Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 97 - 106)

Cơ chế chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời, nó lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Cơ chế, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo của con người. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cán bộ phải gắn liền với đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách. Có thể nói trong tình hình hiện nay, việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ là khâu có tính đột phá.

3.2.4.1. Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và năng lực của từng người, luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, trình độ lý luận chính trị, kiến thức pháp luật cho đội ngũ biên tập.

Thứ nhất, trong việc tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chuyên môn năng lực của từng người.

Biên tập là một nghề được xác định bởi thang bậc, trình độ, năng lực khác nhau. Để trở thành người biên tập thực thụ, biên tập viên phải được đào

tạo qua các trường đại học chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải không ngừng lao động, học tập qua thực tiễn công tác. Cũng như những nghề khác, biên tập viên phải có kiến thức chuyên ngành, kiến thức ngành, phải tuân thủ quy trình, quy định chặt chẽ về nghề. Ngoài ra còn phải có những phẩm chất riêng về nghề nghiệp, có năng khiếu phát hiện, lựa chọn đề tài, tổ chức cộng tác viên, sáng tạo và anwng động, am hiểu quá trình hoạt động xuất bản.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, người những phẩm chất đó, biên tập viên sách lý luận, chính trị còn phải có sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của bạn độc, có bản lĩnh vững vàng để trụ vững và thực hiện tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản nơi mình hoạt động đề ra.

Mặc dầu phải tuân theo những quy trình chặt chẽ, không thể tùy tiện, nhưng nghề biên tập luôn luôn vận động, đổi mới và phát triển theo sự phát triển chung của xã hội. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ tin học và sự bùng nổ của Internet hiện nay, hoạt động xuất bản đã có nhiều biến đổi nhanh chóng cả về công nghệ, cách thức tổ chức quản lý, làm cho công tác biên tập nói riêng không chỉ phải thường xuyên ôn lại kiến thức đã học mà còn phải không ngừng được bổ sung, trang bị những tri thức và công nghệ mới. Trong khi đó, đội ngũ biên tập viên ở các nhà xuất bản lại thường không đồng đều về trình độ năng lực do về từ nhiều nguồn và thời gian khác nhau, chính vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ biên tập là một nhu cầu tất yếu khách quan và là cách thức tốt nhất để cấp nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đạo tạo lại đội ngũ biên tập xuất bản.

Chất lượng nhân lực trong biên tập xuất bản là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm ba yếu tố cơ bản: thế lực, trí lực và tâm lực.

Thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của cán bộ làm công tác xuất bản. Để có thể đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình hoạt động thuộc lĩnh vực xuất bản và đảm bảo cho con người có khả năng làm công tác biên tập xuất bản lâu dài.

Trí lực là năng lực trí tuệ, khả năng nhận thức và tư duy mang tính sáng tạo thích ứng với xã hội của biên tập viên. Nói đến trí lực là nói đến yếu tố tinh thần, trình độ văn hóa và học vấn, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được mục tiêu. Trí lực là yếu tố chiếm vik trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác trong cấu trúc chất lượng nguồn nhân lực. Trí lực là yếu tố quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người.

Tâm lực là những giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất của biên tập viên, được biểu hiện trong thực tiễn công tác biên tập và sáng tạo cá nhân. Những giá trị đó gắn liền với năng lực tư duy và hành động cụ thể của con người, tạo nên chất lượng của nhân lực. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người.

Trong những năm qua, một số nhà xuất bản đã chú ý, quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, xây dựng đạo đức cũng như sức khỏe của cán bộ, công nhân viên. Nhiều cán bộ biên tập xuất bản đã được cử đi học ở trong nước và nước ngoài theo nhiều hình thức khác nhau như ngắn hạn và dài hạn, ở trong nước và nước ngoài. Cơ sở vật chất nơi làm việc được đầu tư khang trang. Song thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực xuất

bản, đòi hỏi các nhà xuất bản phải đào tạo được những người làm công tác biên tập xuất bản nắm vững kiến thức chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt để luôn nhạy bén trước những diễn biến thực tiễn của tình hình trong nước và quốc tế để xử lý công việc chuyên môn. Một yếu tố cũng tác động không kém phần quan trọng đến việc hoàn thành công tác chuyên môn, đó là tình trạng sức khỏe của người lao động. Nếu có sức khỏe tốt sẽ giúp con người ta hoạt động nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn…Do vậy, thời gian tới, các nhà xuất bản nên duy trì việc khám sức khỏe thường xuyên (nên định kì hoặc 6 tháng 1 năm một lần). Việc khám sức khỏe nên tập trung khám những bệnh nghề nghiệp dễ mắc chứ không nên tổ chức khám tổng thể, với mức kinh phí thấp như hiện nay sẽ không đem lại kết quả tốt.

