4. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Hoàn thiện quy trình quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
* Ban hành thống nhất quy trình quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Ban hành thống nhất quy trình quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả vốn đầu tư thuộc Ngân sách xã trên cơ sở quy trình về quản lý chi vốn đầu tư XDCB và các quy định hiện hành về chi đầu tư xây dựng. Nội dung quy trình quy định rõ đối tượng quản lý chi là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thanh toán qua hệ thống KBNN bao gồm cả vốn NS xã, cụ thể đối với từng lại vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư; Quy trình phải quy định cụ thể được các vấn đề như lập dự toán chi, phân bổ và giao dự toán chi, thực hiện chi, quyết toán chi và kiểm tra, đánh giá khối lượng phát sinh, đối với các dự án do xã làm chủ đầu tư, đối với các loại công việc ký kết với cá nhân hoặc nhóm người không có tư cách pháp nhân. Như vậy, sẽ đảm bảo nhất quán chỉ có một quy trình quản lý chi đầu tư cho NSNN đồng thời để tra cứu, đối chiếu khi cần thiết và tiện lợi cho đối tượng quản lý chi khi giao dịch.
* Hoàn thiện các bước trong quy trình quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Một là, hoàn thiện công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho phù hợp đúng với quy định hiện hành.
96
Hai là, phối hợp 5 bước chính trong quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành một hệ thống trong quá trình quản lý. Để khắc phục yếu kém hiện nay đó là:
Các kỷ luật về lập dự toán, phân bổ, thông tin báo cáo, thanh toán, hoàn tạm ứng, sử dụng vốn, quyết toán, tất toán tài khoản đều chấp hành kém cần xem xét tác động qua ại của các khâu phân bổ kế hoạch- phân bổ, thanh toán - quyết toán, kiểm tra- đánh giá, tất toán tài khoản vốn đầu tư. Phân bổ kế hoạch đúng tạo ra chi đầu tư nhanh, chi đầu tư nhanh và đúng chế độ tạo tền đề cho quyết toán thanh toán nhanh gọn, quyết toán thanh toán nhanh gọn sẽ làm cho quá trình kiểm tra- đánh giá đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm và ngược lại do vậy cần có sự gắn kết của các khâu trên (do 3 cơ quan Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN, chính quyền địa phương thực hiện) ẽ khắc phục được yếu kém hiện tại.
Ba là, hoàn thiện các khâu quản lý chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
+ Chú trọng phân bổ kế hạch vốn hàng năm đảm bảo các dự án được phân bổ kế hoạch có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định. Tham mưu giúp UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác chủ đầu tư. Đây là giải pháp rất quan trọng giúp cho công tác quản lý chi vốn đầu tư được thuận lợi, thông suốt, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
+ Nhập dự toán chi vốn đầu tư XDCB từ vào hệ thống tin học TABMIS. Thường xuyên đối chiếu, rà soát đảm bảo các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn đều được nhập dự toán kịp thời. Như vậy khi dự án có đủ thủ tục thanh toán, KBNN mới thanh toán kịp thời cho các chủ đầu tư.
+ Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc thường xuyên nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tư, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng được phép tạm ứng không hạn chế nhưng phải có bảng đăng ký kế hoạch thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (sau khi có phương án giải phóng mặt bằng được duyệt). Tồn tại hiện nay là dư tạm ứng tương đối lớn, tình hình trển khai chi trả cho đối tượng gặp
97
khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư không cao, quy định về nội dung quản lý còn thiếu vì vậy hướng bổ sung, hoàn thiện như sau:
+ Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng. Quy định tại TT86/17/6/2011 của Bộ tài chính, sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.
+ Trường hợp tạm ứng vốn nhưng không sử dụng nếu quá thời hạn 6 tháng theo quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi nhà thầu sử dụng vốn sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng KBNN thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho NSNN.
+ Kinh phí thực hiện của hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cần có cơ chế kiểm soát như những kinh phí khác có nguồn gốc từ NSNN.
Bốn là, hoàn thiện khâu quyết toán và tất toán tài khoản công trình hoàn thành. Do danh sách và quy mô vốn này hiện nay tồn đọng quá nhiều tiềm ẩn nguy cơ sử dụng vốn sai mục đích, hồ sơ chứng từ không hợp pháp, hợp lệ và tình trạng thất thoát đã có thể xảy ra. Vì vậy, cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn. KBNN huyện và chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm (theo từ ng tháng) cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Căn cứ vào thời gian Nhà nước quy định hoàn thành quyết toán, Phòng Tài chính - Kế hoạch theo dõi nếu quá hạn thì làm công văn nhắc nhở mỗi tháng một lần. Sau 3 lần nhắc nhở mà chủ đầu tư không hoàn thành thì chủ đầu tư ban quản lý dự án) và Phòng Tài chính - Kế hoạch phải báo cáo cấp quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đạo.
Cả ba trường hợp trên sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau:
98
- Phê bình nghiêm khắc và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện xong trách nhiệm (thu hồi tạ mắng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán trước khi giao việc tiếp theo.
- Gảm từ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ.