Hoàn thiện các giải pháp xử lý rủi ro, nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu khóa luận

3.2.2.2.Hoàn thiện các giải pháp xử lý rủi ro, nợ xấu

- - Phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:

- Hiện tại, tại Agribank Chi nhánh 7 các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tín dụng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng, vì vậy việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ cho CBTD phải là việc làm thường xuyên. Để làm tốt hơn vấn đề này, cần tập trung vào những nội dung sau:

- Một là, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn chi nhánh

theo năm, chia ra các quý. Để làm được điều này, chi nhánh ngân hàng cần dựa vào tình hình nợ xấu tại chi nhánh sau đó giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho các thành viên của Ban lãnh đạo Chi nhánh, từng phòng, từng tổ, từng cán bộ tín dụng theo thời gian cụ thể (tháng, quý, năm). Mỗi cán bộ cần xác định biện pháp thu hồi nợ xấu đối với từng khách hàng khác nhau để đạt được hiệu quả thu hồi nợ xấu tốt nhất.

- Hai là, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phuơng tiếp tục

phối hợp thu hồi các khoản nợ đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây lỳ.

- Ba là, sau khi phân tích đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và làm

việc trực tiếp với khách hàng, rất nhiều khách hàng trả ngay đuợc một phần và xây dựng kế hoạch trả dần trong tuơng lai. Do vậy ngân hàng phải sử dụng biện pháp động viên phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản xuất của nguời vay, cứu lấy nguời vay để họ có thể trả nợ cho ngân hàng. Để làm đuợc điều này về phía cán bộ ngân hàng phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu về lịch sử khách hàng.

- Tăng cuờng các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:

- Sau khi phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, công việc tiếp theo là phải tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng. Để có thể thu hồi đuợc các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đuợc tốt thì Agribank Chi nhánh 7 phải tiếp tục tiến hành các buớc công việc sau:

- +CBTD phải thuờng xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách hàng trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng, khi khách hàng xuất hiện các nguồn thu phải kịp thời yêu cầu khách hàng trả nợ ngân hàng.

- +Các chi nhánh loại 3 trực thuộc, thành lập tổ chuyên trách gồm những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để phối hợp, hỗ trợ CBTD trong việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Đối với những khoản nợ có dấu hiệu lừa đảo, chây ỳ chi nhánh ngân hàng cần khẩn truơng đề nghị chính quyền địa phuơng, các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp cùng giải quyết.

- +Thành lập ban chỉ đạo tại Agribank Chi nhánh 7 để giải quyết những khó khăn vuớng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro từ cấp duới phản ảnh nên, đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề

- Sau giải ngân chính là giai đoạn mà RRTD sẽ xảy ra. Do đó, công tác nhận dạng RRTD trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Chi nhánh ngân hàng cần thực hiện

- việc kiểm tra sử dụng vốn, gọi điện nhắc nhở khi đến kỳ hạn trả

nợ. Định kỳ 3

tháng/lần kiểm tra và thẩm định lại giá trị tài sản đảm bảo, nếu giá

trị tài sản đảm bảo

thấp hơn 70% giá trị khoản vay tại thời điểm đó, phải yêu cầu khách

hàng bổ sung

TSĐB. CBTD cần cập nhật thông tin về nguồn thu, tình trạng sức khỏe,

hôn nhân, tài

chính của khách hàng một cách thuờng xuyên để phát hiện sớm rủi ro.

- Khi khách hàng xuất hiện tình trạng nợ quá hạn, CBTD phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Và từ tình trạng của khách hàng đua ra các biện pháp xử lý một cách phù hợp:

- Trong truờng hợp khách hàng có khả năng duy trì, phát triển kinh doanh và đuợc đánh giá là có trách nhiệm trả nợ, ngân hàng cần xem xét việc tăng vốn cho vay. Đây là biện pháp tốt giúp ngân hàng thu nợ và khách hàng trả nợ. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm gia tăng rủi ro nếu công tác đánh giá xem xét lại khách hàng gặp sai lầm. Hoặc ngân hàng sẽ giúp đỡ khách hàng gia hạn nợ, cơ cấu lại khoản nợ để tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi. Ngoài ra còn có thể bổ sung các cam kết trong hợp đồng tín dụng nhu: bổ sung các thỏa thuận về quyền hạn của ngân hàng trong giám sát và xử lý các khoản vay có vấn đề, khẳng định nghĩa vụ trả nợ ngân hàng là nghĩa vụ bất khả kháng; ngân hàng sẽ đuợc quyền tham gia giám sát hoạt động kinh doanh hoặc thuê giám sát, giám định; bổ sung các thỏa thuận để đảm bảo ngân hàng có thể khởi kiện đòi nợ nếu khách hàng không trả đuợc nợ; bổ sung thủ tục tín dụng về nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan, quyền giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản.

- Trong truờng hợp khách hàng đuợc đánh giá là khó có khả năng trả đuợc nợ, nhân viên tín dụng phải nhanh chóng báo cáo tình hình của khách hàng cho lãnh đạo, hợp tác với Trung tâm xử lý nợ để thực hiện xử lý, phát mại TSĐB, nhờ pháp luật can thiệp và xử lý bằng quỹ DPRR. Quá trình xử lý khoản vay phải đuợc thực hiện chính xác, nhanh chóng, tạo sự thoải mái tối đa cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 68 - 70)