Các yếu tố chi phối đạo đức biên tập viên

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 43)

1.2.3.1. Điều kiện chính trị

Nếu các yếu tố kinh tế - xã hội, văn hoá, luật pháp, khoa học công nghệ…là những điều kiện chi phối hoặc tác động trực tiếp đến hoạt động xuất

bản nói chung, thì đối với biên tập viên chúng chỉ là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp. Trong khi đó, những áp lực trực tiếp chi phối hoạt động tác nghiệp của biên tập viên lại là những yếu tố nằm trong mối quan hệ đa chiều mà trung tâm xoay quanh công việc sản xuất ra xuất bản phẩm sách. Nói khác đi, thực chất các yếu tố chi phối biên tập viên trong công việc biên tập là những mối quan hệ đan xen phức tạp. Chúng cũng bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Khách quan là yếu tố bên ngoài thuộc về phía xã hội, đó là các điều kiện chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá…

Chính trị ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Thực tế là rất nhiều người có chung một quan điểm rằng, chính trị không dính dáng đến đời sống hàng ngày. Khi chúng ta xem chính trị như thứ gì đó xa xôi, chúng ta sẽ quên mất sự tác động của nó đến từng cá nhân như thế nào. Thật ra, nó có liên quan mật thiết với các vấn đề mà những người bình thường thì thường họ không biết gì về nó, và thậm chí không quan tâm đến. Thật ra, chính trị chính là cuộc sống. Những thay đổi trong xã hội đều dựa trên chính trị. Mỗi một quyết định của chính phủ đưa ra đều có ảnh hưởng nhất định không nhiều thì ít đến đời sống hàng ngày của mọi người. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đều biết rõ điều này. Ví dụ, việc ban hành một chính sách, một đạo luật liên quan đến đời sống hàng ngày thì mọi người đều cảm nhận được sự tác động của chúng. Một quốc gia chính là một dân tộc, một thực thể, một khái niệm, nó không chỉ đơn thuần là một đất nước nếu xét về mặt chính trị, mà còn hơn thế nữa, nó xoay quanh bản thân chúng ta và đời sống mỗi người. Phải có ý thức về chính trị thì mới thật sự có quan tâm đến đời sống của chính mình.

Xuất bản là hoạt động sản xuất các giá trị tư tưởng văn hoá tinh thần. Một nền chính trị ổn định, có cơ chế cởi mở, chính sách phù hợp, tạo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nói chung phát triển thì hoạt động xuất bản cũng phát triển theo. Những thay đổi về thể chế chính trị, đường lối

chính trị sẽ dẫn đến sự thay đổi về hoạt động xuất bản. Sự tác động của chính trị đến xuất bản thể hiện theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Hướng tích cực là khi nó tạo ra động lực và giải phóng sức sản xuất, huy động được các nguồn lực xã hội vào sản xuất. Những nhân tố thuộc về cơ chế chính sách ưu việt và cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển xuất bản là: hành lang pháp lý thông thoáng; có ưu tiên nguồn vốn cần thiết, đủ mạnh; năng lực quản lý nhân lực và tổ chức sản xuất tốt gắn với khả năng tiếp cận một nền công nghệ tiên tiến hiện đại. Trái lại, tác động tiêu cực khi cơ chế và chính sách tạo ra sức cản, kìm hãm sự tham gia đầu tư, đóng góp vào sản xuất. Nói gọn lai, chính trị tác động đến hoạt động nghề nghiệp xuất bản nói chung thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bằng những chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của nhà nước. Tính chất tác động đó có thể là tích cực hay tiêu cực và theo đó kết quả hay hiệu ứng của hướng tác động sẽ là: hoạt động xuất bản hoặc là phát triển một cách lành mạnh, đúng hướng, hoặc là sự phát triển không lành mạnh, không bền vững, thậm chí là rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Hậu quả là những tác động, ảnh hưởng của đời sống chính trị đến hoạt động xuất bản cũng đồng thời tác động đến đạo đức của người biên tập ở phương diện trách nhiệm chính trị, sự an tâm về tư tưởng trong công việc chuyên môn.

