3.1.1.1. Tính hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí biểu thị sắc thái khả năng hiện thực Sắc thái khả năng hiện thực là sắc thái biểu thị hành động trong câu có thể trở thành hiện thực vì nó phù hợp về mặt đạo lí. Đây là những hành động được cho phép, được khuyên, yêu cầu hay xin cho diễn ra (ý chí ngoài), cũng có thể là những hành động đang xin phép, đang ngỏ ý hay hứa ( ý chí chủ thể) để được thực hiện.
59
Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, sắc thái này được thể hiện ở 66 câu. Trong đó có 41 câu trần thuật, 14 câu cầu khiến, 2 câu nghi vấn và 9 câu rút gọn. Trong số này, cũng có thể phân biệt các câu biểu thị ý chí ngoài với các câu biểu thị ý chí chủ thể.
* Nhóm câu biểu thị ý chí ngoài:
Đây là nhóm lớn, bao gồm 56 câu, được người nói sử dụng với mục đích rủ, mời, van lạy, khuyên, cho phép…Ví dụ:
(104) Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (tr. 12)
(105) Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không? (tr. 12)
(106) Em lạy bác, em lạy bác, bác tha cho em. Bác là người lớn, bác đã có càng to rồi, còn em, em vừa ra đời có mấy hôm, hôm qua được mẹ em dắt cho đi ở riêng thôi mà. (tr. 26)
(107) Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ… (tr. 14) (108) Thả nó đi, Bé ạ. (tr. 31)
(109) Em chào anh, mời anh ngồi chơi. (tr. 35)
(110) Phá các vòng vây đi! Đốt hết văn tự nợ đi! (tr. 38)
(111) Em về chuyến này, trước thăm mẹ và các anh, sau rủ anh cùng đi xa. (tr. 43)
(112) Chú đừng nghĩ thế mà nản lòng anh em ta. (tr. 57)
(113) Chú mày biết điều thì mau mau tránh đi nơi khác là hơn cả. (tr. 82) Trong ví dụ (104), Dế Choắt dùng câu có yếu tố tình thái hay là để nài nỉ, nhờ Dế Mèn đào cho một cái ngách thông sang hang của Dế Mèn để phòng khi có việc gì thì còn cậy nhờ Dế Mèn cứu giúp. Sắc thái rủ rê lại được thể hiện rõ trong lời của Dế Mèn với Dế Choắt, anh bạn hàng xóm yếu ớt cùng trêu đùa chị Cốc đang đứng rỉa lông cánh ở trước cửa hang. Từ muốn trong câu cùng với cặp từ xưng hô tớ - chú mày ở ví dụ (105), cho thấy thái độ trịch thượng, coi thường đối tượng giao tiếp của Mèn. Nghĩa tình thái đạo lí ở ví dụ (106) là lời van xin
60
của anh chàng đối thủ Dế Mèn trong một trận đánh nhau mua vui cho lũ trẻ. Đối thủ lần này của Mèn là một anh chàng có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa Dế Mèn, nên vừa trông thấy Mèn đã van lạy Mèn rối rít. Từ lạy kết
hợp với cặp từ xưng hô em - bác đã cho thấy rõ sự nhún nhường đến sợ hãi của kẻ yếu thế. Qua việc sử dụng các từ đừng, phải chúng ta có thể nhận thấy sắc thái khuyên can của người nói là Dế Choắt trong ví dụ (107). Đó là lời khuyên của chàng Dế Choắt đối với Dế Mèn, khi Mèn ta rủ Dế Choắt gầy gò, yếu đuối trêu chị Cốc. Choắt khuyên can Dế Mèn đừng trêu chị Cốc, phải biết sợ trước kẻ lớn hơn mình. Còn trong ví dụ (108), khi thấy Dế Mèn không còn hoạt bát, khỏe mạnh như trước, cả ngày nằm lử dử, Nhớn đã khuyên Bé chả nên nuôi một thằng dế ốm, một thằng dế do đánh nhau nhiều quá nên kiệt sức bây giờ mắc bệnh ho lao. Ở ví dụ (109) Chị Nhà Trò đã rất lịch sự và mềm mại khi lễ phép mời Dế Mèn ngồi xuống để giãi bày nỗi oan trái trong lòng. Sắc thái mời được thể hiện trực tiếp. Ở ví dụ (110) lại là lời của Dế Mèn khi