Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 39 - 42)

- Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân (2015) đã nghiên cứu về phát triển nguồn tài chính cho DNNVV tại Hà Nội. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn của DNNVV tại Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra: (i) nguồn tài chính của DNNVV tại Hà Nội chủ yếu là vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp; (ii) nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cung cấp cho DNNVV chưa tương xứng với tiềm năng; (iii) những nguyên nhân cơ bản trong việc hạn chế DNNVV huy động vốn xuất phát từ yếu tố vĩ mô, trình độ nhận thức, quản lý của doanh nghiệp và

2 6

rào cản về tài sản thế chấp của ngân hàng. Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp để

2 7

- phát triển nguồn tài chính cho DNNVV, tập trung vào: (i)

đào tạo nâng cao trình độ,

kỹ năng quản lý, quản trị kinh doanh cho DNNVV để đối phó với

rủi ro và khủng

hoảng; (ii) nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tài chính mới gắn

với các cam kết về

môi trường và xã hội của Hà Nội; (iii) phát triển các sản phẩm

cho vay không cần tài

sản thế chấp.

- Nghiên cứu của Lê Thị Việt Hà (2017) về phát triển cho vay DNNVV tại NHTM

Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Thanh Xuân. Tác giả đã xây dựng khung lý thuyết chung về cho vay DNNVV của NHTM và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng chất lượng cho vay DNNVV tại BIDV Thanh Xuân trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng bao gồm số lượng DNNVV, doanh số cho vay DNNVV, dư nợ cho vay DNNVV, cơ cấu cho vay DNNVV, tình hình nợ quá hạn trong cho vay DNNVV, tình hình nợ xấu trong cho vay DNNVV, lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV và chất lượng dịch vụ cho vay đối với DNNVV dựa trên tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng trong hoạt động cho vay DNVVN. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế trên, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan đến từ nội tại của Chi nhánh lẫn những nguyên nhân khách quan bên ngoài như nguyên nhân từ phía các DNNVV, chính sách, văn bản pháp lý chưa đầy đủ... Trong nghiên cứu này, tác giả không sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng trong đề tài, mà chủ yếu sử dụng các kỹ thuật trong phương pháp nghiên cứu định tính.

- Nghiên cứu của Lương Sơn Nam (2017) đã hệ thống hóa những lý luận về đặc điểm, vai trò của SME, về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay đối với SME nói riêng và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về hoạt động tín dụng đối với SME. Tìm hiểu và đánh giá sự cần thiết của việc phát triển cho vay doanh nghiệp SME, các thước đo, chỉ số đánh giá mức độ phát triển cho vay SME (quy mô, chất lượng) đối với các ngân hàng thương mại, và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả việc phát triển cho vay SME. Đánh giá tình hình, quy mô, chất lượng cho vay SME tại HDBank chi nhánh Hoàn Kiếm

2 8

- (dựa trên các chỉ số và thước đo đã xác định), nghiên cứu

các hoạt động đã triển khai

trong việc phát triển cho vay SME tại đây, những kết quả đạt

được và những khó

khăn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế khó khăn đó trong

quá trình hoạt động.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho

vay SME tại HDBank

CN Hoàn Kiếm trong thời gian tới. Phần nghiên cứu trọng tâm của

tác giả là đánh giá

tình trạng cho vay SME tại HDBank Hoàn Kiếm từ khâu quy trình

cấp tín dụng, các

cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay đến đi sâu phân tích,

nhận định qua các

chỉ số quan trọng như dư nợ, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng cho

vay SME, cơ cấu, lợi

nhuận và tỷ lệ nợ xấu cho vay SME. Các CBTD luôn bám sát và tuân

thủ quy trình,

thủ tục cho vay cũng như giám sát và xử lý nợ xấu trong cho vay

SME. Tác giả đã

đánh giá công tác cho vay SME tại đơn vị theo những nội dung về

tiêu chí đánh giá

sự phát triển cho vay SME tại HDBank CN Hoàn Kiếm.

- Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả nhân thấy một số đề tài đã nghiên cứu về phát triển cho vay DNNVV tại NHTM trong các giai đoạn và ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu của tác giả chỉ dừng lại ở các kỹ thuật trong nghiên cứu định tính, như thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp, phân tích mà chưa sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đối với đề tài này, tác giả áp dụng mô hình SERVQUAL theo nghiên cứu của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) để đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cho vay và sự hài lòng của khách hàng DNNVV theo mô hình SERVQUAL (kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Phạm Anh Thủy, 2013).

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN BÌNH (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w