- Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008); Nguyễn Đình Thọ (2011), khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo dựa vào hệ số Cronbach’s alpha:
- Hệ số Cronbach’s alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá (EFA). Độ tin cậy thường dùng nhất là tính nhất quán nội tại, vì độ tin cậy sẽ phản ánh mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Để tính hệ số Cronbach’s alpha của một thang đo thì thang đo đó phải có tối thiểu là ba biến đo lường. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008) các biến có hệ số tương quan biến - tổng (corrected item - total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu khác, Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được; và từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang sử dụng là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Lê
-Đình Hải, 2018).
- Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008) để phân tích độ tin cậy của thang đo. Neu Cronbach’s alpha > 0.60 là thang đo có thể chấp nhận và thang đo đạt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).