Nâng cao tính kiên định chính trị

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 90 - 97)

Là một biên tập viên, nghĩa là làm người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng ta. Thực tế hiện nay, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng ta đang diễn ra hết sức gay gắt và quyết liệt. Những kẻ thù về tư tưởng đang huy động một lực lượng to lớn về trí tuệ và vật chất vào cuộc đấu tranh này, nhằm mục đích phá vỡ nền tảng tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại lòng tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và cuối cùng xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Cuộc

đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp. Trên thế giới các lực lượng phản động luôn tìm mọi cách bôi đen chủ nghĩa xã hội hiện thực, bác bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả các mạng ở nước ta. Ở nước ta, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đang từng giờ tthay đổi. Những thành tựu của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức to lớn, song chính trong quá trình đó lại xuất hiện nhiều vấn đề cần phải giải đáp; nhiều thiếu xót, khuyết điểm chưa được khắc phục, do vật, kẻ thù ra sức lợi dụng, xuyên tạc để phá hoại về mặt tư tưởng. Kể thù tập trung chống phá vào một số nội dung sau:

- Xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kẻ thù nhận thức rõ rằng, sở dĩ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại và tiếp tục phát triển bất chấp khó khăn là do chủ nghĩa Mác –Lênin đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội, có ảnh hướng sâu sắc trong nhiều thế hệ người Việt Nam. Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ qua. Cùng với chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các thế lực thù địch tìm đủ mọi cách xuyên tạc, bôi nhọ, với ý đồ xóa bỏ ảnh hướng đã bám rễ sâu trong xã hội ta. Đây là mục tiêu hàng đầu trong âm mưu chống phá về tư tưởng.

- Đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bước loại trừ vai trò lãnh đạo đối với xã hội. Với đường lối đúng đắn và bằng những tấm gương hi sinh cao cả của hàng vạn đảng viên. Đảng ta đã chiếm được niềm tin của đông đảo các tầng lớp nhân dân và của cả dân tộc. Kẻ thù nhận thức rõ nếu không loại trừ được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì chúng không thể xóa bỏ được ảnh hưởng sâu rộng và bám rễ vào xã hội Việt Nam được.

- Truyền bá tư tưởng tư sản, tuyên truyền dân chủ, tự do kiểu tư sản, lối sống thực dụng, hưởng lạc, đề cao cá nhân, làm xa rời những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Cong người sống không thể không có tư tưởng, lý tưởng, một khi các thế lực thù địch đẩy lùi hoặc xóa bỏ được chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra được một “khoảng trống” trong đời sống tinh thần của cán bộ và nhân dân thì các triết lý, các học thuyết, các giá trị của hệ tư tưởng tư sản cũng như các chuẩn mực về đạo đức, lối sống của giai cấp bóc lột sẽ nhanh chóng ăn sâu, bén rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân ta.

Về mặt chiến lược, các thế lực thù địch rất coi trọng mục tiêu này. Chúng coi việc thực hiện mục tiêu này là tích cực, triệt để nhất để loại trừ chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các tư tưởng tiến bộ khác ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết bảo đảm vững chắc cho sự thay thế của chế độ tư bản chú nghĩa đối với chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Gieo rắc sự hoài nghi, tâm lý bất mãn, sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân, kích động mâu thuẫn nội bộ trong Đảng, các cơ quan nhà nước, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, lôi kéo tập hợp những phần tư bất mãn, cơ hội, chống đối, phản động, tạo dựng ngọn cờ, cố gắng hình thành những lực lượng đối lập để khi có thời cơ thì giành chính quyền bằng “đấu tranh nghị trường” hoặc bạo loạn lật đổ.

