Nghĩa tình thái đánh giá về chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 51 - 55)

2.2.2.1. Đánh giá về chất là đánh giá sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan về tổng thể nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản, làm cho sự vật đó phân biệt với sự vật khác; phân biệt với lượng. Nhóm này bao gồm 4 sắc thái: đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực; đánh giá về hợp lí hay không hợp lí; đánh giá về ưu thế; đánh giá về tính bất ngờ, bất thường, hiếm có; và đánh giá về tầm quan trọng của thông tin. Nếu chỉ kể các câu có biểu thức ngôn ngữ làm phương tiện chính thì nhóm sắc thái đánh giá về chất thể hiện trong 106 câu, gồm 100 câu trần thuật, 4 câu cảm thán, 2 câu nghi vấn và có trong 17 câu rút gọn, 67 câu đơn, 22 câu ghép.

45

Bảng 2.7. Kiểu câu có nghĩa tình thái đánh giá về lượng

Kiểu câu Số lượng Tỉ lệ

Câu chia theo mục đích nói

Câu trần thuật 100 94

Câu cảm thán 4 4

Câu nghi vấn 2 2

Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp

Câu ghép 22 21

Câu đơn 67 63

Câu rút gọn 17 16

Tổng 106 100

- Sắc thái đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực có trong 101 câu (chiếm 95%). Ví dụ:

(65) Mà hãy lấy sự được ung dung độc lập một mình là điều thích lắm rồi.

(tr. 8)

(66) Kể đời mà được như thế, cũng khá an nhàn, nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm dần. (tr. 9)

(67) Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống lăn ra kêu váng. (tr. 16)

(68) Cũng may, nếu chúng tôi bị trúng những cây nước từ nón giội xuống chắc cũng trôi băng ra suối rồi. (tr. 131)

Ở hai ví dụ đầu, từ được, người viết để thể hiện sự đánh giá tích cực với điều nêu trong câu. Ở hai ví dụ sau, người viết dùng từ bị để thể hiện sự đánh giá tiêu cực đối với nội dung được nói đến.

- Sắc thái đánh giá về tính hợp lí hay không hợp lí chỉ có trong 1 câu (chiếm 0,9%). Đó là trường hợp:

(69) Giá tôi không trêu chị Cốc thì Choắt đâu đến nỗi. (tr. 16)

Câu ở ví dụ (69), tác giả dùng giá…thì để thể hiện ý kiến rằng không trêu chị Cốc là việc nên làm.

46

- Sắc thái đánh giá về tính bất ngờ, bất thường, hiếm có xuất hiện ở 1 câu. (70)

Chính tôi, tôi cũng tự cảm thấy khác lắm. (tr. 100)

Từ chính tác giả sử dụng trong ví dụ (17) đã biểu thị sự đánh giá về tính bất ngờ của người nói, bởi việc bác Xiến Tóc thành ra chơi bời dông dài nằm ngoài dự tính của chính bác Xiến Tóc.

- Sắc thái đánh giá về tầm quan trọng của thông tin, nếu chỉ tính các câu có phương tiện từ ngữ biểu đạt chỉ có ở 3 câu trong phạm vi khảo sát. Ví dụ:

(71) Chúng tôi định vượt qua đấy. (tr. 70)

(72) Tôi bảo: Khoan khoan liệu việc, nhốn nháo thì hỏng đấy. (tr. 71)

(73) Muỗm bay qua sông sang đánh suýt chết đấy. (tr. 74)

Bằng trợ từ đấy người nói các câu trên đã nhấn mạnh, cho rằng những điều được nêu trong câu là các thông tin quan trọng, rất đáng chú ý vì nó khác với điều người nghe thường nghĩ.

