Nghĩa tình thái cảm xúc tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 59)

2.3.2.1. Nghĩa tình thái cảm xúc tiêu cực là những xúc cảm biểu hiện sự không thỏa mãn, có thể làm mất hứng thú, giảm nghị lực của con người. Nhóm sắc thái này có trong 45 câu, gồm 16 câu cảm thán, 25 câu trần thuật, 4 câu nghi vấn, và có trong 5 câu đặc biệt, 7 câu rút gọn, 22 câu đơn, 11 câu ghép. Nhóm sắc thái này thể hiện qua 6 sắc thái: băn khoăn, lo lắng; buồn khổ, nuối tiếc, xót xa; sợ hãi, kinh hoàng, căm giận; đau đớn về thể xác hay tinh thần; khó chịu, chán

53

ghét, cay cú, bực bội, tức giận; tuyệt vọng, cam chịu và chê cười, mỉa mai. Sau đây là biểu hiện cụ thể của mỗi sắc thái:

- Sắc thái băn khoăn, lo lắng xuất hiện trong 9 câu. Điều đặc biệt là trong đó, số câu trần thuật (8 câu) lại nhiều hơn câu cảm thán (1 câu). Ví dụ:

(91) Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi. (tr. 11)

(92) Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã lo ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. (tr. 12)

(93) Tôi lo quá, phen này phải bò ra mất. (tr. 20)

Ví dụ (91) có phó từ thật biểu lộ sự lo lắng của Dế Mèn về hoàn cảnh sống của Dế Choắt. Ở hai ví dụ sau, việc sử dụng phó từ chỉ mức độ quá cho thấy Dế Choắt đang lo lắng vì sức lực của mình không đào được cái hang sâu như Mèn bảo; hay sự lo lắng của Dế Mèn khi không cố nhịn thở được trong hang phải bò ra ngoài và sẽ bị hai đứa trẻ bắt đi làm mồi cho gà chọi, họa mi…

- Sắc thái buồn khổ, nuối tiếc, xót xa có trong 11 câu,trong đó câu cảm thám (5 câu), câu trần thuật (6 câu):

(94) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (tr. 10)

(95) Tôi hối hận lắm! (tr. 16)

(96) Tôi buồn lắm, buồn tưởng chết được. (tr. 30)

Ở ví đầu, người nói bộc lộ nỗi xúc động mạnh, nuối tiếc, xót xa khi đã vô tình gây ra cái chết cho Dế Choắt. Tâm trạng đau khổ, ân hận, xót xa của Dế Mèn khi nghĩ về những hành động dại dột của bản thân được thể hiện rõ nét qua phó từ chỉ mức độ lắm trong ví dụ (95). Sắc thái này cũng được biểu thị qua từ

lắm trong ví dụ (96). Đó là nỗi buồn xót xa của Dế Mèn khi nghĩ về cuộc đời hiện tại của mình khi chưa làm điều gì có ích cho đời.

- Sợ hãi, kinh hoàng, căm giận là những sắc thái cảm xúc được thể hiện hạn chế, chỉ trong hai câu, được thể hiện trong hai câu trần thuật.

54

(97) Anh tôi sợ quá, vấp ngã ngửa, nó cũng không tha, nó vẫn đuổi đánh, có lúc anh tưởng chết dọc đường. (tr. 44)

Với việc sử dụng phó từ chỉ mức độ quá , nhà văn đã cho người đọc thấy được sự sợ hãi đến tuyệt vọng của anh cả Dế Mèn khi bị thằng chim Chích nó đuổi theo, nó mổ, nó đánh khiến khắp người máu me, hai cánh ngoài rách nát.

- Sắc thái đau đớn về thể xác hay tinh thần có trong 6 câu, trong đó câu trần thuật (5 câu), câu cảm thán (1 câu)

(98) Thân tôi lại thành cái giải thưởng, nghĩ cực quá. (tr. 32)

(99) Khi ra đến vùng có vườn bãi xanh tươi thì, vì lao lực quá không cố hơn được nữa, tôi ốm mất mấy tháng. (tr. 101)

Ví dụ (98) là lời thốt ra của Dế Mèn - một nỗi đau đớn về tinh thần khi trở thành món đồ chơi, giải thưởng của bọn trẻ. Còn ví dụ (99) sắc thái này được thể hiện qua từ quá. Đó là sự đau đớn tột cùng về thể xác của bác Xiến Tóc khi bay ròng rã bất kể ngày đêm để vượt qua khỏi cái thành phố - nơi ở của những bọn trẻ đã bắt Xiến Tóc và nhốt vào một cái hộp kín như bưng.

