Các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 37 - 41)

Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong tiếng Việt cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như Diệp Quang Ban, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Thị Nhung,…

Diệp Quang Ban trong [1], [2], [3], [4] với quan niệm nghĩa tình thái được chia thành tình thái của hành động nói và tình thái của phát ngôn. Vì thế, khi nghiên cứu các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, ông quan tâm đến sự thể hiện của chúng gắn với các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và có thể nói rõ nhất là kiểu câu cảm thán, câu cầu khiến và câu nghi vấn.

Nguyễn Văn Hiệp cho rằng trong tiếng Việt, ngoài ngữ điệu thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trò rất quan trọng. Theo tác giả, có 12 nhóm chính biểu hiện nghĩa tình thái. [17, tr. 140 – 141]

Nguyễn Thị Lương khi phân loại nghĩa tình thái cũng đồng thời đề cập đến các phương tiện biểu hiện chúng: Tình thái của hành động nói (các phương

31

tiện biểu hiện mục đích nói), tình thái liên cá nhân (biểu hiện qua các đại từ nhân xưng, các động từ, thán từ hô gọi, các động từ, tiểu từ tình thái), tình thái chủ quan (biểu hiện qua các quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái) và tình thái khách quan (biểu hiện qua các biểu thức tình thái, phó từ,…)

Nguyễn Thị Nhung đề cập đến phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái qua các phương diện: ngữ âm, cấu trúc và từ loại, chức năng cú pháp.

Hệ thống và tổng hợp các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái của các tác giả đi trước, chúng tôi trình bày phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái theo các phương diện sau:

1.2.3.1. Về phương diện ngữ âm

- Ngữ điệu là yếu tố không thể thiếu được của câu, của phát ngôn. Ngữ điệu là khúc đoạn của lời nói và bao giờ cũng phải có ý nghĩa thông báo nhất định. Trong những câu vắng mặt các phương tiện từ ngữ tình thái thì ngữ điệu chính là phương tiện ngữ âm biểu thị nghĩa tình thái. Có thể khẳng định, ngữ điệu không chỉ là nhân tố cấu thành câu mà còn là một phương tiện để biểu hiện nghĩa tình thái của câu.

- Trọng âm: Đó là “âm tiết mang trọng âm trong từ nói chung, là âm tiết được phát âm căng hơn, dài hơn so với các âm tiết còn lại [4, tr 20]. Trong một số trường hợp trọng âm kết hợp với ngữ điệu trong câu để thể hiện tình thái đánh giá về nội dung hiện thực của lời nói.

(32) Cái áo này một triệu cơ đấy! 1.2.3.2. Về phương diện cấu trúc và từ loại

a. Về cấu trúc

* Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái có cấu tạo là một từ

Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái có cấu tạo là một từ: trừ từ loại quan hệ từ (liên từ), các từ loại còn lại đều có thể biểu hiện nghĩa tình thái của câu. Cụ thể:

- Danh từ: các danh từ có nguồn gốc khác nhau, phạm vi sử dụng khác nhau có thể góp phần biểu thị nghĩa tình thái của câu. Có thể so sánh các cặp từ

32

đồng nghĩa sau để thấy được sự biểu thị nghĩa tình thái khác nhau của chúng:

nhi đồng – trẻ em; phụ nữ - đàn bà; phu nhân – vợ.

- Tính từ: các tính từ ghép phân nghĩa góp phần biểu thị nghĩa tình thái rõ rệt. Ví dụ: to đùng, bé tí, trắng bệch, đen sì,…

- Đại từ xưng hô: các đại từ xưng hô và các từ ngữ dùng để xưng hô được lựa chọn dùng trong giao tiếp thể hiện nghĩa tình thái của câu ở các sắc thái: lịch sự (anh - em) - thân mật, suồng sã (tao/ta - mày/chú mày); yêu quý, tôn trọng (anh - em) - trịch thượng, coi thường (ta - chú mày, chú em),…

- Động từ: các nhóm động từ sau cũng góp phần biểu hiện nghĩa tình thái trong câu:

+ Động từ tình thái: toan, định, cố, muốn, đành, được,…

+ Động từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành: ra lệnh, van xin, đề nghị, yêu cầu,…

- Phó từ: đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng, không, chưa, chẳng, chả,… Ví dụ: (33) Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.

