3.2.2.1. Nghĩa tình thái biểu thị thái độ tiêu cực là nhóm biểu thị thái độ, tình cảm và mối quan hệ không tốt đẹp giữa người nói và người nghe. Nhóm sắc thái tiêu cực thể hiện trong 57 câu, trong đó có 14 câu trần thuật, 16 câu cảm thán, 14 câu nghi vấn, 3 câu cầu khiến và có trong 5 câu rút gọn và 5 câu đặc biệt. Theo sự khảo sát của chúng tôi, trong Dế Mèn phiêu lưu kí, các câu có chứa sắc thái tiêu cực biểu thị sáu sắc thái sau: căm ghét, giận dữ, oán hờn; trịch thượng, khinh miệt; quỵ lụy; chê cười, mỉa mai; lạnh nhạt, phàn nàn, giận dỗi; không đồng tình, đồng ý.
a. Sắc thái căm ghét, giận dữ, oán hờn là sắc thái biểu thị quan hệ tình cảm giữa người nói và người nghe. Đây là sắc thái tiêu cực xuất hiện nhiều nhất trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Sắc thái này có trong 14 câu, trong đó có 2 câu trần thuật, 7 câu nghi vấn, 4 câu cảm thán và 1 câu đặc biệt.
Dưới đây là một số ví dụ về sắc thái căm ghét, giận dữ, oán hờn. (142) Mày nói gì? (tr. 14)
(143) Từ giờ chừa đi, con ạ. (tr. 24) (144) A được, mày giờ hồn! (tr .27)
(145) Hừ, chú bảo chú nhớ anh mà chú lại vào nhà thằng hai trước khi đến đây, thế thì phỏng thử chú coi gia giáo nhà ta là cái gì, đuôi lộn lên đầu
hử? (tr. 45)
(146) Mày chửi taoà? (tr. 47)
Sắc thái giận dữ được thể hiện trong lời nói của chị Cốc với Dế Choắt ở ví dụ (142). Chị Cốc khi đang rỉa lông cánh bỗng nghe thấy tiếng hát từ trong đất vẳng lên, cùng lúc đó chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong hang
72
liền giận dữ quát lớn. Ví dụ (143) là lời giận dữ của Dế Mèn sau khi đã đánh bại được đối thủ hống hách của mình trong trận đấu đầu tiên khi làm trò chơi cho con trẻ. Còn ví dụ (144) lại là lời nói của bác Xiến Tóc, bác vô cùng tức giận khi Dế Mèn không nghe theo lời khuyên bảo của mình khi đánh nhau với kẻ yếu hơn mình mà còn ra vẻ thách thức. Tiếp theo ví dụ (145) là lời nói của anh trưởng Dế Mèn có kèm theo sắc thái giận dữ khi trở về nhà từ cuộc phiêu lưu đầu tiên mà Dế Mèn lại đến thăm hang của anh hai trước. Ví dụ (146) là sự tức giận của anh trưởng sau khi mắng Dế Mèn bất hiếu, không ở nhà trông nom phần mộ tổ tiên. Dế Mèn không nghe còn nói rõ ý kiến của mình, rồi rủ anh cùng đi phiêu lưu.
Sắc thái giận dữ, căm ghét được thể hiện trong câu thông qua việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của người nói: tao, mày, con; các tình thái từ: hử, à ở cuối câu. Các từ xưng hô này kết hợp với nội dung câu cho thấy rõ sắc thái tình cảm của người nói đối với người nghe là sắc thái giận dữ, căm ghét.
b. Sắc thái trịch thượng, khinh miệt thể hiện rõ quan hệ trên dưới giữa người nói và người nghe. Sắc thái này có trong những câu mà người nói thể hiện sự trịch thượng, tỏ vẻ bề trên với người nghe. Sắc thái trịch thượng, khinh miệt xuất hiện trong 12 câu khảo sát, gồm 2 câu trần thuật, 2 câu nghi vấn, 5 câu nghi vấn, 1 câu cầu khiến, 1 câu rút gọn, 1 câu đặc biệt.
