Biểu hiện đạo đức biên tập viên trong môi trường xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 79)

2.2.4.1. Biên tập viên với cộng tác viên, đối tác

- Cộng tác viên, đối tác là những người không thuộc biên chế của nhà xuất bản nhưng có quan hệ cộng tác với nhà xuất bản về công việc xuất bản. Trong các đối tác của nhà xuất bản thì cộng tác viên tác giả là quan trọng nhất.

Trong hoạt động xuất bản, tác giả - “thượng đế số 1” đối với nhà xuất bản, là một đối tượng quan trọng trong công tác cộng tác viên của nhà xuất bản, bởi vì đó chính là lực lượng chủ yếu trong việc tạo ra nguồn bản thảo, nguyên liệu đầu vào quý giá cho quá trình sản xuất xuất bản phẩm của nhà xuất bản. Công tác cộng tác viên là một trong những công việc then chốt của nhà xuất bản và là một nhiệm vụ trọng tâm của các biên tập viên. Những biên tập viên có ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp đều hiểu rằng, khi làm việc với các tư liệu, bản thảo gửi đến nhà xuất bản tức là họ đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ với tác giả của chúng. Đó là những con người được mong đợi, cần được đối xử lịch sự và chu đáo. Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của biên tập viên là phải có thái độ trân trọng và cầu thị.

- Tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm, họ có toàn quyền quyết định và được hưởng lợi đối với tác phẩm của mình. Trên góc độ luật pháp, họ được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, cũng như bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản bằng các văn bản thỏa thuận cụ thể (Điều 5 và Điều 21 Luật Xuất bản 2012). Tuy nhiên, bản thảo là kết tinh lao động sáng tạo của tác giả là một loại lao động trừu tượng không phải ai cũng thực hiện được. Trả công thế nào cho xứng đáng luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà xuất bản. Trên thực tế, mức

nhuận bút trả cho tác giả chỉ có ý nghĩa tương đối, mang tính tượng trưng theo quy định của Nhà nước hoặc theo sự thỏa thuận giữa tác giả và bên sử dụng tác phẩm, ngoài ra, tác giả còn có nhu cầu về danh, vị, uy tín xã hội… từ những sản phẩm đó. Vì vậy, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản luôn hiểu một cách nghiêm túc về vấn đề này và phải có quan điểm lợi ích đúng đắn đối với lực lượng tác giả, đồng thời xử lí linh hoạt, mềm dẻo với thái độ làm việc tôn trọng, nghiêm túc… để khuyến khích, động viên sự nhiệt tình sáng tạo của họ và tạo sự gắn kết lâu dài của họ với nhà xuất bản.

Các nhà xuất bản đều rất quan tâm đến đội ngũ cộng tác viên qua việc xây dựng quy chế, chế độ thực thi công tác cộng tác viên, nhằm tạo sự ưu ái và thuận lợi tối đa cho cộng tác viên về vật chất cũng như tinh thần; hàng năm thường tổ chức họp cộng tác viên để thăm hỏi, cảm ơn, tặng quà kỷ niệm làm cho cộng tác viên gắn bó và có trách nhiệm hơn với nhà xuất bản. Nhiều nhà xuất bản có cách quan tâm rất đặc biệt đối với cộng tác viên. Mỗi năm vào dịp Tết hoặc kỷ niệm thành lập, nhà xuất bản đều tặng lịch, biếu quà, gửi thiệp chúc mừng đến từng cộng tác viên của mình. Điều này có ý nghĩa khích lệ rất lớn đến tinh thần và thái độ của cộng tác viên tác giả.

