành động ngôn từ nhất định. Searle đã dùng lí thuyết hành động ngôn từ, một lí thuyết khởi nguồn từ Austin (1962) để thảo luận những vấn đề về thức và tình thái. Searle nêu ra năm phạm trù cơ bản của hành động tại lời như sau:

- Xác quyết: người nói cho người nghe biết (có thể đúng hoặc sai) là sự vật như thế nào.

- Khuyến lệnh: người nói tác động để người nghe thực hiện hành động. - Kết ước: người nói cam kết thực hiện hành động.

- Tuyên bố: người nói thực hiện những thay đổi trong thế giới bằng phát ngôn của mình.

- Biểu lộ: người nói thể hiện tình cảm, thái độ của mình.

Như vậy, việc cho rằng có tình thái hành động ngôn từ bên cạnh tình thái của phát ngôn sẽ dẫn tới sự chồng chéo giữa hai nhóm.

b. Phân loại nghĩa tình thái dựa trên tiêu chí các mối quan hệ khách quan và chủ quan

Theo quna điểm này có các nhà nghiên cứu như Vinogradov, Lyons, Palmer, Ch. Bally, M. Liapon, Bondarenko,... Vinogradov cho rằng tình thái biểu thị những mối quan hệ khác nhau của thông báo với thực tế. Lyons và Palmer khẳng định tình thái là thông tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu. Gak cho rằng tình thái bao hàm cả hai loại quan hệ trên. Ch. Bally thì đồng ý với Lyons, và bổ sung

24

thêm một quan hệ nữa trong nghĩa tình thái là quan hệ giữa người nói với người đối thoại và hoàn cảnh giao tiếp.

c. Phân loại nghĩa tình thái dựa vào nội dung

Theo quan điểm này, nghĩa tình thái sẽ gồm nghĩa tình thái nhận thức, nghĩa tình thái đạo lí/đạo nghĩa và các loại nghĩa tình thái khác. Hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất rằng trong nghĩa tình thái có hai loại là nghĩa tình thái nhận thức và nghĩa tình thái đạo lí. Theo quan điểm này có Jespersen (khi ông phân phạm trù tình thái thành hai nhóm có và không chứa thành tố ý chí), Lyons, Frawley và F. Pamer, Von Wright, Joan Bybee và Suzanne Fleischman v.v. Ngoài ra, Keith Mitchell còn cho rằng có thêm tình thái tồn tại; Rescher đề xuất thêm tình thái thời đoạn, mong ước, những tình thái đánh giá và tình thái nhân quả. Ch. Bally thì không tách ra và nhấn mạnh vào nghĩa tình thái nhận thức, nghĩa tình thái đạo lí mà chỉ cho rằng Modus (bộ phận tình thái) thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói. Dưới đây có thể nói đến sự phân loại nghĩa tình thái của Von Wright và Rescher.

Von Wright trong một công trình nghiên cứu về lô gic tình thái, đã phân biệt bốn thức sau:

- Thức tất suy (hay thức của chân lí) - Thức nhận thức (hay thức của hiểu biết) - Thức đạo nghĩa (hay thức của sự bắt buộc) - Thức tồn tại (hay thức của sự hiện hữu).

Có thể thấy sự phân biệt quan trọng nhất ở đây là sự phân biệt giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, tương tự như với hai nhóm không có thành tố ý chí/ có thành tố ý chí của Jespersen.

Rescher (1969) đề xuất một hệ thống tình thái rộng hơn, dù vẫn trong khuôn khổ logic. Ông bắt đầu bằng nhận xét về giá trị thực cách của mệnh đề: “Một mệnh đề được trình bày bởi một nhận định đầy đủ, độc lập, mà nếu nhìn tổng thể, sẽ là đúng hoặc sai. Ví dụ: “Con mèo ở trên tấm thảm”. Sau đó, ông

25

giới thiệu cách hiểu về tình thái: “Khi bản thân một mệnh đề như thế nhận được một thông tin định tính tiếp theo thì ta nói thông tin định tính này chính là tình thái, áp dụng cho mệnh đề ban đầu”.

