Nghĩa tình thái biểu thị thái độ tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 73 - 78)

3.2.1.1. Nghĩa tình thái biểu thị thái độ tích cực

Nghĩa tình thái biểu thị thái độ tích cực là nhóm biểu thị những tình cảm, thái độ, mối quan hệ tốt đẹp giữa người nói và người nghe. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm nghĩa tình thái này thể hiện trong 35 câu, trong đó gồm 21 câu trần thuật, 6 câu cảm thán, 2 câu nghi vấn, 1 câu cầu khiến và có trong 1 câu rút gọn, 4 câu đặc biệt. Các câu có nghĩa tình thái thái độ tích cực trong Dế Mèn phiêu lưu kí biểu thị những sắc thái sau đây: khen ngợi, đồng tình; thân mật, trìu mến; thân mật, trang trọng; lịch sự, tôn trọng; thương yêu, thương xót, biết ơn.

67

- Sắc thái khen ngợi, đồng tình được thể hiện trong 8 câu, gồm 4 câu trần thuật, 2 câu cảm thán và 2 câu đặc biệt. Các câu có sắc thái này thể hiện sự tán thành hay đánh giá tốt của người nói về điều gì đó ở người nghe.

Có thể xem xét sắc thái khen ngợi, đồng tình qua một số ví dụ sau:

(124) Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. (tr. 40)

(125) Thế là con của mẹ đã lớn rồi. (tr. 40) (126) Hay lắm! (tr. 102)

(127) Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý báu thay!

(tr. 137)

Sắc thái khen ngợi được thể hiện qua lời khen ngợi của mẹ Dế Mèn dành cho Mèn trong ví dụ (124) sau cuộc phiêu lưu đầu tiên trở về nhà, đặc biệt là sự chín chắn của Mèn sau những ngày tháng trải qua hiểm nguy. Ví dụ tiếp theo thể hiện khen ngợi, đánh giá tốt của mẹ dành cho Mèn, bởi vì Mèn đã thực sự trưởng thành trong hành động và suy nghĩ. Ví dụ (126) là sự đánh giá của Dế Mèn dành cho các bạn Châu Chấu Voi và Trũi. Sự đánh giá này chính là lời khen của Dế Mèn được thể hiện qua câu cảm thán (Hay lắm!). Cuối cùng là sự khen ngợi của Kiến Chúa đối với những việc làm của Dế Mèn và các bạn sau khi Dế Mèn trình bày đầu đuôi câu chuyện cho Kiến Chúa nghe.

- Sắc thái thân mật, trìu mến xuất hiện phổ biến nhất trong các câu khảo sát. Sắc thái này có trong 14 câu, gồm 7 câu trần thuật, 2 câu nghi vấn, 1 câu cầu khiến, 2 câu cảm thán và có trong 2 câu đặc biệt. Đây là sắc thái biểu thị quan hệ gần gũi của người nói với người nghe, đồng thời biểu thị tình cảm chân thành, yêu thương. Dưới đây là một số ví dụ:

(128) Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia, em? (tr. 35)

(129) Em đừng sợ. (tr. 36)

(130) Anh ơi! Anh ốm hay thế nào mà còm nhỏm vậy? (tr. 43)

(131) Nhưng em ơi! Tử sinh là lẽ thường mà mạng em cũng như mạng anh, đều quý giá cả. (tr. 58)

68 (132) Tôi âu yếm ôm Trũi mà rằng:

- Em yêu quý! Các bạn Châu Chấu Voi tri kỷ ơi! (tr. 118) (133) Các anh ơi! (tr. 134)

Lời hỏi thăm chị Nhà Trò của Dế Mèn khi thấy chị đương khóc đã cho người đọc thấy rõ sắc thái thân mật của người nói trong ví dụ (128). Ví dụ tiếp theo là lời an ủi của Mèn với chị Nhà Trò sau khi nghe Nhà Trò kể hết đầu đuôi câu chuyện bọn Nhện cứ nhất định phải bắt chị trả nợ. Cũng như thế với từ ơi ở ví dụ (130) sự thân mật, trìu mến được thể hiện trong lời hỏi thăm của Mèn với anh hai sau chuyến phiêu lưu Ví dụ (131) chính là lời an ủi, động viên của Dế Mèn với Dế Trũi – người anh em thân thiết, khi Trũi có ý định hi sinh thân mình cho Dế Mèn để cứu sống Mèn qua những ngày chết đói lênh đênh trên mặt nước. Còn ví dụ (132) là lời âu yếm của Mèn với Trũi và các bạn Châu Chấu Voi sau khi nghe Dế Trũi bày tỏ ý kiến của mình. Ví dụ cuối cùng là lời của Chuồn Chuồn Tương gọi Dế Mèn và các bạn. Tất cả các câu trên đều chứa sắc thái thân mật, trìu mến.

- Sắc thái thân mật, trang trọng trong tác phẩm được thể hiện rất ít trong 2 câu trần thuật. Trong các câu này, người nói vừa bộc lộ quan hệ gần gũi, chân thành với người nghe nhưng vẫn giữ được phép tắc xã giao.

Ví dụ:

(134) Thưa anh , các bạn Châu Chấu Voi với bác… (tr. 114) (135) Anh Mèn tôi đây. ( tr. 114)

Hai câu trên là lời nói thể hiện thái độ nhã nhặn, lễ độ của Dế Trũi với người anh em kết nghĩa Dế Mèn. Thái độ trang trọng của người nói được thể hiện qua các lời để hô gọi: anh và từ: thưa.