Thường xuyên chủ động xây dựng và tổ chức mạng lưới cộng tác viên, trong đó có đội ngũ cộng tác viên tác giả luôn là mối quan tâm và trăn trở của mỗi biên tập viên, chỉ có như vậy họ mới có thể thực hiện được nhiệm vụ, trọng trách trước nhà xuất bản và xã hội bằng việc đưa được nhiều tác phẩm hay, có chất lượng đến với người đọc, góp phần cùng nhà xuất bản thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, công việc này lại càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều trong việc tổ chức xây dựng và giữ chân cộng tác viên tác giả. Điều đó đòi hỏi các biên tập viên phải không ngừng nâng mình lên, phấn đấu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ lí luận… để có

thể gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc, giúp đỡ tác giả nâng cao chất lượng bản thảo được thuận lợi và có hiệu quả hơn, để ranh giới giữa biên tập viên và tác giả chỉ là tương đối. Hơn nữa, thông qua đó phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của biên tập viên được biểu hiện ở khả năng nhanh nhạy trong phát hiện đề tài và tác giả, sự tinh tế trong xử lí các mối quan hệ với tác giả, đặc biệt trong việc hiểu tâm lí của từng loại tác giả để có ứng xử phù hợp, có khả năng lôi kéo và thuyết phục tác giả…

Tất cả những điều đó thể hiện sự luôn tôn trọng, bảo vệ lòng tự tôn của

tác giả với tinh thần làm việc thận trọng, có trách nhiệm với công việc, tạo độ tin cậy và tín nhiệm với tác giả của biên tập viên trong công tác xuất bản.

2.2.4.2. Quan hệ của biên tập viên với độc giả

- Trong hoạt động xuất bản, độc giả - “thượng đế số 2” đối với nhà xuất bản, là người tiêu dùng xuất bản phẩm, sản phẩm văn hóa tinh thần được tác giả và các nhà xuất bản sản xuất ra. Trong quan hệ thị trường thì độc giả là người mua hàng, người tiêu thụ xuất bản phẩm. Đối với việc mua và sử dụng xuất bản phẩm, độc giả không chỉ nhận được một giá trị sử dụng thông thường mà nhiều khi tác dụng của nó với người dùng là vô giá. Bởi lẽ, người tiêu dùng mua xuất bản phẩm không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu vật dụng mà còn để phục vụ cho nhu cầu nhận thức, nâng cao sự hiểu biết…thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Do đó, lợi ích của độc giả chính là các giá trị tinh thần có được từ việc sử dụng và tiêu dùng xuất bản phẩm. Để đáp ứng được lợi ích của độc giả, với ý thức trách nhiệm và lương tâm của mình, các biên tập viên luôn phấn đấu để tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần có chất lượng đến được với người đọc. Có thể nói, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, trách nhiệm trước xã hội… là những yếu tố mang tính nhân văn của nghề mà mỗi biên tập viên luôn trau dồi và phấn đấu.

Mối quan hệ giữa biên tập viên và công chúng độc giả là mối quan hệ hướng ngoại, mang tính mục tiêu và cũng là áp lực trong các hành vi đạo đức

nghề nghiệp đối với biên tập viên. Độc giả vừa là đối tượng vừa là mục tiêu phục vụ. Những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp buộc biên tập viên phải xem xét đến nội hàm của hai khái niệm là “lợi ích xã hội” và “mối quan tâm của công chúng”.

Một người không thể coi là biên tập viên chuyên nghiệp nếu người đó không tự thấy mình phải chịu trách nhiệm trước việc thoả mãn nhu cầu đọc của công chúng, không tự nhìn ra bổn phận phải làm việc, phục vụ công chúng. Khi tiếp xúc, xuất hiện trước công chúng độc giả, biên tập viên phải thể hiện thái độ lịch sự, chủ động, kiên trì và thận trọng trong thoả mãn nhu cầu thông tin nhằm tạo ra mối quan hệ thân thiết.

Độc giả, người đọc, người tiếp nhận văn bản không chỉ là đối tượng phục vụ, mà còn là động lực chi phối hoạt động biên soạn và biên tập xuất bản nói chung. Các nhân tố sở thuộc có ý nghĩa chế định thuộc độc giả bao gồm các nhân tố tuổi tác, địa vị xã hội, trình độ nhận thức, thị hiếu, v.v.. Mặt bằng dân trí còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lí, vùng lãnh thổ, khu vực dân cư, dân tộc, văn hoá, luật tục, tín ngưỡng, tôn giáo... Hơn nữa, yếu tố độc giả cũng có tính chất động, phụ thuộc vào nội dung và mục đích của từng cuốn sách sắp được xuất bản hướng tới.

