Các biện pháp xử lý rủi ro áp dụng tại Agribank Chi nhánh 7

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu khóa luận

2.2.4. Các biện pháp xử lý rủi ro áp dụng tại Agribank Chi nhánh 7

- Trong những năm qua Agribank - Chi nhánh 7 đã xử lý các khoản nợ tồn đọng, bằng các giải pháp như: bán, khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện, xoá nợ, khoanh nợ ...

- Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ NH, Agribank - Chi nhánh 7 đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: trong trường hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ NH phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính như: phạt thi đua, không cho hưởng lương kinh doanh, cho tạm nghỉ việc để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh, chưa có trường hợp cán bộ đến mức phải chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm quy định trong cho vay.

- Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan, ngoài tầm kiểm soát của NH, việc xử lý thu hồi được thực hiện theo các bước sau: đôn đốc thu nợ dần, xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay, xử lý bằng dự phòng rủi ro, khoanh nợ, xoá nợ.

- Bên cạnh đó, chi nhánh thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới và các đợt tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự thay đổi trong các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng như các chính sách có liên quan đến hoạt động cho vay của Agribank.

- Từ kết quả việc nhận dạng và đo lường rủi ro cho vay, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro xác định đối với từng món vay để có hướng xử lý rủi ro hợp lý.

- * Xử lý tổn thất khi xảy ra rủi ro cho vay

- Để xử lý được những tổn thất do rủi ro cho vay gây ra, hiện nay Agribank - Chi nhánh 7 thực hiện theo Quyết định số 530/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/4/2010 của Hội đồng thành viên Agribank về ban hành Quy định sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank thay thế Quyết định số 636/QĐ-HĐQT- XLRR ngày 22/6/2007 và các văn bản liên quan. Về cơ bản Quyết định 530/QĐ- HĐTV-XLRR tuân thủ theo các quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN v/v phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Agribank - Chi

- nhánh 7 sẽ sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng nói

chung và rủi ro cho vay

nói riêng.

- Trong những năm qua Agribank - Chi nhánh 7 đã xử lý các khoản nợ tồn đọng, bằng các giải pháp nhu: bán, khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay, khởi kiện, xoá nợ, khoanh nợ ...

- Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân chủ quan của cán bộ NH, Agribank - Chi nhánh 7 đã áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ nhu: trong truờng hợp bán tài sản không thu hồi đủ nợ vay sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ NH phải trả phần còn thiếu; hoặc áp dụng các biện pháp về hành chính nhu: phạt thi đua, không cho huởng luơng kinh doanh, cho tạm nghỉ việc để tập trung vào thu hồi nợ xấu phát sinh, chua có truờng hợp cán bộ đến mức phải chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự do vi phạm quy định trong cho vay.

- Đối với các khoản nợ quá hạn phát sinh do nguyên nhân khách quan, ngoài tầm kiểm soát của NH, việc xử lý thu hồi đuợc thực hiện theo các buớc sau: đôn đốc thu nợ dần, xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay, xử lý bằng dự phòng rủi ro, khoanh nợ, xoá nợ. Tình hình xử lý rủi ro bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank - Chi nhánh 7 giai đoạn 2018-2020 nhu sau:

- Bảng 2.6: Tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay

tại Agribank -

Chi nhánh 7 giai đoạn 2018 -2020

- ĐVT: Tỷ đồng - Chỉ tiêu - Năm 2018 - 2019Năm - 2020Năm - 1. Tổng dự phòng - 7,12 - 11,84 - 19,33 - 2. Số dự phòng sử dụng để XLRR - 1,91 - 1,55 - 3,65 - 3. Tỷ lệ số dự phòng sử dụng để - XLRR - 26,84% - 13,09% - 18,88%

-(Nguồn: Agribank - Chi nhánh 7)

- Ta có biểu đồ: - ■ 1. Tổng dự phòng ■ 2. Số dự phòng sử dụng để XLRR Năm 2018 Năm 2019 - Năm 2020

- Qua bảng 2.6 và biểu đồ về tình hình sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh giai đoạn 2018 -2020 cho thấy, tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh năm 2018 26,84% cao hơn so với năm năm 2019 là 13,09%. Trong 2 năm 2018 và 2019, tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh đã có sự giảm sút rõ rệt, điều đó cho thấy rằng, chi nhánh đã chủ động trong việc đốc thúc nợ quá hạn, nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn. Trong đó các khoản vay đuợc xử lý rủi ro chủ yếu là do có nhiều khoản vay khách hàng đã giải thể, phá sản hoặc có tình hình kinh doanh quá khó khăn không có khả nguồn trả nợ, mặt khác có nhiều DN có những khoản nợ tồn đọng lâu ngày do vậy tiền lãi phát sinh lớn. Năm 2020, tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh là 18,88%, đã có xu huớng tăng lên so với năm 2019 do vậy Chi nhánh cần tăng cuờng thu hồi các khoản nợ tại Chi nhánh nhằm hạn chế sử dụng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ xấu, khó thu hồi của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w