4. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Tuyên Quang và huyện Lâm
4.1.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh Tuyên Quang
Trong suốt chặng đường phát triển, Tuyên Quang luôn lấy sản xuất nông nghiệp làm gốc, là tiền đề cho sự phát triển. Đặc biệt, từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII xác định sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa là khâu đột phá. Theo Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2015 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 như sau:
- Về phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,5%; đến năm 2025, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 4.000 USD; tổng kim ngạch giá trị xuất khẩu đạt trên 290 triệu USD.
+ Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 42 – 43%, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 40 – 41%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 16 – 17%.
- Về phát triển văn hóa - xã hội: đến năm 2025, dân số trung bình khoảng 833.000 người; tăng tuổi thọ trung bình của người dân trên 75 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 72%, trong đó qua đào tạo nghề trên 52%; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 – 3%/năm (theo chuẩn nghèo mới); đạt 9,5 bác sỹ/vạn dân, 30 giường bệnh/vạn dân và 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Về môi trường: đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch 98% và trên 95% dân cư nông thôn được sử
92
dụng nước hợp vệ sinh; 85% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; duy trì thể lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn 100%.
4.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Bình
- Thực hiện mạnh mẽ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Huy động tối đa nguồn lực đầu tư XDCB và quy hoạch, chỉnh trang các vị trí trọng điểm của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
- Tập trung chỉ đạo thu ngân sách, mục tiêu tổng thu ngân sách hàng năm tăng 20 %; thu nhập bình quân đầu người tăng 35 triệu đồng/ người năm 2020. Xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, không ngừng tăng thu, để thỏa mãn nhu cầu chủ đầu tư phát triển huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thực sự là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Tuyên Quang.
- Xác lập kế hoạch, thực hiện quản lý chi hiệu quả từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang theo hướng CNH và HĐH.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng KT - XH, tăng cường chất lượng hiệu quả đầu tư làm cơ sở cho phát triển kinh tế theo hướng bền vững, hiệu quả.
- Mở rộng dân chủ trong phân cấp quản lý thu, chi nhằm phát triển tối đa tính sáng tạo của các cấp ngân sách huyện trong khai thác các nguồn tài chính và mở rộng đầu tư phát triển, tăng cường vận động công tác giám sát các hoạt động của quần chúng nhân dân, công khai, minh bạch các hoạt động tài chính để công tác hoạt động thu, chi được hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, từng bước lành mạnh hóa ngân sách huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, bảo đảm cân đối ngân sách theo hướng tích cực, bền vững, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ KT - XH trong từng giai đoạn phát triển.
93
- Tăng cường xây dựng Đảng vững mạnh vẻ chính trị, tư tưởng. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ Đảng viên. Xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính. Phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân để góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.