Đào tạo và đào tạo lại là một quá trình nhắc lại, đồng thời là sự bổ trợ cho cán bộ biên tập có đủ trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo những tiêu chuẩn chức danh biên tập đã được xác định.

Để quá trình đào tạo, bồi dưỡng có kết quả cao cần có sự chuẩn bị chu đáo. Về tổ chức, cần làm tốt việc khảo sát đánh giá toàn diện số lượng, chất lượng, ưu nhược điểm của từng cán bộ biên tập để có kế hoạch đào tạo phù hợp.

Về nội dung đào tạo, trên cơ sở phân loại, đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng, năng lực, trình độ trung bình của đội ngũ biên tập hiện nay ở các nhà xuất bản, cần phân loại đối tượng đào tạo như: cần đào tạo thêm về kiến thức chuyên ngành; về nghiệp vụ; hay cả nghiệp vụ lẫn chuyên ngành; cần bổ trợ thêm về ngoại ngữ, tin học; hay cần đào tạo chuyên sâu để trở thành những chuyên gia…Như vậy, cần dựa trên việc xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với những người làm công tác biên tập để xây dựng những nội dung cụ thể cần đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ.

Về hình thức đào tạo, do đặc trưng của nghề biên tập nên việc tập trung đào tạo trong một thời gian dài rất khó khăn, do vậy, hình thức đào tạo cần

phải linh hoạt, nhưng phải bảo đảm tính hiệu quả và thiết thực. Có thể mở lớp tại chức, gửi đi học, nghe báo cáo chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi, học tập trong nước và quốc tế…mặt khác bản thân mỗi BTV phải tự ý thức được việc học ngay trên từng bản thảo, từng công việc, thậm chí từng tình huống mà mình hoặc đồng nghiệp phải trài qua để học tập kinh nghiệm, không ngừng hoàn thiện mình.

Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn cũng là một cách tự đào tạo rất tốt cho cán bộ biên tập. Việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, ban sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận chính trị, pháp luật về chủ nghĩa xã hội, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đó cũng chính là quá trình đào tạo, bồi dưỡng về năng lực biên tập và khả năng nghiên cứu, viết bài, nâng cao trình độ mọi mặt cho hoạt động biên tập, khai thác đề tài, mở rộng các hội hoạt động cho các nhà xuất bản, mà còn tạo điều kiện cho từng cá nhân hiểu biết thêm thực tiễn, cách thức làm khoa học; mặt khác nó còn giúp cho cán bộ biên tập làm tròn chức năng tuyên truyền, phổ biến thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời hiểu được cách thức, biện pháp xử lý nội dung để bổ sung, nâng cao chất lượng bản thảo, biên tập.

Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại trong nước, việc mở rộng hoạt động của các nhà xuất bản ra nước ngoài là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Việc tham gia vào các hoạt động như hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm sách quốc tế…để trao đổi kinh nghiệm là cơ hội tốt để học tập, nghiên cứu hoạt động xuất bản của các nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước cần tạo điều kiện cũng như có một khoản đầu tư nhất định ưu tiên cho hoạt động này. Các nhà xuất bản cần mạnh dạn tuyển chọn những cán bộ biên tập, cán bộ quản lý trẻ có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn giỏi và có triển vọng cử đi

đào tạo ở nước ngoài về khoa học xuất bản, để tiếp thu trình độ, công nghệ xuất bản tiên tiến trên thế giới.

Cần tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề, chuyên sâu với các hình thức thích hợp như: đào tạo tổng biên tập, biên tập viên, cán bộ nghiệp vụ. Đặc biệt đối với các chuyên ngành khác nhất thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xuất bản. Tổ chức các hội thảo chuyên đề do Cục xuất bản hoặc các tổ chức hội nghề nghiệp như Hội xuất bản, Hiệp hội nghề in đăng cai đảm trách.

3.2.4.2. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình trong việc đánh giá, bố trí, sắp xếp và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ biên tập.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình công tác cán bộ nhằm làm công tác cán bộ đi vào nền nếp, thực sự có tính khoa học, đảm bảo công tác cán bộ hoạt động thống nhất theo nguyên tắc, chuẩn mực chung. Hệ thống các quy chế, quy trình trong công tác cán bộ sẽ giúp nhà xuất bản xó căn cứ để quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình.