Có thể xem xét một số ví dụ sau:
(147) Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào. (tr. 12)
(148) Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này. (tr. 14) (149) Cho mày bài học thuộc lòng về sự hống hách nhé! (tr. 24)
(150) Hỏi chơi thế thôi, chứ dù chú mình không muốn, ta bắt chú mình
phải muốn. (tr. 110)
Ví dụ (147) là lời nói kèm theo thái độ trịch thượng, tỏ vẻ coi thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt; khi thấy Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn không dám nói. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng nhưng tính tình lại kiêu căng, xốc nổi, chú tự cho mình là đứng đầu thiên hạ. Nên khi không rủ được Dế
73
Choắt trêu chị Cốc, Mèn đã tỏ vẻ coi thường Choắt và mắng Choắt nhút nhát, yếu đuối, Mèn sẽ làm việc đó một mình. Sắc thái trịch thượng, coi thường này của Dế Mèn được thể hiện rõ trong ví dụ (148). Ở ví dụ (149) là lời nói của Dế Mèn với chàng dế ngạo mạn và xấc xược nọ trong trận đấu với Mèn. Sau những cái đạp, bồi thêm mấy cái đá, dế nọ đã ngã lăn quay. Trên đây là lời nói tỏ vẻ coi thường của Mèn với cậu ta. Còn ví dụ (150) thể hiện rõ thái độ trịch thượng, coi thường của lão chim Trả với Dế Mèn khi lão bắt Dế Mèn phải coi nhà cho mình dù Mèn không muốn. Sắc thái trịch thượng, khinh miệt được thể hiện rõ trong câu qua việc lựa chọn sử dụng từ ngữ xưng hô: tao - chú mày/ mày - con mụ Cốc, ta - chú mình.
c. Sắc thái quỵ lụy thể hiện thái độ của người nói với người nghe và quan hệ trên dưới. Sắc thái quỵ lụy xuất hiện trong 4 câu, gồm 2 câu trần thuật, 1 câu cảm thán và 1 câu rút gọn.
Ví dụ:
(151) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (tr. 12)
(152) Lạy chị, em nói gì đâu! (tr. 14)
(153) Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. (tr. 26) (154) Rồi Xiến Tóc lục tội:
- Này ta hỏi: mày đáng khép tội gì? - Lạyanh… (tr. 28)
Trước hết sắc thái quỵ lụy trong ví dụ (151) là lời của Dế Choắt, dế ta đã hạ mình cầu xin Dế Mèn đào cho một cái ngách để phòng khi gặp hoạn nạn thì Choắt chạy sang nhà Dế Mèn. Ở ví dụ (152) là lời cầu xin của Dế Choắt với chị Cốc, sau khi chị Cốc quát mắng Dế Choắt vì tội trêu chị. Ví dụ tiếp theo là lời cầu xin của một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa Dế Mèn trong trận đấu với Dế Mèn. Còn ví dụ (154) là lời cầu xin của Dế Mèn với anh Xiến Tóc khi bị Xiến Tóc lục tội. Trong những ví dụ này, người nói
74
thường xưng là em kết hợp với động từ “lạy” để hạ mình nhằm cầu xin, van lạy người nghe làm điều gì đó cho mình hoặc nghe mình giải thích. Từ ngữ xưng hô: em - anh/ bác, em - chị và động từ ngôn hành: lạy chị/ bác/ anh trong những kiểu câu này đã thể hiện rõ sắc thái quỵ lụy của người nói với người nghe.
d. Sắc thái chê cười, mỉa mai là sắc thái phổ biến trong phạm vi khảo sát. Sắc thái này có trong 21 câu; gồm 7 câu trần thuật, 8 câu cảm thán, 1 câu nghi vấn, 1 câu cầu khiến và có trong 2 câu đặc biệt và 2 câu rút gọn. Ví dụ:
(155) Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như vậy! (tr. 11)
(156) Phỏng thử có thằng Chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú,thì chú có mà đi đời! (tr. 11)
(157) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. (tr. 11)
(158) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta chịu sao được. (tr. 12) (159) Rõ đồ hèn! (tr. 28)
