3.1.2.1. Tính hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí biểu thị sắc thái khả năng phi hiện thực
Sắc thái khả năng phi hiện thực biểu thị hành động nêu trong câu có thể không trở thành hiện thực, bởi về mặt đạo lí, tác thể được nói đến trong câu không phải có trách nhiệm thực hiện hành động đó. Sắc thái này có trong 8 câu khảo sát (2 câu cảm thán, 5 câu trần thuật, 1 câu cầu khiến; trong đó có 2 câu rút gọn). Ở đây cũng có thể phân biệt các câu biểu thị ý chí ngoài với các câu biểu thị ý chí chủ thể.
* Nhóm câu biểu thị ý chí ngoài gồm 3 câu, thường là những câu được người nói sử dụng với mục đích miễn trừ, tức câu có sự xuất hiện của ý chí ngoài nào đó điều khiển sự phủ định một hành động mà lẽ ra người nghe phải thực hiện. Xem xét một số ví dụ sau:
(118) Ấy chớ!Cứu anh thì đã đành, nhưng đừng vào bây giờ. (tr. 114) (119) Em chịu khó ra ngoài đợi sáng mai, lúc lão ta trở dậy bay đi, lão đi rồi ta vào thì chắc chắn hơn. (tr. 114)
Ví dụ (118) là lời ngăn cản của Dế Mèn không cho Dế Trũi và các bạn Châu Chấu Voi vào cứu Dế Mèn ngay tức khắc. Ví dụ còn lại là lời ngăn cản của Dế Mèn với Dế Trũi, để đợi lúc lão chim Trả ra ngoài vào sáng mai thì vào hãy vào hang cứu Dế Mèn.
Người nói miễn trừ hành động mà người nghe phải thực hiện, đó là điều thường hợp với nguyện vọng của người nghe. Vậy nên những áp đặt của người nói không cần ý chí cao. Hơn nữa, hành động lại không phải do người nói tiến hành mà do người nghe, phụ thuộc vào người nghe nên nó càng rõ tính khả năng. Cơ sở của sự miễn trừ hành động của Dế Mèn đối với Dế Trũi và các bạn Châu Chấu Voi là sự lo lắng của Mèn cho các bạn, và sự suy đoán của bản thân để việc các bạn vào hang cứu mình được thành công hơn.
* Nhóm câu biểu thị ý chí chủ thể là những câu được người nói sử dụng để phủ định một hành động mà đáng lẽ mình phải làm. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
65
(120) Mặc kệ! Có giỏi thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xó đấy à? (tr. 24) (121) Rồi các bạn ấy bỏ trốn đi đâu tôi không biết. (tr. 101)
(122) Thôi tôi mặc kệ cả. (tr. 101)
(123) Tôi xua tay, lắc đầu và bảo với những kẻ viển vông ấy rằng “tôi xin
thôi nghe việc đó”. (tr. 102)
Nghĩa tình thái đạo lí được thể hiện trong ví dụ (120). Đây là lời chàng dế nọ trong trận song đấu với Dế Mèn. Cậu ta dùng để từ chối, tự miễn cho mình trách nhiệm phải nghe theo những lời của Dế Mèn trước trận đấu. Ví dụ (121) là lời tự miễn trừ cho mình trách nhiệm quan tâm đến mọi thứ xung quanh của bác Xiến Tóc vì đã có phen quá sợ và vì buồn. Lời của bác Xiến Tóc trong ví dụ (122) nói ra để tự nhủ mình mặc kệ tất cả mọi thứ xung quanh để tìm về nơi thanh vắng.
Các tổ hợp mang nghĩa phủ định làm phương tiện chính ở các ví dụ trên cũng thường được làm nổi bật bằng cách dùng cách phát âm mạnh hơn so với những từ ngữ khác trong câu. Cơ sở đạo lí của sự tự miễn trừ trong những ví dụ trên cũng rất rõ. Đó chính là quyền bảo tồn sự sống của chính mình.
3.1.2.2. Phương tiện thể hiện sắc thái khả năng phi hiện thực
Có 6 biểu thức ngôn ngữ được coi là phương tiện chính giúp biểu thị sắc thái khả năng phi hiện thực. Có thể miêu tả sơ lược các phương diện của chúng như sau:
- Về cấu tạo, từ loại: Các phương tiện chính biểu thị sắc thái phi hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2. Phương tiện biểu thị sắc thái phi hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí
Kiểu cấu tạo/ từ
loại Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ Từ ( động từ, phó từ, trợ từ) 6 100 - Động từ: mặc kệ, thôi; - Phó từ: không, chớ, đừng; - Trợ từ: thì
66
- Phương diện ngữ pháp: các phó từ làm bổ ngữ (ví dụ: Không tôi không đến vùng Rùa Rùa.), các phương tiện còn lại đều giữ chức vụ vị ngữ trong câu (ví dụ: Thôi tôi mặc kệ cả). Sắc thái phi hiện thực chủ yếu có trong câu trần thuật (71%, ví dụ: Rồi các bạn bỏ trốn đi đâu tôi không biết.), câu cảm thán (29%, ví dụ: Mặc kệ!). Xét về kiểu cấu tạo thì các câu có sắc thái khả năng phi hiện thực cũng tồn tại ở dạng rút gọn (29%, ví dụ: Cứu anh thì đã đành, nhưng đừng vào bây giờ).