1.2.3.2. Điều kiện kinh tế

Hoạt động sản xuất của con người trước hết và suy cho cùng là phục vụ nhu cầu của con người. Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì. Như vậy, nhu cầu nói chung, trong đó có nhu cầu về kinh tế quyết định sự ra đời của hoạt động xuất bản.

Sự phát triển của lao động sản xuất một mặt làm cho xã hội loài người phát triển về trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ, mặt khác làm xuất hiện chế độ tư hữu, cũng như nhu cầu lưu trữ, giao lưu, giao tiếp xã hội về sản xuất và đời sống sinh hoạt làm cho việc truyền bá thông tin bằng văn bản xuất hiện. Hoạt động xuất bản từ cổ xưa đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội.

Mặt khác, kinh tế là cơ sở vật chất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của xuất bản; tạo cơ sở vật chất xây dựng nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành. Như vậy, sự phát triển của nghề xuất bản gắn liền với những bước phát triển của đời sống kinh tế qua việc xuất bản tận dụng những thành tựu về khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào sản xuất, như khả năng tìm kiếm vật liệu làm sách, kĩ thuật chế bản, công nghệ in ấn.

Con người sống trên đời cần có đạo đức, mà để sống thì con người cần làm việc, có nghề nghiệp vì thế bất cứ nghề gì cũng cần đạo đức nghề nghiệp để tạo ra giá trị, lợi ích cho xã hội, nghề biên tập xuất bản cũng vậy. Đạo đức nghề nghiệp luôn chịu sự tác động của đời sống kinh tế, của miếng cơm amh áo. Khi đời sống của biên tập viên được đảm bảo ổn định và ngày được nâng cao thì việc tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức và những quy tắc xã hội được tôn trọng và thực thi. Chừng nào cuộc sống còn khó khăn thì chừng đó hạt mầm đạo đức chưa đủ dinh dưỡng để mà nảy nở. Dù có cơ chế quản lý, giám sát, kiểm tra thì cũng đạt được ít kết quả nếu đời sống của họ chưa được bảo đảm, việc chạy vạy về đời sống sẽ kéo theo sự lơi lỏng trách nhiệm chuyên môn của các biên tập viên là điều khó tránh khỏi.

1.2.3.3. Điều kiện văn hoá xã hội

Xuất bản là một thiết chế trong toàn bộ nền văn hoá, bản chất của nó là hoạt động văn hoá, cụ thể hơn là truyền bá văn hoá. Các thiết chế văn hoá như di tích, danh lam thắng cảnh, đền đài, miếu mạo; các cơ sở bảo tồn, nhà bảo tàng, thư viện, lễ hội,v.v.. Xuất bản có quan hệ chặt chẽ với các thiết chế, các

bộ phận văn hoá khác và luôn nhận được sự tác động của các bộ phận văn hoá khác. Một mặt, nó sử dụng các sản phẩm của các hoạt động văn hoá khác làm đề tài, tạo nguồn bản thảo về văn hoá, mặt khác nó cung cấp, truyền bá xuất bản phẩm cho các hoạt động văn hoá đó. Sự tác động của các bộ phận văn hoá khác đến xuất bản thể hiện ở chỗ, bản thân các hình thái văn hoá, các hoạt động sáng tạo văn hoá khác cũng như các sản phẩm của chúng đều trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động xuất bản. Các sản phẩm sáng tạo - tác phẩm văn học nghệ thuật, các công trình khoa học sẽ cung cấp nguồn bản thảo cho xuất bản. Các hoạt động truyền thông như quảng cáo xuất bản phẩm, hướng dẫn sử dụng văn hoá phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, các mạng xã hội; hoạt động giới thiệu sách ở thư viện, bảo tàng, hội chợ, các hoạt động văn hoá cơ sở...có tác dụng kích thích và hướng dẫn nhu cầu bạn đọc, tạo thị trường rộng lớn cho hoạt động xuất bản phát triển.

Trình độ dân trí cao do đời sống văn hoá, giáo dục phát triển cũng ảnh quan trọng đến văn hoá đọc, đến nhu cầu học tập, giải trí cũng như nhu cầu về sách học tập và sách giải trí... cũng tác động đến hoạt động xuất bản.

