Nghĩa tình thái đánh giá về lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 48 - 51)

2.2.1.1. Đánh giá về lượng là đánh giá thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan về mặt khối lượng, kích thước, tốc độ,… phân biệt với chất. Nhóm này bao gồm 4 sắc thái tồn tại theo từng cặp thể hiện các kiểu ý nghĩa mang ý nghĩa đối lập: đánh giá về lượng nhiều/ ít của sự vật; đánh giá về tính chất ngắn/ dài, sớm/ muộn của thời gian, nhanh/ chậm của tốc độ, gần/ xa của không gian; đánh giá về mức độ cao/ thấp của tính chất, trạng thái; và đánh giá về tính cực cấp (cực cao/ cực thấp) của con số, tính chất, trạng thái. Trong Dế Mèn phiêu lưu ký, nhóm sắc thái đánh giá về lượng có trong 217 câu, bao gồm 210 câu trần thuật, 7 câu cảm thán, và có trong 11 câu rút gọn, 3 câu đặc biệt, 30 câu ghép, 173 câu đơn.

Bảng 2.5. Kiểu câu có nghĩa tình thái đánh giá về lượng

Kiểu câu Số lượng Tỉ lệ

Câu chia theo mục đích nói

Câu trần thuật 210 96

Câu cảm thán 7 4

Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp Câu ghép 30 14 Câu đơn 173 79 Câu rút gọn 11 5 Câu đặc biệt 3 2 Tổng 217 100

42

- Sắc thái đánh giá về lượng nhiều/ít của sự vật chỉ có ở 1 câu (chiếm 0,5%), ví dụ:

(54) Đến lượt Nhái Bén, Nhái Bén ngoẹo mình, giơ mạng sườn, làm hiệu và kiếu: tôi gầy lắm, đứa nào thổi mạnh một cái tôi cũng ngã, huống chi chúng những hai đứa… (tr. 69)

Trợ từ những trong ví dụ 1 đã thể hiện sự đánh giá về lượng (hai đứa) là nhiều. - Sắc thái đánh giá về tính chất ngắn/dài, sớm/muộn của thời gian, nhanh/ chậm của tốc độ, gần/xa của không gian thể hiện trong 19 câu. Ví dụ:

(55) Mà bây giờ, dần dần mới vài ngày lênh đênh đã nhẵn hết cỏ. (tr. 55) (56) Suốt ngày, họ cãi cọ om sòm bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép. (tr. 13)

(57) Choảng nhau rối rít đến tận chiều cũng chưa ngã ngũ bên được bên thua. (tr. 91)

(58) Khi đêm đã xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận

giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì gảy đàn thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông, mới tan cuộc, ai về nhà nấy. (tr. 9)

Ở ví dụ (55) người nói đã dùng từ mới để thể hiện sự đánh giá rằng khoảng thời gian mình ở trên bè còn ngắn ngủi. Trong ví dụ (56), tác giả lại dùng từ suốt nhằm đánh giá rằng việc cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông cãi cọ đã kéo rất dài. Cùng sử dụng từ tận để biểu thị sự đánh giá, nhưng ở ví dụ (57) với từ tận tác giả thể hiện sự đánh giá về thời gian: việc Dế Mèn đánh nhau với đám Châu Chấu đã diễn ra từ lâu. Còn trong ví dụ (58), tác giả dùng từ tận để thể hiện sự đánh giá về không gian: việc các bô lão dế tụ hội đã ra xa khỏi hang.

- Sắc thái đánh giá về mức độ cao/thấp của tính chất, trạng thái xuất hiện phổ biến nhất, có 193 câu (chiếm 89%). Ví dụ:

43

(59) Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. (tr. 8)

(60) Đã vậy, tính nết lại ăn sổi ở thì có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. (tr. 11)

(61) Chỉ còn hai cái râu thò lên đụng đậy. (tr. 20) (62) Chúng tôi vừa làm được việc to tát quá. (tr. 142)

Trong các ví dụ (59),(60),(61) từ chỉ, chỉ còn cho thấy sự đánh giá số lượng, trạng thái ở việc đào hang của Dế Choắt đã bị Dế Mèn đánh giá ở mức độ thấp. Ngược lại, trong ví dụ (62) từ quá đã thể hiện việc làm của Dế Mèn và các bạn được đánh giá ở mức độ cao.

- Sắc thái đánh giá về tính cực cấp của con số, tính chất, trạng thái chỉ xuất hiện trong 2 ví dụ.

(63) Song tôi chưa cần biết đến thế, tính đến thế. (tr. 8)

(64) Ôi chao, nếu không mau chân, bọn này cứ thắt mãi vòng vây, chí nguy! (tr. 71)

Ở ví dụ (63), từ đến thế đã thể hiện sự đánh giá về việc Dế Mèn được ra ở riêng là đã ở mức độ cao nhất. Còn ở ví dụ (64), độ nguy hiểm của Dế Mèn và Dế Trũi được đánh giá là ở mức độ tuyệt đối qua từ chí nguy!

2.2.1.2. Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về lượng

Phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về lượng theo thống kê của chúng tôi gồm 24 biểu thức, biểu hiện ở các phương diện như sau:

- Về cấu tạo, từ loại: có thể thấy đặc trưng về mặt cấu tạo và từ loại của các phương tiện chính biểu thị nhóm sắc thái nghĩa tình thái đánh giá về lượng qua bảng 2.3.

44

Bảng 2.6. Phương tiện chính biểu thị sắc thái đánh giá về lượng Kiểu cấu

tạo/ từ loại Số lượng Tỉ lệ Ví dụ

Từ (tính từ, phó từ, trợ từ, chỉ từ) 193 - Tính từ: suốt, - Phó từ: lắm, rất, quá, thật, hơi; - Trợ từ: những, cả, đến, tận, chỉ, - Đại từ chỉ định: kia

-Đại từ: bao nhiêu

Tổ hợp từ 7 Biết bao, chí nguy

Cặp từ 9 Đã… mà, càng… càng,

đã… lại, vừa…vừa

Như vậy, cấu tạo của phương tiện chính ở đây phân bố tương đối đồng đều ở các dạng cấu tạo cặp từ, tổ hợp từ, từ và kết cấu từ loại dùng phổ biến hơn cả là trợ từ chỉ (94 lần).

- Về vai trò cú pháp và kiểu câu: Các trợ từ thường làm tình thái ngữ (như ví dụ 59,60), các phó từ, tổ hợp từ, cặp phó từ thường làm bổ tố (ví dụ 62,63). Hầu hết các câu chứa nhóm sắc thái đánh giá về lượng đều là câu trần thuật (97%, như ví dụ 54,55,56). Số câu cảm thán (3%, như ví dụ 64) câu rút gọn (5%, như ví dụ 57) đều không đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghĩa tình thái chủ quan trong tác phẩm “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” của nhà văn Tô Hoài (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)