Trong các ví dụ từ (155) đến (159) đều thể hiện rõ sắc thái chê cười, mỉa mai của người nói. Ví dụ đầu tiên là lời của Dế Mèn nói với Dế Choắt. Lời nói của Dế Mèn đã tỏ rõ vẻ mỉa mai của mình khi thấy cảnh sống cẩu thả của Dế Choắt, trái ngược với cái hang được đào bới hết sức cẩn thận có nhiều ngóc ngách của Mèn. Tiếp theo ví dụ (156) cũng là lời nói có sắc thái chê cười của Dế Mèn với Choắt khi thấy cái hang của Choắt đào nông, ở trong hang mà ai cũng có thể nhìn thấy. Sắc thái này được bộc lộ qua cách gọi tên của người nói với người nghe là Dế Choắt. Mặc dù Dế Mèn biết Dế Choắt bằng tuổi mình nhưng vẫn cố ý gọi Dế Choắt là chú. Cách xưng gọi này của Dế Mèn đã cho thấy vị thế cao sang của Mèn và thấp hèn của Choắt do người nói tự đặt ra. Đồng thời với kết cấu thì…đi đời trong câu nói của mình, Dế Mèn đã cất cao giọng điệu phê phán, mỉa mai đối với Choắt.Ví dụ (157) vẫn là sự chê cười của Mèn với cảnh nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, không biết nhìn xa trông rộng của Dế Choắt. Vẫn với cách xưng gọi chú mày với Dế Choắt, cùng kết cấu có…mà chẳng có.. Dế Mèn đã hạ một lời mỉa mai. Đó là cách cư xử của người vai trên, Dế Mèn đã tự cho mình cái quyền được lăng mạ, mỉa mai người nghe trong cuộc thoại với
75
mình.Còn ví dụ (158) tiếp tục vẫn là lời nói của Dế Mèn chê bai Dế Choắt hôi như cú mèo nên không thể để Choắt thông ngách sang nhà Dế Mèn được. Còn ở ví dụ (159), sắc thái mỉa mai được thể hiện rõ trong lời nói của bác Xiến Tóc với Dế Mèn với kết cấu Rõ+danh từ - tính từ .Trái với sự hống hách lúc chiều khi có sự bảo vệ của lũ trẻ, buổi tối khi Dế Mèn một mình ở nơi vắng vẻ trên giàn mồng tơi, khi thấy bác Xiến Tóc Mèn ta lo sợ vô cùng. Bác Xiến Tóc thấy được điệu bộ run rẩy của Mèn khi không có hai đứa trẻ bảo vệ như hồi chiều. Những cử chỉ, lời nói của Mèn giờ đây đã không còn như lúc trước nữa. Trước thái độ đó của Dế Mèn, bác Xiến Tóc không khỏi bộc lộ sự mỉa mai, chê cười Dế Mèn. Trước kẻ mạnh thực ra Dế Mèn cũng chỉ là một chàng dế yếu đuối, sợ cái chết.
e. Sắc thái lạnh nhạt, phàn nàn, giận dỗi được thể hiện trong năm câu. Sắc thái này có trong một câu cảm thán, một câu cầu khiến, một câu nghi vấn, một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Ví dụ:
(160) Đào tổ nông thì cho chết! (tr. 12) (161) Chả dám! (tr. 45)
(162) Xin chả dám. (tr. 45)
Sắc thái lạnh nhạt, thờ ờ của Dế Mèn đối với Dế Choắt được thể hiện rõ ở ví dụ (160). Mặc dù Dế Choắt đã cầu xin Dế Mèn nhưng Mèn ta vẫn không bận tâm mà còn coi thường và mắng Dế Choắt. Hai ví dụ sau là lời nói của anh trưởng với Dế Mèn với thái độ lạnh nhạt, mỉa mai vì Dế Mèn sau chuyến đi xa trở về lại vào nhà anh hai để thăm hỏi trước anh trưởng.
g. Sắc thái không đồng tình đồng ý chỉ có trong một câu trong phạm vi khảo sát. Ví dụ:
(163) Thưa anh, thế thì…hừ…hừ…em xin sợ. (tr. 14)
Ví dụ trên biểu lộ thái độ không đồng tình của Dế Choắt với Dế Mèn. Dế Mèn vốn là một chàng dế kiêu căng, xốc nổi, tự cho mình là đứng đầu thiên hạ rồi. Dế Mèn rủ Choắt trêu chị Cốc đang đứng rỉa lông cánh ở trước hang. Nhưng Dế Choắt không đồng tình và còn khuyên Mèn không nên đụng vào chị Cốc béo xù kia.
76
3.2.2.2. Phương tiện biểu thị nhóm sắc thái thái độ tiêu cực
Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái thái độ tiêu cực gồm 32 biểu thức ngôn ngữ, có đặc trưng về các mặt như sau:
- Về cấu tạo, từ loại:đặc trưng về cấu tạo, từ loại của các phương tiện chính biểu thị sắc thái cảm xúc tiêu cực của nghĩa tình thái thái độ thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 3.4. Phương tiện biểu thị sắc thái thái độ tiêu cực Kiểu cấu tạo/
từ loại Số lượng Tỉ lệ Ví dụ Từ (danh từ, đại từ, động từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ 29 91 - Danh từ: oắt;
- Đại từ: chú mày, ta, chú mình, mày, tao, con, chú; - Đại từ để hỏi: gì, thế; - Động từ: xin, lạy, cấm; - Phó từ: hãy, chẳng, rất; - Trợ từ: mà, rõ, kia, chứ, chỉ; - Tình thái từ: à, nhỉ, hả; - Thán từ: ôi thôi. Tổ hợp từ 3 9 hay là, chả dám, có giỏi Tổng 32 100%
Từ loại được dùng phổ biến để biểu thị sắc thái tiêu cực trong phạm vi khảo sát là danh từ, đại từ… (chiếm 91%).