Sự phát triển của đời sống văn hoá xã hội một mặt tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá ngày một nhiều nhưng mặt khác cũng chính nhờ đó mà lượng thông tin, lượng từ ngữ biểu đạt phản ánh cuộc sống cũng ngày một nhiều lên. Như mọi người đều biết, tất cả mọi lĩnh vực, mọi hoạt động của đời sống xã hội đều là đối tượng nghiên cứu, đối tượng phản ánh của khoa học, của nghệ thuật… Kết quả nghiên cứu, khám phá được ghi lại là công trình, tác phẩm, và chúng trở thành đề tài cho hoạt động xuất bản. Nguồn thông tin tri thức đó chính là nguồn nguyên liệu cho xuất bản phát triển ngày một phong phú, đa dạng. Nói theo cách của xuất bản, đây là nguồn đề tài vô tận cho xuất bản, chỉ chờ các nhà văn, nhà nghệ sĩ, trí thức nghiên cứu, khám phá, ghi chép, phản

ánh dưới dạng các tác phẩm và từ đó trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động xuất bản.

1.2.3.4. Đặc điểm nghề nghiệp của biên tập viên a. Tính đặc thù của các loại lao động biên tập

*. Tính chất đa dạng, tổng hợp

Một mặt, loại hình lao động của biên tập viên về mặt xã hội là lao động của viên chức trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ văn hoá. Mặt khác, công việc của biên tập viên là khá đa dạng và phức tạp trong môi trường lao động rộng lớn. Sự phức tạp của lao động biên tập viên thể hiện ở tính chất đa dạng,

tổng hợp nhiều mặt của công việc mà ta có thể thấy qua một số điểm sau: - Lao động biên tập vừa có lao động trí óc, vừa có lao động chân tay.

Trong hoạt động xuất bản có rất nhiều loại công việc ở nhiều khâu khác nhau. Biên tập bản thảo là điển hình của hoạt động trí tuệ, là công việc đòi hỏi nhiều chất xám của biên tập viên. Bởi, bản thảo là sản phẩm trí tuệ của tác giả cho nên biên tập bản thảo về nội dung cũng phải dùng trí tuệ để xem xét, thẩm định, đánh giá. Tuy nhiên, ngay công việc sửa chữa bản thảo cũng không đơn thuần là lao động trí óc thuần túy, mà vẫn phải cần kỹ năng làm việc chân tay có tính chất “bếp núc”.

- Lao động biên tập vừa là lao động vật chất, vừa là sáng tạo văn hoá tinh thần. Đặc điểm lao động cơ bản của biên tập viên là tỉ trọng chất xám

cũng như thời gian chiếm nhiều hơn cả trong suốt quá trình biên tập. Như đã biết, hoạt động xuất bản không phải là hoạt động tạo tác, nó không trực tiếp tạo các tác phẩm văn hoá tinh thần, không tạo ra bản thảo. Biên tập xuất bản chỉ làm nhiệm vụ tổ chức, khai thác, lựa chọn, gia công, sửa chữa, tu chỉnh, hoàn thiện bản thảo, nhân bản và phổ biến ra xã hội. Đây là những khâu thuộc chức năng và địa hạt của nó. Tính sáng tạo trong hoạt động xuất bản thể hiện ở tất cả những khâu này. Để nâng cao chất lượng bản thảo cũng như sách đến

tay độc giả đạt được tiêu chuẩn đúng, hay, đẹp, thì đều cần đến sự sáng tạo ở mọi khâu. Nếu không có sự sáng tạo, sách xuất bản không thể đạt được sự tối ưu về chất lượng nội dung cũng như sự hoàn hảo về hình thức thể hiện.

Nếu rạch ròi tính chất vật chất – kĩ thuật trong lao động biên tập thì có

thể kể đến công tác in ấn, thiết kế bản mẫu, chế bản, biên tập điện tử…

- Tính chất vừa hành chính vừa chuyên môn. Đối tượng lao động vừa là vật thể cụ thể (bản thảo) vừa gồm những công việc mang tính sự vụ hành chính như công tác cộng tác viên, công tác kế hoạch đề tài. Có những công việc thuộc khâu thể hiện tính chất hành chính, có những khâu thể hiện tính chất nghiệp vụ, lại có những công việc vừa có tính chất hành chính vừa có tính chất chuyên môn. Ví dụ, lao động phát hành là lao động kinh doanh thương mại, mà nổi bật là các hoạt động liên quan đến phát hành, maketing, các hoạt động tài chính, kế toán; trong khó đó, việc tiếp nhận, lập hồ sơ bản thảo vừa có tính chất hành chính, vừa có tính chất chuyên môn.

