Giáo dục đạo đức nghề nghiệp xuất bản cho sinh viên tại các cơ sở đào

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 106 - 118)

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về xuất bản

Thứ nhất, Về xây dựng môn học đạo đức nghề nghiệp

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giáo dục và bồi dưỡng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho

sinh viên để khi ra trường hành nghề, mỗi biên tập viên tương lai biết kết hợp hài hòa giữa năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, Đảng ta coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và mới đây nhất vấn đề này tiếp tục được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay đang tồn tại những giá trị đạo đức tốt đẹp tạo nền tảng tinh thần của xã hội đồng thời đan xen cả những vấn đề phi đạo đức trái với thuần phong mỹ tục. Vì vậy giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các thế hệ sinh viên nói riêng và con người Việt Nam nói chung là một trong những biện pháp then chốt của các trường đại học nhằm đào tạo ra những biên tập viên tương lai có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặt trái của sự hội nhập là sự xáo trộn, mất ổn định trong tâm lý, đạo đức của rất nhiều người trong xã hội. Sinh viên là lứa tuổi nhạy cảm với cái mới, hay bắt chước nên dễ làm cho họ có những hành vi bột phát, hành vi lệch chuẩn ứng xử trong các mối quan hệ. Những hành vi lệch chuẩn đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Do đó, bên cạnh việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức nói chung, thì giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành xuất bản luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng. Vì đây là những sinh viên sẽ trở thành đội ngũ những biên tập viên tương lai, sau này sẽ trực tiếp làm việc trong lĩnh vực này.

Để có được những kiến thức và phẩm chất đạo đức tốt, thiết nghĩ sinh viên cần trang bị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc dạy cho họ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Và như vậy, vấn đề đạo đức biên tập viên có đủ tư cách trở thành một môn học độc lập, bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo bậc đại học ở các chuyên ngành thuộc lĩnh vực

xuất bản. Cũng như một số ngành, lĩnh vực chuyên môn trong xã hội có mối quan hệ về kinh tế ví dụ như ngành y, người ta coi trọng y đức trước cả y lý và y thuật, đối với ngành xuất bản, đây là môn học cần thiết trước cả khi học các môn chuyên ngành. Các chuyên ngành thuộc các trường khác nhau sẽ xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, phù hớp với mục tiêu đào tạo của mình.

Nhìn chung, trong lĩnh vực xuất bản hiện nay có 3 chuyên ngành đào tạo theo 3 khâu cơ bản của hoạt động xuất bản, đó là biên tập, in và phát hành. Khoa Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền mục tiêu đào tạo biên tập viên xuất bản cần có chương trình đào tạo riêng phù hợp với nội dung công việc mà các sinh viên sau này ra công tác. Tuy nhiên, hiện đang tồn tại một nghịch lý là, trong chương trình đào tạo hiện nay của các cơ sở đào tạo về xuất bản môn học về đạo đức nghề nghiệp chưa được coi trọng. Có cái nhìn quá coi trọng vấn đề đạo đức là vấn đề lớn, nhưng đối tượng cần được tiếp cận và giáo dục lại không phải từ bậc đào tạo cử nhân biên tập. Bộ môn “Lao động và đạo đức biên tập viên” đã được xây dựng và giảng dạy cho sinh viên hai khóa (khóa 32 và khóa 33), nhưng hiện nay môn học này đã bị xóa bỏ, với lý do: trong đề án đào tạo tiến sĩ ngành xuất bản đã có chuyên đề “Tính chuyên nghiệp và đạo đức biên tập viên” (!?) mà nội dung vấn đề không tương xứng với vai trò của một chuyên đề tiến sĩ. Như vậy, những kiến thức về đạo đức biên tập viên phải đợi đến khi có cơ hội và điều kiện học lên bậc tiến sĩ thì mới được biết đến. Điều này không phù hợp với thực tế và đòi hỏi hiện nay về vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất bản.

Thứ hai, Về nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

a. Giáo dục về phẩm chất chính trị:

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị

để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

b. Giáo dục về đạo đức nghề nghiệp:

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nghề nghiệp; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đồng nghiệp và cộng đồng; không vụ lợi khi hành nghề.

- Tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, của đơn vị, của tổ chức, của ngành. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Sống có lí tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sống trung thực, lành mạnh, giản dị; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỉ. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng

nghiệp; trang phục, trang sức phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp môi trường công tác.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, đồng nghiệp; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

KẾT LUẬN

Xuất bản luôn được coi là bộ mặt tinh thần, văn hóa của một dân tộc. Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi xuất bản là vũ khí cực kì quan trọng của công tác tư tưởng. Hoạt động bất kỳ ở lĩnh vực nào cũng bắt đầu từ công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền giáo dục.

Trong suốt chặng đường lịch sử của đất nước, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân đế quốc, đặc biệt là những năm đổi mới toàn diện đất nước, mở cửa hội nhập, xuất bản đã có những đóng góp hết sức to lớn và thu được những kết quả đáng tự hào. Những thành tựu về kinh tế - xã hội, văn hóa, ngoại giao trong công cuộc đổi mới của Đảng có sự đóng góp tích cực của ngành xuất bản.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng tạo của Đảng, ngành xuất bản đã có sự tiến bộ vượt bậc, có thể khẳng định chưa bao giờ sự nghiệp xuất bản phát triển toàn diện như ngày nay, số lượng, chất lượng đều tăng đáng kể, vị trí, vai trò của xuất bản ngày càng được khẳng định như một động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Mặc dù trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đang có những biến động phức tạp và nhanh chóng, hoạt động xuất bản tiếp tục giữ vững định hướng đúng đắn về chính trị, tư tưởng, bám sát cuộc sống và yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập.

Như chúng ta đã biết, nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự thành bại của mọi cuộc cách mạng. Mọi luật pháp, cơ chế, chính sách, phương thức quản lý đều có kẽ hở, đều có thể bị xuyên thủng và lợi dụng nếu con người thiếu đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, mang nặng chủ nghĩa cá nhân. Thực tế cho thấy rằng, đội ngũ biên tập không từ “trên trời rơi xuống hay từ dưới đất mọc lên”, mà là những con người cụ thể, những người với những mặt mạnh và hạn chế khác nhau, vì vậy việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ biên tập là việc làm cần thiết và cấp bách.

Xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất bản mà đối tượng chính là lực lượng biên tập viên – những người trực tiếp biên tập, xử lý bản thảo, quyết định chất lượng nội dung và hình thức của xuất bản phẩm phổ biến, truyền bá cho xã hội. Việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho biên tập viên được hiện thực hoá, cụ thể hoá qua thành tựu soạn thảo và ban hành được bản quy tắc đạo đức. Việc ban hành văn bản quy tắc đạo đức đó là quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn là làm cho nội dung và tinh thần của bản quy tắc đó đi vào cuộc sống, vào công việc hàng ngày của những người hoạt động trong lĩnh vực này mới là điều quan trọng và có ý nghĩa hơn. Để thực hiện tốt những điều ghi trong bản quy tắc đạo đức, rất cần sự tuyên truyền phổ biến học tập, quán triệt đầy đủ bản quy tắc đó tới tất cả mọi thành viên trong ngành, nhất là đội ngũ biên tập viên trong các nhà xuất bản, các công ty xuất bản, các nhà sách. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời, công khai và nghiêm túc những sự cố liên quan đến đạo đức chuyên môn cũng cần được thực hiện gắn với trách nhiệm quản lý của những cấp, những bộ phận có thẩm quyền ở Hội Xuất bản và các đơn vị cơ sở xuất bản. Sau công tác truyền thông và kiểm tra, giám sát là công tác giáo dục đào tạo và bồi dưỡng, trong đó vai trò của các nhà xuất bản, các cơ sở đào tạo chuyên ngành về xuất bản có vị trí rất quan trọng.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà sự cụ thể hóa những chuẩn mực đó bằng những bản quy chế, quy tắc đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu đề tài này nghiên cứu với mong muốn nêu ra cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng đó, đồng thời chỉ ra bức tranh chung về những công việc và nhân sự phải làm. Việc xây dựng, sau đó là việc thực thi trong thực tế cần sự quan tâm và tham gia một cách có tránh nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong ngành cũng như toàn xã hội, trong đó vai trò của các cấp hội, các nhà xuất bản và các biên tập viên có ý nghĩa quyết định.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra với sự tham gia của mọi lực lượng xã hội, trong đó xuất bản có vai trò, vị trí rất quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, đội ngũ biên tập viên phải thật sự là những người có tri thức, có kỹ năng nghiệp vụ, hiểu biết rộng…Song, trên hết, cần hướng tới việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ biên tập viên. Đó là sự bảo đảm chắc chắn nhất cho sự nghiệp xuất bản phát triển đúng định hướng, toàn diện, bền vững, xứng đáng là một binh chủng vững mạnh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Trần Ái (2008), Sổ tay xuất bản và phát hành, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

2. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong

truyền thông đại chúng, NxbĐHQG Hà Nội.

3. Hoàng Anh (chủ biên) – Phạm Văn Thấu (2005), Tiếng Việt thực

hành. Nxb Lý luận chính trị.

4. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa – Thông tin, Hội nhà báo Việt Nam (2002), Tiếp tục thực hiện chỉ thị 22-CT/TW của Bộ

Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác xuất bản, báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Trần Văn Bản (2009), Bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán

bộ tuyên giáo các cấp ở nước ta, T/c Lý luận chính trị và Truyền thông, số 11.

6. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông, Quy chế liên kết trong hoạt động

xuất bản, Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2008/QĐ-BTTTT ngày

17.6.2008 của Bộ trưởng Bộ TTTT.

8. Nguyễn Huy Cẩn (chủ biên) (2000), Chuẩn hoá và phong cách

ngôn ngữ -Chuyên đề - Viện Thông tin khoa học xã hội.

9. Claudia M. (2003), Truyền thông đại chúng - công tác biên

tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

10.Chêcuchep A.V (1989), Những vấn đề chung của phương pháp

giảng dạy ngữ pháp trong “Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ”, tập 2, NxbGD.

11. Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản

theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Văn hóa - Thông tin, HN.

12. Vũ Mạnh Chu (2005), Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác

giả ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN.

13.Cục xuất bản, Bộ Văn hóa Thông tin (1998), Kỷ yếu hội thảo khoa

14. Cục xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông (1998), Hoạt động

xuất bản trong cơ chế thị trường, Kỷ yếu hội thảo.

15.Trần Văn Bản (2009), Bàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán

bộ tuyên giáo các cấp ở nước ta, T/c Lý luận chính trị và Truyền thông, số 11.

16.Đinh Xuân Dũng (2006), “Biên tập sách lý luận- chính trị những

hạn chế và nguyên nhân”, Người đọc sách, (7), tr 20-21.

17.Đinh Xuân Dũng (2008), “Tính chuyên nghiệp một yêu cầu bức

thiết đối với xuất bản nước ta hiện nay”, Xuất bản Việt Nam (9), tr.4-6.

18.Nguyễn Văn Dững (chủ biên) - Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền

thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NxbLý luận chính trị.

19.Nguyễn Trọng Điều- Đinh Văn Tiến (đồng chủ biên) - Đào Thị Ái Thi- Trần Anh Tuấn (2002), Giao tiếp ứng xử trong hành chính. Nhà xuất

bản Công an nhân dân.

20.Nguyễn Trọng Điều (2003), Quản trị nguồn nhân lực, quan hệ giao

tiếp và một số kĩ năng lãnh đạo trong tổ chức, Tập 2. NxbChính trị quốc gia.

21. Eriasvili N. D (2004), Xuất bản: Quản trị và marketing,

NxbThông tấn.

22.Hoàng Giang (2008), Cẩm nang kỹ thuật soạn thảo văn bản. Nxb Lao động Xã hội.

23.Nguyễn Thị Trường Giang (2014), 100 bản quy tắc đạo đức nghề

báo trên thế giới. Nxb CTQG-ST, 2014.

24.Hoàng Phong Hà (2005), “Công tác biên tập và xây dựng đội ngũ

cán bộ biên tập trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Người đọc sách, (11), tr.18-20

25.Bùi Thị Minh Hải (2008), “Chất lượng đội ngũ biên tập viên- bài

toán khó của nhà xuất bản trong thời kì hội nhập”, Xuất bản Việt Nam, (7),

tr.10-11.

26.Bùi Thị Minh Hải (2010), Vai trò của đạo đức nghề nghiệp với sự

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w