khuyên bọn Nhện béo múp xóa công nợ cho chị Nhà Trò, phá các dây tơ chăng lưới con đường về tổ Nhà Trò. Ví dụ (111) là lời của Dế Mèn rủ anh hai cùng đi du lịch một chuyến xa để cùng phiêu lưu, thăm thú mọi nơi. Trong chuyến phiêu lưu của Dế Mèn và Dế Trũi, chẳng may bè của hai chàng dế bị trôi dạt ở một vùng mênh mông sông nước. Qua nhiều ngày, cả hai bị cái đói ghê gớm đánh liệt từng bộ phận trong người, ví dụ (112) chính là lời của Dế Mèn khuyên Dế Trũi hãy lạc quan, đừng nản lòng để tìm cách vượt qua những ngày khó khăn này. Cuối cùng là lời khuyên của bác Cành Cạch với Dế Mèn trong trận giao tranh với võ sĩ Bọ Ngựa. Bác ta thở hổn hển nói với Dế Mèn hãy tránh đi nơi khác là hơn cả vì cả vùng này không ai dám động đến cái lông chân của võ sĩ Bọ Ngựa. Các từ được in đậm trong những câu trên là những phương tiện chính để biểu thị nghĩa tình thái đạo lí.
Ở các câu trên, chủ thể nói áp đặt hành động với người nghe. Những áp đặt này đều được coi là ở mức độ thấp bởi người nói dù có rất thiết tha nhưng cũng không thể đưa ra những đòi hỏi gay gắt buộc người nghe phải tiến hành
61
việc được nói trong câu bởi người nói có vị thế giao tiếp thấp hơn người nghe (ví dụ 104,106,107) hoặc đang có quan hệ thân mật, tốt đẹp với người nghe (ví dụ 109, 111, 113).
Những sự áp đặt này có cơ sở là tính đạo lí. Đó là những chế định của cộng đồng xã hội như: trọng thiên lương, tình cảm chị em (ví dụ 109,110,111); tôn trọng quy luật vận động của tự nhiên: quy luật và quyền bảo tồn sức khỏe, sự sống của con người (ví dụ 104, 106, 107, 108, 112, 113). Trong nhóm này, phong phú nhất là các câu dùng để khuyên (23 câu), sau đó là đến các câu dùng để rủ (11 câu) và các câu dùng để mời (5 câu).
* Nhóm câu biểu thị ý chí chủ thể
Nhóm này chỉ gồm 10 câu, chứa hành động xin phép, ngỏ ý hay hứa của người nói. Dưới đây là một số ví dụ:
(114) Tôi phải đi tìm, cùng trời cuối đất nơi nào tôi cũng đi, đi bao giờ gặp được nhau thì anh em tôi lại trở về đây. (tr. 91)
(115) Tôi quyết bỏ cái bọn vô tích sự này và lại ra đi ngay hôm đấy. (tr. 106) (116) Tuy chẳng lúc nào em quên tình anh em nhưng em cũng tình nguyện đi với các anh Châu Chấu Voi và em tin chắc ngày kia anh em sẽ gặp nhau. (tr. 116)
(117) Nay tôi xin cùng các bạn đi khắp thế gian, làm cho được những gì ta đương mong ước. (tr. 118)
Trong trận đấu với bọn Châu Chấu Voi, điều đau đớn cho Dế Mèn là Trũi đã bị Châu Chấu Voi bắt làm tù binh. Cả đêm Dế Mèn trằn trọc, không ngủ được. Trước đây Mèn và Trũi đã thề sinh tử có nhau, nên bây giờ cơ sự xảy ra, Dế Mèn không cam tâm ngồi lại. Nghĩa tình thái trong câu là lời tự hứa của Dế Mèn khi ai nấy đều xúm lại can ngăn, không muốn Dế Mèn đi. Nhưng Mèn không đành tâm ở lại khi Trũi bị Châu Chấu Voi cầm tù. Dế Mèn hứa với mọi người, bao giờ gặp lại được Dế Trũi thì cả hai sẽ trở về. Ví dụ (115) lại là lời Dế Mèn ngỏ ý dứt khoát rời bỏ đàn ong mải mê rong ruổi; rời bỏ một bác Xiến Tóc to xác, quá lười để tiếp tục ra đi mà không từ biệt ai. Ví dụ (116) là sự ngỏ ý tự
62
nhận lấy trách nhiệm của Dế Trũi khi đi theo Châu Chấu Voi để phiêu lưu mọi nơi. Còn ví dụ (117) là lời hứa của Dế Mèn với các bạn Châu Chấu Voi và Dế Trũi cùng đi khắp thế gian và làm những điều mong ước.