- Vai trò của độc giả không trực tiếp hiện diện nhưng bao giờ cũng tồn tại tiềm tàng trong trong thực tế hay trong quan hệ tương tác giả định, nghĩa là nó luôn được xác định. Vì thế, biên tập viên phải luôn nghĩ đến độc giả khi biên tập bản thảo. Hình ảnh độc giả phải trở thành ấn tượng thường trực trong cảm quan biên tập. Điều này được biểu hiện ở nhận định cho rằng, biên tập viên là độc giả đầu tiên và cũng là độc giả cuối cùng. Nhu cầu và thị hiếu độc giả (lành mạnh, đã được định hướng) luôn là động lực, là áp lực, là vị "quan toà", người giám sát vô hình nhưng thường trực đối với biên tập viên, mỗi khi biên tập viên ngồi trước bản thảo. Biên tập viên giỏi, có kinh nghiệm là người

luôn nhớ đến độc giả. Đó là bài học đầu tiên cho những biên tập viên mới chập chững vào nghề. Bước tìm hiểu và hiểu thấu độc giả là bước đi cơ bản ban đầu tạo thuận lợi cho những bước đi tiếp theo trước khi đối diện với bản thảo. Tựu trung, biên tập viên phải có một cảm quan pha hoà của hình ảnh tác giả, của độc giả và cả chính mình, là sự hoá thân của "3 trong 1". Về mối quan hệ "tam cực" này, có thể nói một cách hình ảnh rằng biên tập viên là người "dọn quang đường", là người "lấp chỗ trống" và rút ngắn khoảng cách giữa tác giả với bạn đọc. Vừa là bà đỡ, vừa là người có nhiệm vụ loại bỏ những trở ngại, những "dòng điện nhiễu" như Ivan Montagnes đã nói. Cũng theo ông, có một cách đơn giản để tìm ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi: Khảo nghiệm, xác định và xây dựng trước một hình mẫu trung hoà về một độc giả với các thông số trung bình về nhu cầu, thị hiếu, "khẩu vị" cộng với một phần áp đặt bởi nội dung và mục tiêu của tác phẩm. Sau đó, đặt mình vào vai ấy (thông số trung bình) để kiểm định bản thảo bằng cách đối chiếu qua các thông số này và theo các thang độ xem có phù hợp với độc giả hay không. - Trong hoạt động xuất bản, các nhà xuất bản có nhiệm vụ chủ yếu cung cấp các xuất bản phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần của xã hội. Việc tạo ra các sản phẩm tinh thần ngày càng hữu ích cho xã hội là mục đích tối cao của các nhà xuất bản. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển, các nhà xuất bản phải xác định phương hướng sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm như thế nào để vừa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị vừa phải kinh doanh có lãi. Vì vậy, việc xử lí mối quan hệ giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm đòi hỏi các nhà xuất bản và mỗi biên tập viên phải tính toán. Giải quyết mối quan hệ này, ngoài lòng yêu nghề, có ý thức trách nhiệm, có đạo đức, lương tâm nghề nghệp, có sự hiểu biết rộng, có bề dày kinh nghiệm… của đội ngũ biên tập viên thì toàn thể cán bộ công nhân viên nhà xuất bản phải cùng nhau đoàn kết,

có lòng tự hào với nghề để phấn đấu thực hiện tốt nhất tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đọc của xã hội và chỉ có trên cơ sở đó, lợi ích của nhà xuất bản và mỗi cán bộ được giải quyết thỏa đáng.