- Sắc thái khó chịu, chán ghét, cay cú, bực bội, tức giận có trong 9 câu, trong đó có một câu cảm thán, ba câu nghi vấn, năm câu trần thuật. Ví dụ:

(100) Quả thế, cáu lắm, anh cũng chỉ dám cụng trán tôi và dừng lại, trừng mắt thế thôi. (tr. 47)

(101) Cho nên, sự chế giễu và nhạo báng lão của chúng tôi không qua nổi ý tứ lão, đến lúc chúng tôi nhắm mắt lại cười vào mũi lão như thế thì lão cáu lắm cái kết quả ngay là các lão đi báo khắp xóm là kẻ có trộm vào xóm. (tr. 64)

Ở ví dụ (100), người đọc có thể thấy rõ sắc thái này qua từ lắm, anh cả của Dế Mèn đã thể hiện sự khó chịu, tức giận với Dế Mèn khi nghe những lời của Dế Mèn khuyên anh về bài học đường đời nếu muốn mở mang trí óc, tầm hiểu biết. Sự tức giận của lão Cóc khi bị Dế Mèn và Trũi chế giễu và nhạo báng cũng được thể hiện qua từ lắm trong ví dụ tiếp theo. Như vậy, với từ lắm chúng ta đã nhận thấy được mức độ cao trong sắc thái tức giận của các nhân vật trong tác phẩm.

55

- Sắc thái tuyệt vọng, cam chịu chỉ có trong 5 câu cảm thán. Dưới đây là một số ví dụ:

(102) Ôi thôi, nếu bò ra bây giờ, đời tôi còn gì! (tr. 20)

( 103) Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng: ngày hí húi bới đất làm tổ, đêm đi ăn uống và tụ tập chúng bạn nhảy múa dông dài. (tr. 42)

Ở ví dụ (102), ôi thôi là lời thốt lên của Dế Mèn gần như là tuyệt vọng trước việc bị hai cậu bé bắt đi khi bò ra khỏi hang. Trong khi đó tâm trạng tế tái, xót xa tột độ của Mèn khi còn đương tuổi xuân mà phải sống theo khuôn khổ bằng phẳng lại được thể hiện rõ qua thán từ hỡi ôi.

2.3.2.2. Phương tiện h biểu thị nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực

Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực của nghĩa tình thái cảm xúc gồm 13 biểu thức ngôn ngữ và các phương tiện tu từ có những đặc trưng về các mặt như sau:

- Về cấu tạo, từ loại: Những đặc trưng về cấu tạo và từ loại của các phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái cảm xúc tiêu cực thể hiện qua bảng sau. Trong đó, phương tiện của nhóm sắc thái cảm xúc này được sử dụng nhiều nhất là từ quá (sử dụng 17 lần).

Bảng 2.11. Phương tiện chính biểu thị sắc thái cảm xúc tiêu cực Kiểu cấu tạo/

từ loại Số lượng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Từ (phó từ, thán từ, tình thái từ

44 98 - Phó từ: lắm, quá, thật; - Tình thái từ: à;

- Thán từ: chao ôi, ôi thôi, biết bao, trời ơi, hỡi ôi, than ôi, ôi, ôi chao.

Tổ hợp từ 1 2 Cụm động từ: cho chết

56

- Về cú pháp: Các thán từ và các tổ hợp làm hô ngữ cảm thán (ví dụ 98). Các phó từ làm bổ tố trong các động ngữ, tính ngữ . Còn xét về mục đích nói thì trong 45 câu có sắc thái cảm xúc tiêu cực có 13 % câu cảm thán (như ví dụ 102,103), chỉ có 5,1% câu nghi vấn. Còn lại câu trần thuật chiếm 77%. Xét về cấu tạo thì câu đặc biệt chiếm 13% câu rút gọn cũng chỉ chiếm 5,1%.

3. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, nhóm sắc thái tiêu cực của nghĩa tình thái cảm xúc hầu hết được biểu hiện trực tiếp; trong kiểu câu nghi vấn, cũng có thể đi kèm nghĩa tình thái khác.

