Đạo đức nghề nghiệp của biên tập viên

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 31)

1.2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp biên tập viên

“Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội. Cơ sở của đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội. Tính chất của đạo đức nghề nghiệp tương đồng, tỉ lệ thuận với tính chất của đạo đức xã hội, theo đó đạo đức nghề nghiệp vừa thể hiện là một phần của đạo đức xã hội, vừa phản ánh đạo đức xã hội”.

- Trong lĩnh vực xuất bản, cũng như mọi nghề nghiệp khác, nghề xuất bản cũng có những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp xuất phát từ bản chất, vai trò, chức năng và đặc điểm nghề nghiệp của nó. Đạo đức nghề nghiệp xuất bản vừa có những chuẩn mực đạo đức chung của viên chức nhà nước, vừa có những chuẩn mực đặc thù của những người làm công tác xuất bản sách. Trong

mọi khâu của quy trình hoạt động xuất bản, mỗi người lao động tham gia vào hoạt động này cũng đều có những tiêu chuẩn đạo đức cụ thể cho mỗi hành vi ứng xử của mình.

- Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề biên tập chung cho tất cả biên tập viên ở tất cả các quốc gia thì còn có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng của từng quốc gia, từng cơ quan xuất bản, tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng quốc gia, cơ quan xuất bản đó. Đương nhiên, những nguyên tắc, chuẩn mực này vừa bảo đảm cho những hoạt động của biên tập viên hoà đồng với xã hội vừa không vượt quá giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung. Một cách khái quát, những người làm công tác xuất bản, tham gia vào các mối quan hệ trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam, trước hết đều là công dân Việt Nam, thuộc dân tộc Việt Nam. Do vậy đạo đức nghề nghiệp của người làm xuất bản, trước hết phải chịu chi phối bởi các chuẩn mực đạo đức chung của người Việt Nam. Những phẩm chất đạo đức tiêu biểu của con người Việt Nam hiện nay như lòng yêu nước, yêu lao động, giàu lòng nhân ái, trung thành với Tổ quốc… đã trở thành nền tảng của đạo đức nghề nghiệp của những người hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.

- Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp xuất bản còn là những quy tắc, chuẩn mực cụ thể do hoạt động và quan hệ xã hội – nghề nghiệp được quy định trong những phạm vi công tác cụ thể trong từng giai đoạn hoạt động cụ thể. Do vậy, việc xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất bản cần phải chú trọng xây dựng cả một hệ thống các chuẩn mực đạo đức dựa trên những chuẩn mực chung nhằm mục tiêu phát triển nhân cách của con người xã hội, của dân tộc, vừa có những quy chuẩn đạo đức của nghề nghiệp riêng.

Một cách khái quát, đạo đức nghề nghiệp của biên tập viên ở nước ta được xác định rõ là:

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp, theo đó, những chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp đã được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp trong mối quan hệ với Tổ quốc, với nhân dân, với công tác tư pháp, với đồng nghiệp và với chính mình, cụ thể:

- Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, luôn gắn bó với nhân dân, học dân; trọng dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, và coi đây là nguyên tắc đầu tiên, cơ bản nhất.

- Với bản thân, phải nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật. Sống lành mạnh, trong sáng, trung thực, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

- Trách nhiệm xã hội của biên tập viên là dám chịu trách nhiệm trước

toàn bộ công chúng về hình thức và nội dung của xuất bản phẩm cũng như những hậu quả, kết quả của nó. Đi liền với trách nhiệm xã hội, biên tập viên còn có nghĩa vụ công dân, đó là gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

- Trung thực, khách quan, hợp tác và thân ái với đồng nghiệp vừa là chuẩn mực đạo đức vừa là nghĩa vụ bắt buộc khi biên tập viên hoạt động trong môi trường xuất bản; tôn trọng và bênh vực cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng nghiệp cũng như thực hiện việc cạnh tranh công bằng; tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

- Luôn có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, yêu nghề, dám đấu tranh cho sự thật; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.

- Đấu tranh trước các hiện tượng sai trái về đạo đức và luật pháp, các hiện tượng tiêu cực về văn hoá khác; bảo vệ và phát triển những giá trị cao

quý của dân tộc và nhân loại như: đấu tranh bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc, chống bạo lực, dâm ô, kỳ thị; giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị, tinh hoa từ các nền văn hoá khác trong thế giới hội nhập.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w