Ngoài ra, trong cơ chế thị trường và hội nhập hiện nay, độc giả còn mong muốn việc mua và sử dụng xuất bản phẩm không chỉ có giá trị về nội dung, đẹp về hình thức mà phải có mức chi phí phù hợp với khả năng thanh toán của họ… Nhận thức và giải quyết vấn đề trên luôn là bài toán đặt ra cho các nhà xuất bản và biên tập viên. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, với ý thức trách nhiệm và lương tâm của mình, các biên tập viên luôn phấn đấu để tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần có chất lượng đến được với người đọc. Có thể nói, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, trách nhiệm trước xã hội… là những yếu tố mang tính nhân văn của nghề mà mỗi biên tập viên luôn trau dồi và phấn đấu.

- Hầu hết các biên tập viên giành phần lớn thời gian cho việc biên tập các bản thảo. Họ ít có thời gian tiếp xúc trực tiếp với độc giả hơn so với tác giả, mà chỉ gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác. Song không vỡ thế mà họ không hiểu độc giả. Trái lại, họ luôn suy nghĩ về độc giả, luôn nhớ tới độc giả. Đó là một nguyên tắc, và là nguyên tắc quan trọng nhất. Phần lớn những vấn đề biên tập đều được quyết định bằng kết quả trả lời các câu hỏi: "Độc giả cần gì? Bản thảo này đem lại cho độc giả những gì? Cái gì tốt nhất cho họ? Làm thế nào để độc giả tiếp thu trọn vẹn giá trị của tác phẩm? Ngôn ngữ thích hợp cho những độc giả này là gì? Liệu độc giả có hiểu từ này, câu này, đoạn này, ý tưởng này?...".

Trong khi làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, nhằm thoả mãn đầy đủ nguyện vọng, nhu cầu và lợi ích của công chúng, phải tính đến mức độ hiệu quả của sách nói riêng, xuất bản phẩm nói chung cũng là trách nhiệm đạo đức

của biên tập viên đối với công chúng với một loạt các câu hỏi mang tính đạo đức. Đó là: Liệu công chúng có thực sự cần đến tác phẩm này? Tác phẩm đã thực sự đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ hay chưa? Liệu họ có đọc kĩ, xem qua, hay không để ý đến những gì có trong tác phẩm hay không ?...

Một người ham đọc sách mặc dù chưa đọc cuốn sách anh ta có thể có thể nhìn thấu được cuốn sách chỉ qua cái bìa sách. Với độc giả này, cuốn sách là hợp ý, người khác lại cho là kém và tẻ nhạt. Với người này nó là thú vị, với người khác lại là khó hiểu, khó lĩnh hội. Cũng như trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, hầu như không ai đáp ứng được trọn vẹn những yêu cầu, những nhu cầu của các nhóm người tiêu dùng hoàn toàn khác nhau về độ quan tâm và thị hiếu thẩm mĩ.

2.2.4.3. Biên tập viên với báo chí và dư luận xã hội

Trong các quy định về nghĩa vụ của biên tập viên khi ứng xử, phát ngôn với báo chí, với tư cách là một viên chức nhà nước, biên tập viên phải có trách nhiệm lắng nghe tiếp thu, trả lời các câu hỏi của báo chí và dư luận xã hội. Phải có thái độ cầu thị và chân thành tiếp thu những phản hồi về nhà xuất bản, về bản thân mình cũng như về từng cuốn sách do nhà xuất bản mình làm ra. Phải có thái độ cầu thị và chân thành tiếp thu những phản hồi về nhà xuất bản, về bản thân mình cũng như về từng cuốn sách do nhà xuất bản mình làm ra. Phải có kế hoạch sửa chữa kịp thời triệt để những sai sót, hạn chế do báo chí và dư luận xã hội đã góp ý, phê bình chỉ ra.

Với điều kiện công việc của mình, biên tập viên còn phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Đây cũng là yêu cầu về mặt đạo đức của biên tập viên. Nghĩa vụ đạo đức của biên tập viên là giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, cũng như tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số khác sống trên đất nước Việt Nam.

ngữ hoặc cách diễn đạt xa lạ với cách cảm, cách nghĩ của người Việt và văn hoá Việt Nam; thô tục, không có căn cứ; nhiệm vụ của biên tập viên là

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w