Rõ ràng Rescher đã định nghĩa tình thái theo một nghĩa quá rộng. Hệ quả là danh sách của Rescher về các loại tình thái rất đa dạng. Ngoài tình thái tất suy, nhận thức và đạo nghĩa, ông còn đề cập đến tình thái thời đoạn, mong ước, những tình thái đánh giá và những tình thái nhân quả.

d. Phân loại nghĩa tình theo các đặc trưng

Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này đã quan tâm tới các đặc trưng của nghĩa tình thái. Chẳng hạn, Chomsky coi tính khả năng hay cần thiết là tiêu chí để phân loại nghĩa tình thái, nên đã chia nghĩa tình thái thành các loại tình thái bắt buộc, tình thái tùy nghi và tình thái kết hợp.

1.2.2.2. Phân loại nghĩa tình thái của các nhà ngôn ngữ học trong nước

Các nhà ngôn ngữ học trong nước như Cao Xuân Hạo [14], Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Hiệp [26], Diệp Quang Ban [2], Nguyễn Thị Lương [23], khi nghiên cứu về nghĩa tình thái cũng đề cập đến việc phân loại, tuy nhiên sự phân loại nghĩa tình thái giữa các nhà nghiên cứu cũng không có sự thống nhất.

Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ biên) theo quan điểm của Gak, phân biệt tình thái khách quan với tình thái chủ quan. Tình thái khách quan “biểu hiện mối quan hệ của điều được thông báo đối với hiện thực khách quan (có thật hay không có thật, có thể hay không có thể, tất yếu hay ngẫu nhiên) bằng các phạm trù thức, phạm trù thời, các loại ngữ điệu khác nhau v.v…” [26, tr.297]. Tình thái chủ quan “biểu hiện thái độ (quan hệ) của người nói đối với điều được thông báo (tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, đánh giá, biểu cảm) bằng trật tự từ, ngữ điệu, phép kí từ, từ tình thái, tiểu từ, từ cảm, từ xen, v.v…”.

Nguyễn Thiện Giáp thống nhất với quan điểm của Lyons và Palmer, cho rằng tình thái là thông ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu.

26

Cao Xuân Hạo coi tính tất yếu, tính khả năng, tính hiện thực và một số tính chất khác là tiêu chí để phân chia tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân và tình thái của câu nói [11, tr. 41].

Diệp Quang Ban cũng phân biệt tình thái của hành động nói và tình thái của phát ngôn: “Tình thái của hành động nói là ý định (ý chí, ý muốn, còn gọi là cái đích, mục đích) thực hiện một hành động nào đó của người nói khi nói ra một lời.

Tình thái của phát ngôn là cách đánh giá, thái độ của người nói đối với sự thể (vật, việc, hiện tượng) được nói đến trong phát ngôn”. [1, 181]

Tình thái của phát ngôn gồm tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Tình thái khách quan có thể kiểm tra được tính đúng sai, gồm tình thái khẳng định và tình thái phủ định. Tình thái chủ quan là thứ tình thái không kiểm tra được tính đúng sai, chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với vật, việc, hiện tượng được nói đến. Ngoài ra, tình thái chỉ ý kiến và tình thái chỉ quan hệ của người nói đối với người nghe cũng có thể xếp vào phạm trù tình thái trong câu [1, tr.201, 204]

Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, phải qua những đối lập thì bức tranh về tình thái mới hiện ra một cách rõ ràng nhất, đúng bản chất nhất. Tác giả đã đưa ra các thể đối lập: tình thái trong logic và tình thái trong ngôn ngữ; trong ngôn ngữ lại có đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản, đối lập giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói, đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn và cuối cùng là những đối lập tình thái mang tính “lập trường” thuộc chủ quan của người nói [12, tr.96 - 127].

Nguyễn Thị Lương [23, tr. 186-188] chia nghĩa tình thái thành bốn loại: Tình thái của hành động nói, tình thái liên cá nhân, tình thái khách quan và tình thái chủ quan. Tác giả còn đưa ra những tiêu chí khác tương đối phong phú và phù hợp để phân chia các sắc thái trong tình thái đánh giá (Nguyễn Văn Hiệp

27

gọi là những tình thái mang tính lập trường chủ quan của người nói) và tình thái thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí tình cảm.

Như vậy, điểm qua sự phân loại nghĩa tình thái nói trên, có thể phân biệt nghĩa tình thái khách quan và nghĩa tình thái chủ quan. Nghĩa tình thái biểu thị quan hệ của điều được thông báo với thực tế là nghĩa tình thái khách quan - một đặc trưng bắt buộc của mọi phát ngôn. Còn nghĩa tình thái chủ quan - dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn - biểu thị quan hệ của người nói với điều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)