- Lao động biên tập vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất nghệ

thuật. Đặc điểm này thể hiện vai trò biên tập viên bản thảo đòi hỏi biên tập

viên không chỉ là nhà khoa học mà còn là nhà nghệ sĩ trong việc đánh giá, thẩm định và biên tập bản thảo. Tuỳ từng loại hình bản thảo mà tố chất nào đòi hỏi được ưu tiên sử dụng hơn. Biên tập một tác phẩm văn học thì đương nhiên cần một khả năng cảm thụ văn học, trong khi biên tập một tác phẩm thuộc khoa học tự nhiên thì cần có tư duy lô gích, tư duy khái quát...

*. Tính phối hợp và liên hoàn trong lao động biên tập

Nếu nhìn lao động của biên tập viên dưới góc độ các hành vi cá nhân thì có thể thấy lao động biên tập viên là sự kết hợp, pha lẫn các hình thức sử dụng năng lực lại khác nhau vào mỗi công việc.

Vừa có tính chất cá nhân độc lập, riêng lẻ vừa có tính chất hợp tác, liên kết: Hoạt động chuyên môn của biên tập viên trước hết là hoạt động của cá

nhân người công chức, viên chức. Trong công việc cụ thể như biên tập bản thảo thì hoạt động đó là mang tính chất độc lập. Đặc điểm môi trường lao động của biên tập viên:

Vừa cần năng lực tư duy sáng tạo, vừa cần các kĩ năng chuyên môn. Tức là vừa có lao động trí óc, vừa có lao động chân tay. Nói cách khác, vừa trực tiếp, cụ thể, chân tay “bếp núc”, vừa gián tiếp trừu tượng, trí não. Hơn nữa, tính sáng tạo được hiểu không phải là sự tạo tác, không tạo ra những sản phẩm mới nhưng lại luôn đòi hỏi sự sáng tạo về phương pháp.

b. Tính chuyên nghiệp của lao động biên tập

*. Về khái niệm tính chuyên nghiệp

Theo từ điển tiếng Việt, “chuyên nghiệp” là nghề nghiệp chuyên môn; chuyên làm một nghề, một việc nào đó; phân biệt với nghiệp dư. Như vậy, theo nghĩa ngôn ngữ thì chuyên nghiệp là một từ có ý nghĩa rất rộng, được cụ thể hoá sự thành những tính chất cụ thể tương ứng với mỗi vị trí công việc. Đối với mỗi ngành nghề sẽ có những cách hiểu khác nhau, chẳng hạn sự chuyên nghiệp đối với những công việc của người dạy học sẽ khác với sự chuyên nghiệp của những người làm báo, làm xuất bản...

Trong thực tiễn cuộc sống, tính chuyên nghiệp cũng được hiểu đồng nghĩa với sự chuyên môn hoá và trong đối nghịch với tính chất nghiệp dư hay tài tử (amateur). Chuyên tâm đối với công việc chính là phẩm chất cốt lõi của người làm việc chuyên nghiệp, trong khi người nghiệp dư thấy lúc nào có thể bỏ qua được thì bỏ qua. Đó là thái độ tuỳ tiện, “dễ thì làm, khó thì bỏ” và không dám chịu trách nhiệm tới cùng với công việc. Ở một khía cạnh khác, nghề gì cũng biết một tý nhưng không làm ra tấm ra món gì, thì không phải là chuyên nghiệp.

Hiện nay còn có những quan niệm khác nhau về nội dung tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức (gọi chung là công chức), nhưng tựu trung đều

thống nhất rằng, chuyên nghiệp là chuyên môn hóa trong công việc và hiện đại hoá môi trường làm việc; mọi cơ chế và hệ thống quản lý, tác nghiệp được

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w