Muốn nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ BTV, mỗi nhà xuất bản bên cạnh việc nâng cao, đổi mới công tác giáo dục đào tạo, nâng cao tay nghề và trình độ lý luận của biên tập viên, còn phải coi trọng vấn đề hoàn thiện quy chế, quy định về quy trình, tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ; về đánh giá cán bộ; về bố trí, sắp xếp, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; về quy hoạch cán bộ; về chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo môi trường làm việc lành mạnh cho biên tập viên đó là:

- Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh quy trình, quy chế đánh giá cán bộ. Đánh giá cán bộ là khâu rất quan trọng trong công tác cán bộ, đánh giá đúng, chính xác là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ đúng với năng lực, sở trường; là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, để cán bộ nhận thấy khuyết điểm mà sửa chữa, phát huy những ưu điểm.

Nhà xuất bản cần đánh giá, phân loại thi đua khen thưởng cán bộ biên tập một cách công khai, minh bạch; có hình thức giải quyết triệt để đối với cán bộ biên tập thường xuyên không đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Việc đánh giá cán bộ biên tập cần dân chủ, khách quan, công tâm.

- Về tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Các nhà xuất bản cần xây dựng và thực hiện chức danh, tiêu chuẩn hóa cán bộ; rà soát chức năng, nhiệm vụ và cụ thể hóa các đầu việc của cán bộ biên tập, từ đó xây dựng các tiêu chuẩn của từng vị trí làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cán bộ.

- Việc lựa chọn và thu hút nhân tài, sắp xếp sử dụng cán bộ là các khâu gắn bó mật thiết, làm tiền đề cho nhau. Là một nghề có tính đặc thù, ở chừng mực nào đó, còn đòi hỏi có chút năng khiếu nghề nghiệp, vì vậy ngay từ khâu tuyển chọn cần được coi trọng. Về quy trình, tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ, cần đẩy mạnh công tác tuyển chọn cán bộ biên tập thông qua công tác thi tuyển công khai nhằm từng bước trẻ hóa, chuyên môn hóa, nâng cao thật sự chất lượng của đội ngũ cán bộ biên tập. Cần xây dựng chế độ thu hút nhân tài nhằm tuyển dụng được đội ngũ biên tập có chất lượng cao, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong tình hình khó khăn về việc làm hiện nay, chính sách ưu tiên con em cán bộ cần được quan tâm, song nhất thiết phải đảm bảo tiêu chuẩn. Đây là một sức ép lớn, một vấn đề nan giải đối với nhiều cơ quan xuất bản, do giải quyết chính sách cán bộ nên việc lựa chọn cán bộ chủ yếu chỉ xét tuyển, nhiều trường hợp không đủ tiêu chuẩn vẫn phải tuyển, vì vậy không chọn được nhân tài, chất lượng cán bộ không bảo đảm dẫn đến hiệu quả công việc thu được kém, đó là chưa kể những vấn đề phức tạp do những quan hệ ràng buộc gây ra, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung trong một đơn vị xuất bản. Vậy cần có quy định một tỷ lệ cần thiết thi tuyển công khai để thật sự chọn nhân tài, bên cạnh những người tuyển theo chính sách cần phải tuyển chọn được những

người vừa có tài, vừa có đức để đảm bảo cho cơ quan hoàn thành nhiệm vụ và phát triển ngành.

- Mỗi nhà xuất bản cần hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác quản lý cán bộ; kiện toàn, bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ biên tập theo nguyên tắc “đúng người, đúng việc”. Cần căn cứ vào năng lực, phẩm chất của cán bộ biên tập mà bố trí công việc nhằm phát huy cao nhất khả năng của mình.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị sẽ giúp cán bộ biên tập góp ý cho nhau sửa chữa những sai sót, yếu kém trong công việc để giúp nhau cùng tiến bộ. Dân chủ ở đây chính là việc biên tập viên có quyền tham gia thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi nhà xuất bản, những vấn đề lý luận, thực tiễn đang đặt ra cấp bách. Đối thoại, tranh luận dân chủ, tôn trọng, bình đẳng là tiềm năng là nguồn dự trữ nội sinh làm các nhà xuất bản phát triển bền vững.

Chính việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình trong công tác cán bộ sẽ giúp các nhà xuất bản nắm chắc trình độ, năng lực cán bộ, phẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w