- Sắc thái lịch sự, tôn trọng có trong 10 câu khảo sát; gồm 8 câu trần thuật, 1 câu cảm thán và 1 câu rút gọn. Đây là những câu mà người nói chú trọng đến việc thể hiện thái độ lễ độ, đề cao người nghe.

Ví dụ:

69

(137) Em chào anh, mời anh ngồi chơi. (tr. 35) (138) Mẹ kính yêu của con! (tr. 40)

(139) Cảm ơn chư vị. (tr. 82)

(140) Chị đây lịch lãm, hiểu biết rộng rãi, rất mong thông cảm chúng tôi lặn lội khó nhọc, không quản đi sông về núi, chỉ vì chúng tôi nghĩ đến những việc ích lợi ngoài tấm thân mình. (tr. 136)

Sắc thái lịch sự, tôn trọng được thể hiện qua các cặp đại từ xưng hô trong các ví dụ trên. Ở ví dụ (136), cặp đại từ xưng hô anh - em đã bộc lộ sự tôn trọng của của người nói với người nghe. Người nói ở đây là Dế Choắt một kẻ yếu đuối, ốm yếu đang muốn cậy nhờ một người anh khỏe mạnh, cường tráng. Với việc sử dụng cặp từ này, nhà văn đã cho người đọc thấy rõ vai xã hội của Dế Choắt và Dế Mèn trong cuộc hội thoại này. Qua đó, Dế Choắt bộc lộ sự nhún nhường trước Dế Mèn. Cũng với cặp từ xưng hô anh – em,trong ví dụ (137), lời nói của Chị Nhà Trò với Dế Mèn cũng thể hiện rõ sự tôn trọng của người nói. Sắc thái này được thấy rõ qua lời chào của chị Nhà Trò yếu đuối với một người sắp bênh vực mình khỏi bọn Nhện gớm ghiếc. Lời của Dế Mèn với người mẹ kính yêu, người đã sinh thành ra chú với cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của mình, nhà văn Tô Hoài đã giúp người đọc thấy được sự tôn trọng, kính yêu của một người con.. Ví dụ tiếp theo là lời nói của Dế Mèn với bác Cành Cạnh, người đã chân thành khuyên can Dế Mèn trong trận giao đấu với Võ sĩ Bọ Ngựa. Sự tôn trọng của Dế Mèn được bộc lộ qua cách lựa chọn từ ngữ xưng hô chư vị

.Cuối cùng là lời nói của Dế Mèn với Kiến Chúa với thái độ lịch sự, tôn trọng để trình bày đầu đuôi câu chuyện. Để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của nhân vật Dế Mèn trong cuộc hội thoại này, nhà văn đã lựa chọn sử dụng cặp đại từ xưng hô

chị - tôi. Điều này đã góp phần bộ lộ đầy đủ thái độ tích cực của người nói trong khi giao tiếp.

- Thương yêu, thương xót, biết ơn thể hiện quan hệ tình cảm giữa người nói và người nghe. Trong phạm vi khảo sát, sắc thái này chỉ biểu hiện trong một câu cảm thán. Đó là:

70 (141) Tôi hối hận lắm! (tr16)

Ví dụ này thể hiện nỗi xót thương sâu sắc của Dế Mèn dành cho Dế Choắt sau khi Dế Mèn đã vô tình gây ra cái chết thương tâm của Choắt.

3.2.1.2. Phương tiện biểu thị

Phương tiện chính để biểu thị nhóm nghĩa tình thái thái độ tích cực gồm 44 biểu thức ngôn ngữ. Những biểu thức ngôn ngữ này có đặc trưng về các mặt như sau:

- Về cấu tạo, từ loại: phương tiện phổ biến ở đây là từ. Đặc trưng về cấu tạo, từ loại của các phương tiện chính biểu thị sắc thái thái độ tích cực qua bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3. Phương tiện biểu thị sắc thái thái độ tích cực Kiểu cấu tạo/

từ loại Số lượng Tỉ lệ Ví dụ Từ ( danh từ, động từ, tính từ, phó từ thán từ)

12 92 - Danh từ: anh, em, con, chư vị, bạn, ông, chị;

- Động từ: cảm ơn; - Phó từ: lắm;

- Thán từ: chao ôi, ơi; - Tính từ: kính yêu.

Tổ hợp từ 1 8 Tổ hợp có động từ làm trung tâm:

mừng nhất.

Tổng 13 100%

- Về cú pháp: các danh từ, động từ, tính từ và tổ hợp từ đều giữ chức vụ chủ ngữ (ví dụ em, chị) và trung tâm của thành phần vị ngữ trong câu. Ví dụ:

Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai. Phó từ làm bổ ngữ trong cụm tính từ (ví dụ: Hay lắm!), các thán từ làm hô ngữ (ví dụ: Anh ơi!).

71

Trong phạm vi 35 câu khảo sát xét theo cấu tạo ngữ pháp, có một câu rút gọn (chỉ chiếm 3%) và bốn câu đặc biệt (chiếm 11%). Xét theo mục đích nói thì câu trần thuật là kiểu câu chiếm ưu thế (60%, ví dụ 136,137), tiếp đến là câu cảm thán (chiếm 17 % như ví dụ 126, 127, 131), câu nghi vấn (chiếm 6%, như ví dụ 128,130), cuối cùng là câu cầu khiến (chiếm 3% như ví dụ 129).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)