Vị trí, vai trò của đạo đức nghề nghiệp của biên tập viên

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 32)

- Mặc dù ra đời muộn hơn so với các hình thái ý thức xã hội khác, song xuất bản đã nhanh chóng vượt lên trong việc truyền bá tri thức, phản ánh sinh động, đa dạng hiện thực cuộc sống. Thông tin xuất bản có tính xã hội rất cao, đáp ứng đa dạng sự quan tâm, sở thích và nhu cầu của con người, tác động cùng lúc tới nhiều tầng lớp nhân dân. Vì vậy, sức ảnh hưởng của nó tới toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục, phong tục tập quán... là rất lớn. Thêm nữa, nhờ khả năng tác động sâu sắc và toàn diện vào ý thức xã hội và đôi khi biến ý thức đó thành hành động cụ thể, xuất bản giống như một thứ quyền lực có tác động mạnh mẽ đến tư duy nhận thức, thái độ, nhân cách và hành động của con người trong xã hội.

- Ngày nay, vị trí và vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội ngày càng được nâng lên. Xuất bản trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Kinh tế xã hội càng phát triển thì vai trò xã hội của xuất bản càng phát triển và thể hiện càng phong phú, đa dạng. Bởi suy cho cùng, xuất bản là yếu tố kích thích, thúc đẩy xã hội phát triển, và đến lượt nó, xã hội lại đặt ra cho xuất bản những yêu cầu, nhiệm vụ tương ứng với thời kỳ mới.

- Lao động trong xuất bản vừa mang tính văn hoá tư tưởng vừa mang tính kinh tế, cho nên vừa có đạo đức công dân, viên chức, vừa có đạo đức trong sản xuất kinh doanh. Đạo đức biên tập viên là: Lấy mục tiêu vì lợi ích xã hội, vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, của tập thể nhà xuất bản và bản thân người làm xuất bản. Trong hoạt

động xuất bản, xuất bản phẩm hướng tới mọi đối tượng, tầng lớp xã hội nhằm truyền bá, phổ biến tri thức văn hoá, khoa học; xây dựng, giáo dục và phát triển nhân cách; bồi dưỡng tâm hồn, xúc cảm cho mọi người. Chính vì xuất bản có sức ảnh hưởng to lớn đến nhiều người, nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp trong xã hội, nhiều lĩnh vực của cuộc sống như vậy nên những người làm nghề này, trong công việc của mình, phải nhận thức sâu sắc từng động thái, cân nhắc kĩ lưỡng và xem xét cẩn trọng những hậu quả có thể xảy ra đối với xã hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của biên tập viên cũng có thể để lại hậu quả khôn lường cho xã hội, di hại tới nhiều thế hệ.

- Xét một cách toàn diện, ngành nghề nào cũng cần có đạo đức. Nhưng với một biên tập viên thì đạo đức nghề nghiệp lại càng cần phải được đề cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, để trở thành một biên tập viên có đạo đức nghề nghiệp không đơn giản chút nào. Không phải cứ tuân theo đầy đủ các quy định của luật pháp là đã trở thành biên tập viên có đạo đức. Thực tiễn cuộc sống đa dạng và muôn hình muôn vẻ. Vì thế, biên tập viên phải trau dồi đạo đức suốt đời thì mới đáp ứng được yêu cầu của Đảng, của nhân dân, của xã hội. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường phức tạp như hiện nay, xuất bản nói chung, biên tập viên nói riêng luôn phải chịu sự tác động theo hai chiều: tích cực và tiêu cực; cơ chế thị trường vừa đặt ra nhiều cám dỗ nhưng cũng là nơi “lửa thử vàng”.

Đạo đức và luật pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tiêu chuẩn đạo

đức nghề nghiệp luôn gắn liền với những quy định về luật pháp liên quan đến nghề nghiệp đó. Theo đó, đạo đức biên tập viên thường được xem xét trong mối quan hệ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cũng gắn với môi trường lao động của biên tập viên.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức biên tập viên xuất bản ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w