Tiểu kêt chương 2

Ở chương 2, luận văn đã thống kê, phân loại sự xuất hiện của các loại nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với nội dung được nói đến trong tác phẩm. Mỗi loại nghĩa tình thái, chúng tôi đều có bảng số liệu thống kê, đối chiếu để có thể rút ra nhận xét về đặc trưng của chúng. Bên cạnh đó, những kết luận mà chúng tôi đưa ra về nghĩa tình thái nhận thức, nghĩa tình thái đánh giá và nghĩa tình thái cảm xúc cũng phản ánh những đặc điểm cơ bản trong tính cách của các nhân vật. Bằng sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện thể hiện sắc thái của người nói trong câu, nhà văn Tô Hoài đã giúp người đọc thấy được tâm trạng, tính cách của các nhân vật đặc biệt là sự chuyển biến, trưởng thành của nhân vật Dế Mèn. Quả thật, với những kết quả khảo sát về nghĩa tình thái trong tác phẩm, ngòi bút miêu tả của nhà văn Tô Hoài càng thể hiện rõ nét. Sự tinh tế đó của tác giả càng chứng tỏ ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của ông. Những kết luận rút ra ở đây về nghĩa tình thái nhận thức, nghĩa tình thái đánh giá và nghĩa tình thái cảm xúc trong Dế Mèn phiêu lưu kí cũng phản ánh những đặc điểm cơ bản của nghĩa tình thái của câu tiếng Việt.

57

CHƯƠNG 3:

TÌNH THÁI BIỂU THỊ QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI NÓI VỚI NGƯỜI NGHE TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ 3.1. Nghĩa tình thái đạo lí

Tình thái đạo lí là một bộ phận trong nghĩa tình thái chủ quan của câu đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong những công trình của mình. Đó là phần tình thái thể hiện thái độ, ý chí, mức độ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hoặc chính người nói thực hiện có liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực xã hội.

Đây là loại tình thái có liên quan đến nhân tố ý chí của người nói. Nếu như tình thái nhận thức chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói, bao gồm cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra thì tình thái đạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện (Palmer 1986, 96). Tuy nhiên có thể thấy hai loại tình thái này đều chia sẻ hai đặc điểm chung, đó là tính chủ quan và tính không thực hữu.

* Tính chủ quan

- Ở tình thái nhận thức, như đã nói ở trên, tính chủ quan thể hiện ở những bằng chứng và cơ sở suy luận mang tính cá nhân của người nói nhằm thể hiện sự cam kết có mức độ vào tính chân thực của điều được nói ra.

- Ở tình thái đạo nghĩa, tính chủ quan thể hiện ở thái độ, ý chí và mong muốn của người nói đối với hành động. Người nói cho rằng hành động là bắt buộc, là bị cấm đoán, là được phép hay được miễn trừ. Qua đó, người nói thể hiện ý chí, mong ước người nghe thực hiện hành động hay tự mình cam kết hành động.

* Tính không thực hữu

- Ở tình thái nhận thức, tính không thực hữu thể hiện ở sự cam kết có mức độ của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Nói cách khác, người nói không đảm bảo hoàn toàn tính chân thực của nó. Các phạm trù “tất yếu” hay “khả năng” đều thuộc phạm vi không thực hữu.

58

- Ở tình thái đạo nghĩa, tính không thực hữu thể hiện ở hành động tương lai mà người nói muốn người nghe thực hiện hay tự mình thực hiện. Tất cả những phát ngôn thuộc nhóm khuyến lệnh đều có thể phân tích thành những phát ngôn “áp đặt” ai đó nghĩa vụ phải làm cho mệnh đề được nêu trong phát ngôn trở thành hiện thực ( hoặc ngăn cản nó trở thành hiện thực) trong một tương lai nào đó. Xét theo một phương diện nào đó, sự áp đặt nghĩa vụ này có thể được giới hạn một cách hiển ngôn hay ngầm ẩn. Cách dùng kiểu câu điều kiện có thể xem là một trong những cách giới hạn nghĩa vụ, ví dụ “Nếu cậu về muộn, nhớ tắt điện nhé”.

Dĩ nhiên, tình thái đạo nghĩa cũng được thể hiện qua những đánh giá đối với hành động trong quá khứ. Chẳng hạn, ta có thể nói: “Lẽ ra hôm qua anh nên đi họp”.

Nhưng đối với phát ngôn này, ta không áp đặt người nghe nghĩa vụ phải đi dự cuộc họp ngày hôm qua, ta chỉ nêu một xác nhận rằng ở một thời điểm hiện tại, người nói đã ở trong hoàn cảnh có nghĩa vụ phải đi họp. Và như vậy, ta đã thực hiện một hành động xác nhận chứ không phải là một hành động khuyến lệnh.

Theo một góc độ khái quát nào đó, nếu tạm không tính đến độ mạnh yếu của chứng cứ và những cơ sở đạo nghĩa cụ thể theo quan điểm của người nói, thì sự phân biệt tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong phạm vi tình thái chủ quan về thực chất cũng xoay quanh bat ham số về tính tất yêu, khả năng và hiện thực.