2.2.2.2. Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về chất

Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về chất của nghĩa tình thái đánh giá bao gồm các biểu thức ngôn ngữ, có những đặc trưng về các mặt như sau:

- Về cấu tạo, từ loại: Các đặc trưng về cấu tạo và từ loại của những phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về chất thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.8. Phương tiện chính biểu thị sắc thái đánh giá về chất Kiểu cấu

tạo/ từ loại Số lượng

Tỉ lệ (%) Ví dụ Từ (động từ, trợ từ, chỉ từ) 104 98 - Động từ: được, bị; - Trợ từ: chính; - Đại từ chỉ định: đấy. Cặp từ 2 2 Giá…thì Tổng 106 100%

47

Như vậy, dạng cấu tạo phổ biến của phương tiện chính ở đây là từ (chủ yếu là động từ).Trong đó biểu thức được dùng với tần số cao hơn cả là động từ

được (92 lần).

- Về vai trò cú pháp và kiểu câu: Các biểu thức là phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về chất của nghĩa tình thái đánh giá chủ yếu giữ vai trò tình thái ngữ, các động từ được, bị làm vị ngữ trong câu. Hầu hết các câu chứa nhóm sắc thái này đều là câu trần thuật (92%, như ví dụ 72, 73), số lượng câu nghi vấn (1,9%, như ví dụ 21 dưới đây), cảm thán (3,8%, như ví dụ 22 dưới đây) không đáng kể. Sắc thái này cũng ít xuất hiện trong câu rút gọn (8,5%, như ví dụ 23).

(74) Có anh ngẩn ngơ hỏi: “Đi xa thế độ mấy hôm thì về được?” (tr. 47) (75) Lão Cóc có tính khuếch khoác chứ không phải lão Cóc là cục đất mà ai chửi vào mũi lão cũng được! (tr. 64)

(76) Thế này phải tìm cách thoát ngay mới được. (tr. 70)

2.2.2.3. Cách thức biểu hiện nghĩa tình thái đánh giá về chất

Nhóm sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về chất trong ngữ liệu khảo sát của chúng tôi đều có phương tiện biểu thị sự đánh giá, và đều được biểu hiện trực tiếp. Trong 2 câu nghi vấn, sắc thái này cũng đi kèm với nghĩa tình thái nhận thức, chẳng hạn:

(77) Giảng giải thế nào cho những gã đương nóng đầu nghe được? (tr. 124)

Ở đây, người nói (Dế Mèn) đánh giá về tính tiêu cực của việc giảng giải cho những gã nóng đầu trong cuộc chiến của Trũi và Kiến.

Sắc thái đánh giá về chất, trong 4 câu cảm thán, cũng đi kèm nghĩa tình thái cảm xúc. Ví dụ:

(78) Tôi cười: Em chết sao được! (tr. 43)

Bên cạnh nghĩa tình thái đánh giá, câu này còn thể hiện cảm xúc thích thú, yêu đời của Dế Mèn khi trở về sau những chuyến đi xa.

Qua việc khảo sát nghĩa tình thái đánh giá trong tác phẩm, chúng tôi thấy trong mỗi giai đoạn khác nhau, sự đánh giá của người nói đối với sự việc trong

48

câu có sự thay đổi. Điều này được thể hiện tập trung ở nhân vật Dế Mèn. Ở phần đầu của tác phẩm, trong những chương truyện đầu tiên, khi Dế Mèn còn là một chàng thanh niên kiêu căng, xốc nổi thì trong các câu nói của mình, Dế Mèn chỉ thường thể hiện sự đánh giá về lượng đối với sự việc được nhắc đến. Sau những cuộc hành trình dài của cuộc đời, Dế Mèn từ một kẻ ngạo mạn nay đã biết yêu thương và giúp đỡ người khác. Sự bồng bột của Dế Mèn không còn nữa thay vào đó là những câu nói mang sắc thái đánh giá về chất. Dế Mèn giờ đây đã cứng cáp, trưởng thành nhiều hơn. Sử dụng những từ ngữ mang sắc thái đánh giá từ lượng đến chất đã cho người đọc nhận thấy một sự chuyển biến về tính cách của Dế Mèn. Với việc thay đổi phương tiện biểu thị nghĩa tình thái của các nhân vật trong tác phẩm, nhà văn Tô Hoài đã bộc lộ rõ sự am hiểu và tinh tế trong miêu tả tâm lí nhân vật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)