Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (Trang 95 - 98)

4. Kết cấu của luận văn

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lâm Bình đã có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa thực sự chặt chẽ . Hầu hết các khâu trong quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Hạn chế trong việc lập kế hoạch, chủ trương đầu tư và bố trí vốn của các công trình chưa sát với nhu cầu thực tế, khả năng cân đối vốn của địa phương hạn hẹp dẫn đến một số dự án khởi công quá lâu nhưng đến nay chưa bố trí đủ vốn để hoàn thành đầu tư, không đảm bảo theo tiến độ thực hiện như: Đường giao thông từ xã Hồng Quang đến xã Bình An; đường giao thông khu vực đèo Kéo Nàng, xã Khuôn Hà; kè suối Nặm Chang bảo vệ khu trung tâm hành chính huyện Lâm Bình; cầu Bản Khiển, xã Lăng Can; đường từ thôn Nà Tông đến bến thủy, xã Thượng Lâm; THPT Lâm Bình…

- Hạn chế trong khâu kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư: Việc triển khai thực hiện một số dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm dẫn

86

đến khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn chưa kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch. Công tác kiểm soát và thu hồi tạm ứng của Ban quản lý dự án đầu tư XDCB huyện Lâm Bình không thực hiện đúng quy định với một số trường hợp, cụ thể : Nhiều gói thầu có số dư nợ tạm ứng lớn từ năm 2016 trở về trước không được làm thủ tục thanh toán khoản ứng hoặc thu hồi tạm ứng trong đó đặc biệt có 02 gói thầu: Nhà lớp học 2 tầng 6 phòng Trường bán trú THCS xã Hồng Quang, Đường giao thông vào vùng sâu, vùng xa như thôn Nà Lòa (xã Xuân Lập), thôn Thượng Minh (xã Hồng Quang) do nhiều lý do phải chấm dứt Hợp đồng từ năm 2016, sau khi thanh lý Hợp đồng, Chủ đầu tư thiếu kiên quyết, đến nay vẫn chưa thu hồi được vốn tạm ứng.

- Hạn chế trong khâu quyết toán vốn đầu tư XDCB:

Thứ nhất, công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB của huyện Lâm Bình thường chậm so với quy định. Một số các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí công trình, dự án chậm nhiều năm những vẫn chưa được Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra. Việc tồn đọng trong quyết toán dự án hoàn thành huyện vẫn chưa thực sự có sự quyết tâm cao. Đối với một số dự án được Ban Quản lý dự án theo dõi riêng đối với chi phí đầu tư và nguồn vốn, chưa đưa vào báo cáo quyết toán của đơn vị do bị mất hồ sơ chưa thể quyết toán.

Thứ hai, cán bộ tham gia công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB còn hạn chế về số lượng và chất lượng chuyên môn . Ở huyện Lâm Bình chỉ có hai người kiêm nhiệm, một cán bộ thẩm tra khối lượng và một cán bộ thẩm tra giá trong khi đó qua các năm gần đây số lượng công trình, dự án cũng như giá trị đề nghị thẩm tra, quyết toán ngày càng lớn. Do đó số lượng cán bộ thiếu, khó có thể đảm đương được khối lượng công việc lớn, dẫn đến nhiều khi thẩm tra chưa tập trung mang tính hình thức, qua loa chỉ căn cứ trên hồ sơ chứ chưa kiểm tra khối lượng thực hiện thực tế, trở thành bình phong hợp thức hóa cho việc quyết toán sai của Chủ đầu tư và Nhà thầu. Nhiều công trình xác định sai khối lượng, định mức, đơn giá ... những cán bộ thẩm tra, quyết toán không phát hiện ra.

87

Thứ ba, hồ sơ quyết toán của một số chủ đầu tư chưa được tốt , trong quá trình quyết toán cán bộ thực hiện thẩm tra , quyết toán còn phải bổ sung nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian quyết toán vốn. Nhiều nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán, chưa trung thực trong việc lập hồ sơ và thực tế, trong khi việc phát hiện ra sai phạm còn nhiều khó khăn, cơ chế xử phạt còn nhiều bất cập nên vốn đầu tư XDCB còn thất thoát, lãng phí .

- Hạn chế trong việc quản lý nợ đọng XDCB : trên địa bàn huyện vẫn còn khá lớn đến thời điểm 31/12/2019 tỉnh hình số tiền nợ đọng đối với đầu tư XDCB tử Ngân sách huyện Lâm Bình là 28.978 triệu đồng với 26 công trình, dự án, chiếm 52,4 % tổng số tiền nợ đọng XDCB huyện Lâm Bình từ tất cả các nguồn vốn đầu tư XDCB .

- Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương: + Cơ chế giám sát tình hình sử dụng ngân sách huyện cho đầu tư XDCB đối với các công trình, dự án còn chưa cụ thể, chi tiết. Công tác kiểm tra giám sát chưa thường xuyên, toàn diện, một số công trình cơ quan kiểm tra, giám sát còn chồng chéo, trùng lặp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý vốn đầu tư XDCB. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được lập và ban hành một cách đầy đủ, kịp thời và khoa học. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người kiểm tra, giám sát chưa cao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ người kiểm tra, giám sát của huyện Lâm Bình còn nhiều hạn chế, hàng năm việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ huyện còn chưa nhiều, chưa hiệu quả. Từ đó, dẫn đến tính hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách huyện nói riêng và từ NSNN nói chung còn nhiều hạn chế.

+ Cơ chế công khai trong quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Theo quy định, phải công khai kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho từng dự án, công khai dự toán, quyết toán công trình... với mục đích nâng cao tinh thần dân chủ. Công tác vận động nhân dân tham gia giám sát quá trình chi ngân sách huyện cho các công trình, dự án đầu tư.

88

- Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách huyện cho đầu tư XDCB: Trong thời gian quan bộ máy của cơ quan tài chính, KBNN huyện và các Ban quản lý dự án (Chủ đầu tư) còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể như Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa được tiêu chuẩn hóa, các Ban quản lý dự án ở huyện còn nhiều lúng túng trong thủ tục đầu tư XDCB, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán công trình. Từ đó ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng cũng như lãng phí, thất thoát ngân sách trong việc đầu tư XDCB. Mô hình Ban quản lý dự án hiện nay vẫn chưa thực sự khoa học, chưa có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất để cho tổ chức bộ máy hoàn thiện nhiệm vụ được tốt hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)