- Thán từ: A, á, ối, ái,… Ví dụ:

(34) Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.

- Trợ từ: mỗi, chỉ, những, tận,… Ví dụ: (35) Nhà chị những sáu tầng kia à?

- Tình thái từ: có lẽ, hình như,

(36) Hình như nó cũng biết chuyện này.

* Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái có cấu tạo là một tổ hợp từ: đó là các quán ngữ tình thái: ai bảo, nói gì thì nói, thảo nào, tội gì, kể ra, đằng thẳng ra, thảo nào, té ra, hóa ra, thì ra, ơ kìa, may quá, may sao, ơn trời, có mỗi, chỉ có…thôi, nào có là bao, là cùng, là mấy, bất quá… là cùng, , tận, những…cơ,… Ví dụ:

33

* Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái có cấu tạo là một C-V: tôi e rằng, tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng,…; là câu đặc biệt cảm thán.

(38) Tôi cho là anh ấy không biết chuyện này.

(39) Lạy trời lạy đất! Nó thấy bố nó nói thế thì nó không nói gì nữa. (Nam Cao)

Lạy trời lạy đất! là câu đặc biệt cảm thán.

1.2.3.3. Về phương diện chức năng cú pháp

Về phương diện chức năng cú pháp, phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái có thể giữ các vai trò cú pháp trong câu như: làm thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), làm thành phần phụ (khởi ngữ, trạng ngữ), làm thành phần biệt lập (tình thái ngữ, phụ chú ngữ, hô ngữ). Ví dụ:

(40) Đúng là tôi nói thế.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã trình bày cơ sở lí thuyết của đề tài. Hai nội dung lí thuyết được đề cập tới là: 1) Một số khái niệm ngôn ngữ học công cụ; 2) Quan niệm của tác giả đề tài về nghĩa tình thái của câu. Nội dung thứ nhất bao gồm những vấn đề cụ thể là: các khái niệm liên quan đến câu (khái niệm và thuật ngữ câu, cấu trúc ngữ pháp, nghĩa của câu); các khái niệm có liên quan đến từ (từ, tổ hợp từ, cặp từ, cặp tổ hợp từ, kết cấu, từ loại). Đây là những cơ sở giúp cho xác định đơn vị mang nghĩa tình thái chủ quan và các phương tiện, cách thức biểu thị nghĩa tình thái chủ quan. Phần tiếp theo là nội dung trọng yếu của chương, trình bày nghĩa tình thái ở các phương diện: khái niệm, sự phân loại nghĩa tình thái và các phương tiện biểu hiện. Những nội dung này được trình bày tương đối chi tiết để tạo cơ sở cho việc khảo sát, miêu tả nghĩa tình thái chủ quan của câu ở chương 2 và chương 3 của luận văn.

34

CHƯƠNG 2: TÌNH THÁI BIỂU THỊ QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI NÓI VÀ NỘI DUNG ĐƯỢC NÓI TỚI TRONG TÁC PHẨM

DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ

Kết quả khảo sát nghĩa tình thái chủ quan biểu thị quan hệ giữa người nói và nội dung được nói đến trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” cho thấy trong văn bản này có đầy đủ các loại nghĩa tình thái như nghĩa tình thái nhận thức, đánh giá, có đầy đủ các kiểu sắc thái, nhóm sắc thái trong mỗi loại nghĩa tình thái. Ở chương này, luận văn đi vào tìm hiểu, trình bày những nội dung cụ thể sau:

- Tần số xuất hiện của mỗi loại nghĩa tình thái;

- Các kiểu câu, tỉ lệ các kiểu câu chứa mỗi loại nghĩa tình thái;

- Biểu hiện cụ thể của nội dung các sắc thái cùng tính chủ quan của nó; - Đặc trưng về cấu tạo, từ loại, ngữ âm, ngữ pháp của các phương tiện; Sau đây, chúng tôi sẽ miêu tả từng loại nghĩa tình thái chủ quan biểu thị quan hệ giữa người nói và nội dung được nói đến của câu trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” để làm sáng tỏ những vấn đề này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)