Các từ in đậm trong những ví dụ trên là phương tiện chính thể hiện nghĩa tình thái đạo lí trong câu. Ở đây, người nói và người thực hiện hành động là một, nhưng người nghe lại là người khác.
Ở các câu này, người áp đặt ý chí cũng là tác thể nên tính hiện thực của hành động nêu trong câu có thể cao hơn nhóm câu biểu thị ý chí ngoài. Tuy vậy, hành động ở các câu ngỏ ý có được thực hiện hay không vẫn phải tuỳ thuộc vào sự cho phép của người nghe. Còn ở trường hợp câu hứa, sự hiện thực hoá của hành động không phụ thuộc vào sự cho phép của người nghe nhưng ý chí áp đặt của người nói không cao. Bởi hứa cũng chỉ là một sự sẵn lòng vì người khác chứ không nảy sinh từ sự thiết tha của bản thân người nói.
Cơ sở của những sự áp đặt này có thể là tình anh em, tình bằng hữu. Đó cũng là những nét đẹp trong văn hóa, đạo đức của dân tộc ta.
Tính đạo lí của nhóm câu này thể hiện ở cơ sở của những sự tự áp đặt có thể là: sự lễ độ, lòng mến khách, tình cha con, tình chị em. Đó cũng chính là những nét đẹp trong văn hoá, đạo đức dân tộc. Trong nhóm, câu dùng để thể hiện sự hứa hẹn của bản thân người nói có số lượng lớn hơn cả: 5 câu.
Qua các số liệu khảo sát, chúng tôi thấy nhóm câu biểu thị ý chí chủ thể tập trung trong lời nói của nhân vật Dế Mèn. Sau bài học đường đười đầu tiên, chàng Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi đã trở nên suy nghĩ chín chắn, tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Sắc thái hứa hẹn trong lời nói của Dế Mèn đã thể hiện sự thay đổi về tính cách của một chàng dế trưởng thành đã qua những sóng gió cuộc đời và trở nên chín chắn hơn. Với việc lựa chọn từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái đạo lí trong câu, chúng ta có thể thấy ngòi bút tinh tế, sắc sảo của nhà văn Tô Hoài khi khắc họa nhân vật của mình.
3.1.1.2. Phương tiện thể hiện sắc thái khả năng hiện thực
63 ngôn ngữ, với những đặc trưng sau đây:
- Về cấu tạo, từ loại: các phương tiện chính biểu thị sắc thái hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Phương tiện chính biểu thị sắc thái hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí
Kiểu cấu tạo/ từ
loại Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ
Từ (động từ, phó từ, trợ từ)
26 74 - Động từ: để, muốn, xin, phải, mời, đi, đem, nên, lạy, cứu, cấm, rủ, thử, tìm, định, quyết, làm, bắt;
- Phó từ: cứ, đừng, ra, lên, sẽ, hãy, vẫn;
- Trợ từ: thì
Tổ hợp từ 8 23 cho phép, hay là, đùa chơi, không được, chả nên, không nên, không bao giờ.
Cặp từ 1 3 có… thì
Tổng 35 100%
Theo đánh giá của chúng tôi, phương tiện tiêu biểu của sắc thái hiện thực của nghĩa tình thái đạo lí là “sẽ”
- Về cú pháp: hầu hết các từ, tổ hợp từ đều giữ vai trò vị ngữ trong câu (ví dụ 105,107,111,112). Các câu chứa sắc thái khả năng hiện thực không có cấu tạo là câu đặc biệt, nhưng có nhiều ở dạng câu rút gọn (18%, ví dụ 110). Còn xét về mục đích nói thì trong 66 câu chứa sắc thái khả năng hiện thực có 57% là câu trần thuật (ví dụ 104, 106, 109), 23% là câu cầu khiến ( ví dụ 107, 112, 113) và 2% là câu nghi vấn (ví dụ 105).
64