- Về cú pháp: các danh từ, đại từ dùng để xưng hô, động từ và các tổ hợp từ hầu hết đều làm chủ ngữ (ví dụ 158) và trung tâm của thành phần vị ngữ trong câu ( ví dụ 153,163). Các phó từ làm bổ ngữ cho động từ, tính từ (ví dụ: Để từ đây mỗi khi mày định làm việc gì bậy bạ, hãy sờ lên chiếc râu cụt, lúc ấy nhớ lại lời ông Xiến Tóc nhé.). Trong các câu khảo sát, có 5 câu đặc biệt dùng để gọi đáp hoặc bộc lộ cảm xúc. Kiểu câu rút gọn cũng có 5 câu để thể hiện sắc thái
77
trịch thượng, lạnh nhạt trong giao tiếp, chủ yêu là những câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Ví dụ: Có giỏi thì xuống đây chơi nhau. Xét về mục đích nói thì kiểu câu chiếm số lượng lớn là câu cảm thán chiếm 28 % (ví dụ 160, 161) , tiếp theo là câu nghi vấn (ví dụ 145, 146) và câu trần thuật chiếm 24% (ví dụ 157, 158) , cuối cùng là câu cần khiến chiếm 5,4%. Kiểu câu rút gọn (ví dụ 154) và câu đặc biệt (ví dụ 161) cùng chiếm 8,8%.
Như vậy, qua các số liệu khảo sát về nghĩa tình thái thái độ trong tác phẩm, qua các từ ngữ biểu thị nghĩa tình thái mà nhà văn Tô Hoài sử dụng, chúng tôi thấy rõ sự khác nhau giữa các nhân vật. Dế Mèn cao giọng phê phán, mỉa mai, giảng giải. Dế Choắt thì dè dặt, chừng mực, thiếu tự tin khi trò chuyện cùng Dế Mèn. Điều này càng ghi nhận sự tương phản giữa Dế Mèn và Dế Choắt: Chàng Dế Choắt bẩm sinh đã yếu đuối rất tránh nói năng vần vè, cố nói sao cho thận trọng giữ kẽ và thể hiện sự chừng mực. Việc lựa chọn những phương tiện khác nhau để biểu thị sự khác nhau trong tính cách của mỗi nhân vật chính là sự độc đáo, tài năng của ngòi bút miêu tả nhân vật trong tác phẩm của tác giả .
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, chúng tôi đã thống kê, phân loại sự xuất hiện của các loại nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với người nghe trong tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu kí. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã mô tả, phân tích các loại nghĩa tình thái cụ thể qua từng sắc thái của chúng. Mỗi loại nghĩa tình thái đạo lí và nghĩa tình thái thái độ đều được xem xét ở các phương diện và được phân tích, minh họa qua các ví dụ cụ thể. Mỗi loại nghĩa tình thái, chúng tôi đều có một bảng thống kê, đối chiếu chúng để rút ra một số nhận xét về đặc trưng của mỗi loại nghĩa tình thái. Qua số liệu khảo sát, chúng tôi đã thấy rõ được sự khác nhau về nghĩa tình thái trong mỗi câu văn mà tác giả dành để miêu tả nhân vật của mình. Với những sắc thái đạo lí và thái độ thể hiện trong lời nói của nhân vật, chúng tôi nhận thấy sự tự tin, kiêu ngạo của chàng Dế Mèn trong chặng đường đời đầu tiên. Nhưng sau đó là sự chín chắn, hòa nhã, thân thiện của Dế
78
Mèn dành cho mọi người xung quanh khi đã trải qua bao trải nghiệm đầy ý nghĩa của mỗi chuyến phiêu lưu. Những kết luận rút ra ở đây về nghĩa tình thái đạo lí và nghĩa tình thái thái độ trong Dế mèn phiêu lưu kí cũng phản ánh những điểm cơ bản của nghĩa tình thái của câu tiếng Việt.
79
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài “Nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài”, luận văn đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu và vận dụng nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt như sau:
1. Luận văn có phạm vi khảo sát là tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. Luận văn đã xác định được những vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đó là định nghĩa về câu, các bình diện nghiên cứu câu, thành phần câu, các vấn đề về nghĩa tình thái như: định nghĩa, phân loại, các phương tiện biểu thị. Đây là cơ sở để luận văn thực hiện nhiệm vụ khảo sát nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.
2. Qua việc khảo sát, thống kê, phân loại nghĩa tình thái chủ quan được biểu hiện thông qua các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, chúng tôi muốn người đọc hiểu thêm về giá trị của nghĩa tình thái chủ quan trong việc xây dựng nhân vật. Với mỗi nhân vật, việc lựa chọn và sử dụng nghĩa tình thái trong từng tình huống giao tiếp của nhà văn đã góp phần thể hiện trạng thái tâm lí tính cách nhân vật. Từ đó có thể thấy nghĩa tình thái