Chính sự phức tạp của công tác tư tưởng, người cán bộ nói chung, cán bộ biên tập sách nói riêng cần phải kiên định đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu thù địch, sai trái, góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, bảo vệ thành quả của công cuộc đổi mới, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Để làm được điều này, biên tập viên cần phải:

- Rèn luyện, học tập để có được bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén chính trị, kiên định chính trị. Trên thực tế, bản lĩnh chính trị được hình thành trên cơ sở giác ngộ sâu sắc về lý tưởng chính trị, về tính khoa học và cách mạng của hệ tư tưởng chính trị. Sự nhạy bén chính trị chính là khả năng phát hiện, nắm bắt, dự báo và xử lý nhanh những vấn đề mới phát sinh trong đời sống chính trị.

- Có đạo đức cách mạng, đó là lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của cả dân tộc. Nó được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, gắn liền với hiệu quả công việc.

- Không ngừng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; học tập mở rộng kiến thức các ngành kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khác để nâng cao tri thức, tố chất phân tích, tổng hợp của bản thân. Tự giác và tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần các nghị quyết, chỉ thị, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

3.2.3.Không ngừng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống

Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên đang là một đòi hỏi bức xúc của quần chúng, là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn, cất nhắc, đề bạt cán bộ. Chất lượng cán bộ được thể hiện, được tạo thành từ phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi người cán bộ.

Hoạt động xuất bản trong giai đoạn hiện nay phải đứng trước những khó khăn, thách thức đó là:

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông hiện đại, cũng như nhịp sống hiện đại đã khiến văn hóa đọc của độc giả đã thay đổi; thay vì đọc những cuốn sách in truyền thống, không ít độc giả đã lựa chọn “thế giới số”, đó là lướt web, đọc sách điện tử; thay vì độc những cuốn sách

dày, sách mang tính lý luận, thì độc giả lựa chọn những sách mỏng, mang tính giải trí, chuyện tranh, hay chỉ lựa chọn những cuốn sách nổi tiếng thế giới, có lượng phát hành cao…Chính những điều này đã khiến sách lý luận, chính trị phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với những phương tiện truyền thông hiện đại khác.

- Bản thân hoạt động xuất bản cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất bản phẩm. Đó là, nhiều nhà xuất bản mới ra đời, trong đó có nhiều nhà xuất bản có chức năng, nhiệm vụ xuất bản sách lý luận, chính trị, gây nên hiện tượng trùng lắp, lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xuất bản.

- Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập WTO, kèm theo đó là sức ép cạnh tranh về kinh tế và văn hóa, trong đó có vấn đề sở hữu bản quyền tác giả cũng làm cho hoạt động xuất bản sách lý luận, chính trị gặp nhiều khó khăn.

- Hoạt động nghiên cứu lý luận, chính trị, tổng kết thức tiễn giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống. Chính hoạt động này là nguồn cung cấp bản thảo quan trọng cho hoạt động xuất bản mấy năm gần đây tuy có đạt được một số thành tựu nhưng còn nhiều bất cập. Vẫn còn nhiều đề tài không gắn với thực tế, mang nặng tính sách vở, giảng giả những nguyên lý có sẵn một cách giản đơn thiếu thuyết phục.

Tình hình đó đã tác động trực tiếp đến hoạt động xuất bản, đó là hiện trạng thương mại hóa, tiếp đó là việc xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo lợi ích kinh tế, vi phạm các quy định nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng chất lượng xuất bản phẩm còn nhiều sai sót cả về nội dung và hình thức, thậm chí có những sai sót tạo cơ hội cho thế lực thù địch lợi dụng, đả kích, bôi nhọ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Trong điều kiện nền kinh tế đất nước hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tác động của cơ chế thị

trường, thì sự xuất hiện và phát tác những nhân tố tâm lý, nhận thức, tư tưởng thiếu tích cực, chệch hướng mục tiêu, tôn chỉ là điều khó tránh khỏi. Vượt lên rào cản hay mặt trái của cơ chế thị trường là yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với cán bộ biên tập sách lý luận, chính trị, để thực sự giữ được phẩm chất trong sáng, cao quý của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, không gì khác đó chính là lòng trung thực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng: đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Theo Người, đạo đức là nguồn, là nền tảng trong mỗi con người, đồng thời cũng cần phải có năng lực, trí tuệ mới hoàn thành được nhiệm vụ, “vì có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc già cũng khó”. Để đạt được điều đó, biên tập viên sách lý luận, trước hết phải thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân tủ pháp luật, tuân thủ các quy định của Đảng và Nhà nước, phải luôn trau dồi lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng.