3.1.1. Nghĩa tình thái đạo lí biểu thị sắc thái khả năng hiện thực

3.1.1.1. Tính hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí biểu thị sắc thái khả năng hiện thực Sắc thái khả năng hiện thực là sắc thái biểu thị hành động trong câu có thể trở thành hiện thực vì nó phù hợp về mặt đạo lí. Đây là những hành động được cho phép, được khuyên, yêu cầu hay xin cho diễn ra (ý chí ngoài), cũng có thể là những hành động đang xin phép, đang ngỏ ý hay hứa ( ý chí chủ thể) để được thực hiện.

59

Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, sắc thái này được thể hiện ở 66 câu. Trong đó có 41 câu trần thuật, 14 câu cầu khiến, 2 câu nghi vấn và 9 câu rút gọn. Trong số này, cũng có thể phân biệt các câu biểu thị ý chí ngoài với các câu biểu thị ý chí chủ thể.

* Nhóm câu biểu thị ý chí ngoài:

Đây là nhóm lớn, bao gồm 56 câu, được người nói sử dụng với mục đích rủ, mời, van lạy, khuyên, cho phép…Ví dụ:

(104) Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (tr. 12)

(105) Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không? (tr. 12)

(106) Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, hôm qua được mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà. (tr. 26)

(107) Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ… (tr. 14) (108) Thả nó đi, Bé ạ. (tr. 31)

(109) Em chào anh, mời anh ngồi chơi. (tr. 35)

(110) Phá các vòng vây đi! Đốt hết văn tự nợ đi! (tr. 38)

(111) Em về chuyến này, trước thăm mẹ và các anh, sau rủ anh cùng đi xa. (tr. 43)

(112) Chú đừng nghĩ thế mà nản lòng anh em ta. (tr. 57)

(113) Chú mày biết điều thì mau mau tránh đi nơi khác là hơn cả. (tr. 82) Trong ví dụ (104), Dế Choắt dùng câu có yếu tố tình thái hay là để nài nỉ, nhờ Dế Mèn đào cho một cái ngách thông sang hang của Dế Mèn để phòng khi có việc gì thì còn cậy nhờ Dế Mèn cứu giúp. Sắc thái rủ rê lại được thể hiện rõ trong lời của Dế Mèn với Dế Choắt, anh bạn hàng xóm yếu ớt cùng trêu đùa chị Cốc đang đứng rỉa lông cánh ở trước cửa hang. Từ muốn trong câu cùng với cặp từ xưng hô tớ - chú mày ở ví dụ (105), cho thấy thái độ trịch thượng, coi thường đối tượng giao tiếp của Mèn. Nghĩa tình thái đạo lí ở ví dụ (106) là lời van xin

60

của anh chàng đối thủ Dế Mèn trong một trận đánh nhau mua vui cho lũ trẻ. Đối thủ lần này của Mèn là một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa Dế Mèn, nên vừa trông thấy Mèn đã van lạy Mèn rối rít. Từ lạy kết

hợp với cặp từ xưng hô em - bác đã cho thấy rõ sự nhún nhường đến sợ hãi của kẻ yếu thế. Qua việc sử dụng các từ đừng, phải chúng ta có thể nhận thấy sắc thái khuyên can của người nói là Dế Choắt trong ví dụ (107). Đó là lời khuyên của chàng Dế Choắt đối với Dế Mèn, khi Mèn ta rủ Dế Choắt gầy gò, yếu đuối trêu chị Cốc. Choắt khuyên can Dế Mèn đừng trêu chị Cốc, phải biết sợ trước kẻ lớn hơn mình. Còn trong ví dụ (108), khi thấy Dế Mèn không còn hoạt bát, khỏe mạnh như trước, cả ngày nằm lử dử, Nhớn đã khuyên Bé chả nên nuôi một thằng dế ốm, một thằng dế do đánh nhau nhiều quá nên kiệt sức bây giờ mắc bệnh ho lao. Ở ví dụ (109) Chị Nhà Trò đã rất lịch sự và mềm mại khi lễ phép mời Dế Mèn ngồi xuống để giãi bày nỗi oan trái trong lòng. Sắc thái mời được thể hiện trực tiếp. Ở ví dụ (110) lại là lời của Dế Mèn khi khuyên bọn Nhện béo múp xóa công nợ cho chị Nhà Trò, phá các dây tơ chăng lưới con đường về tổ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)