Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đạo đức biên tập viên

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 47)

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng đạođức biên tập viên đức biên tập viên

Ngoài các văn bản về quy chế/quy tắc/ quy định về ứng xử công vụ, công việc của một số ngành nghề, tổ chức xã hội nghề nghiệp được thu thập trong phần Phụ lục, ở đây chúng tôi giới thiệu một số bản quy chế/quy định/ quy tắc đạo đức có nội dung ngắn gọn ở một số cơ quan truyền thông, trong cùng hoặc gần gũi với lĩnh vực xuất bản. Trước hết là bản “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành năm 2005 với 9 điều sau đây:

1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân. 3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

4. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.

7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.

9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.

- Hội Xuất bản Việt Nam đưa ra bản dự thảo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất bản ở nước ta để trưng cầu ý kiến tham góp của xã hội, nhất là của giới lao động và lao động trực tiếp trong ngành xuất bản. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp đó mà ban hành một bộ quy tắc chung mang tính định hướng, phổ quát cho toàn ngành. Bản Quy tắc này gồm có 10 điều như sau:

1. Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về xuất bản.

2. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

3. Coi trọng chất lượng chính trị,chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ trong hoạt động xuất bản.

4. Luôn coi trọng lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân trong hoạt động xuất bản.

5. Thực hiện nguyên tắc, quy trình trong hoạt động xuất bản. 6. Trung thực, khách quan, trách nhiệm trong hoạt động xuất bản. 7. Không lợi dụng nghề nghiệp để thực hiện ý đồ, động cơ cá nhân. 8. Tôn trọng tác giả, tác phẩm, cộng tác viên và công chúng độc giả. 9. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác và hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp; sống lành mạnh, giản dị, trong sáng.

10. Không ngừng học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức.

Ở một cơ quan, đơn vị xuất bản cụ thể, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật đã đề ra bản quy chế “Chuẩn mực đạo đức của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gồm có 5 nội dung, với 10 điều như sau:

1. Đối với Tổ quốc, Đảng:

- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật cuart Nhà nước.

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, với lý tưởng XHCN.

2. Đối với cơ quan:

- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị. Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ uy tín của cơ quan; xây dựng cơ quan, đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, tham ô, lãng phí.

3. Đối với công việc:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp trên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- - Chủ động, sáng tạo, tận tụy. Có ý thức phối hợp trong công việc, có phong cách làm việc khoa học, hiệu quả và tinh thần trách nhiệm cao.

4. Đối với đồng chí, đồng nghiệp:

- Tôn trọng, đoàn kết, chân thành, giúp đỡ, hợp tác, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng chí, đồng nghiệp.

- Không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng chí, đồng nghiệp.

5. Đối với bản thân:

- Khiêm tố, giản dị, trung thực, dũng cảm, ứng xử có văn hóa, lịch sự, có lối sống lành mạnh. Kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ.

- Không ngừng rèn luyện, học tập nhằm nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ.

Thực tiễn hoạt động xuất bản đang đặt ra vấn đề cần xây dựng quy chuẩn đạo đức biên tập viên trong tình hình hiện nay. Một số nhà xuất bản, cơ quan, đơn vị, nhà sách đã đề ra những quy chế, quy tắc riêng áp dụng cho cơ quan, đơn vị mình, nhưng cũng nhiều cơ quan xuất bản chưa quan tâm đến vấn đề này.

Hội Xuất bản đang soạn thảo quy chế đạo đức biên tập viên nhằm phổ biến và triển khai rộng rãi trong toàn ngành xuất bản. Tuy nhiên, dù bản quy tắc nghề nghiệp xuất bản của Hội Xuất bản Việt Nam sẽ được chính thức ban hành nhưng vẫn không thể áp dụng đồng loạt cho mọi cơ quan, đơn vị xuất bản được, ít ra là ở thứ tự yêu cầu cũng như tầm quan trọng của các điều khoản trong bản quy tắc chung đó. Bởi đối tượng tham gia, hay chịu sự chế định của quy tắc thuộc các thành phần kinh tế khác nhau về đặc điểm, tôn chỉ, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xã hội, nhiệm vụ chính trị không yêu cầu như nhau. Đề tài này là sự hưởng ứng và góp tiếng nói chung vào việc xây dựng quy chế đạo đức trong lĩnh vực xuất bản với mục đích chỉ ra những cứ liệu tham khảo cho các đối tượng lựa chọn phương thức xây dựng quy tắc chuẩn mực cho riêng mình một cách phù hợp, thiết thực và khả thi có hiệu quả.

Trong lĩnh vực xuất bản, thực tiễn hoạt động xuất bản đang đặt ra vấn đề cần xây dựng quy chuẩn đạo đức biên tập viên trong tình hình hiện nay. Sự định hướng xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong ngành xuất bản đã được nêu trong các văn bản chỉ đạo của Đảng. Ngày 25 tháng 8 năm 2004, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 42 về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Trong đó có yêu cầu xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất bản nhằm mục tiêu chung là “xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập”.

Thực hiện chủ trương đó, các cơ quan, nhà xuất bản đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt các văn bản chỉ đạo, quản lý; tham khảo các bản quy chế, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của các ngành, lĩnh vực, đơn vị khác để xây dựng cho mình những quy chế riêng về đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w