Việc nâng cao, rèn luyện đạo đức thường được nhấn mạnh, thể hiện rõ ở đạo đức nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, ở ý thức tự rèn luyện, tự giác cao trong các quy trình biên tập xuất bản; không vì mục tiêu kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu chính trị; không vì cái lợi trước mắt mà xuất bản những ấn phẩm chất lượng khoa học, chính trị hạn chế, tính chiến đấu chưa cao hay chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục lý luận, chính trị, tư tưởng của Đảng, của cách mạng.

Để nâng cao phẩm chất người lính “xung kích” trên mặt trận tư tưởng – văn hóa đòi hỏi cán bộ biên tập phải ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội nghề nghiệp họ đang theo đuổi. Nếu cán bộ biên tập không ý thức tự giác rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, không luôn tự răn mình trước những cám dỗ vật chất thì rất dễ sử dụng phương tiện, công cụ nghề nghiệp, lợi thế nghề nghiệp vào mục đích cá nhân. Bộ Nội vụ đã có công

văn số 3613/BNV-TCPCP, ngày 14-12-2007 về Hướng dẫn ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong cả nước. Nghề xuất bản là một nghề cao quý, sản xuất ra những sản phẩm là công cụ tri thức, là phương tiện góp phần giáo dục nhân cách con người, tuy chưa xây dựng được một hệ thống quy chuẩn về đạo đức nghề xuất bản, nhưng cũng có thể coi Công văn trên là một trong những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, góp phần chấn chỉnh lề lối làm việc, tác phong, đạo đức của cán bộ biên tập sách lý luận, chính trị giai đoạn hiện nay.

Mọi luật pháp, cơ chế chính sách, phương thức quản lý đều có kẽ hở, đều có thể bị xuyên thủng và lợi dụng nếu người thực hiện nó không trong sáng, sa vào chủ nghĩa cá nhân. Nếu không tỉnh táo, có bản lĩnh, nhận thức đúng sai, có lương tâm nghề nghiệp thì phẩm chất đạo đức sẽ bị suy thoái, lòng tham và chủ nghĩa cá nhân sẽ nảy nở. Trong bối cảnh hiện nay với mặt trái của cơ chế thị trường, chủ nghĩa cá nhân sẽ không dừng ở một người, một nhóm người, mà có thể lây lan sang cả một hệ thống, tổ chức. Hơn lúc nào hết, bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ biên tập cần được giáo dục, tu dưỡng thường xuyên. Ở đây, tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên trong mỗi nhà xuất bản có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng lý tưởng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập có phẩm chất đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất bản sách lý luận, chính trị trong cơ chế thị trường.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại, sự bùng nổ thông tin, những chuyển biến nhanh chóng, khó lường của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa trong nước và trên thế giới, trước những cơ hội và thách thức, yêu cầu về rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong hoạt động xuất bản càng cần được đề cao và không ngừng bồi đắp.

Cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục

vụ nhân dân; thực hiện tiết kiệm, chống quan lieu, lãng phí, tham ô; cần cụ thể hóa thành các quy định về tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức của người làm công tác xuất bản; cụ thể hóa các chuẩn mực cần xây dựng đối với công chức nhà nước nói chung và công chức hoạt động trong lĩnh vực xuất bản nói riêng. Quan tâm rèn luyện tác phong làm việc, tác phong nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, trung thực; cần đấu tranh mạnh trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phó, nhất là lãng phí thời gian lao động. Tạo môi trường thuận lợi để bản thân cán bộ, công chức, viên chức tự viên lên trau dồi kiến thức, chủ động gắn bó tâm huyết với công việc, nhờ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả hoạt động trong mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w