ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu khóa luận

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH 7, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

2.3.1. Những thành công đạt được

- Qua những chính sách, chiến luợc đã thực hiện đuợc của Agribank - Chi nhánh 7 nhu đã phân tích, ta có thể đánh giá đuợc những mặt đã làm đuợc tại chi nhánh nhu sau:

- Thứ nhất, các cơ chế chính sách về hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng đã

được Agribank - Chi nhánh 7 thực hiện nghiêm túc: Các văn bản như xử lý nợ xấu, phòng ngừa rủi ro tín dụng của Agribank đã được chi nhánh triển khai, tập huấn cho tất cả các CBTD, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quả cao. Vì vậy mà các chính sách về hạn chế rủi ro tín dụng của Agribank được chi nhánh thực hiện rất tốt.

- Thứ hai, Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 3% (kế hoạch của Agribank giao

tỷ lệ nợ xấu dưới 3%) phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh 7 ổn định bền vững.

- Thứ ba, phân loại nợ và quán lý nợ xấu thực hiện theo đúng hướng dẫn của

NHNN, của Agribank. Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay đã được Chi nhánh triển khai đầy đủ, hàng quý Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định. Ban lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo sát sao đến các khoản nợ rủi ro có vấn đề và tìm mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro.

- Theo sự chỉ đạo của Agribank, chi nhánh đã thành lập tổ xử lý thu hồi xấu, nợ đọng, các thành viên trong tổ đều là những cán bộ có trình độ và có kinh nghiệm nên trong thời gian qua việc thu hồi nợ xấu bước đầu đã thu được hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

2.3.2. Những hạn chế trong biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh

- Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh 7 còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Thứ nhất, Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ cho vay còn ở mức cao, mặc dù năm

2019 đã giảm xuống còn 6,32% so với tỷ lệ 6,53% năm 2018 nhưng tỷ lệ nợ nợ quá hạn còn cao và có xu hướng tăng trong năm 2020. Điều đó chứng tỏ công tác đôn đốc thu hồi nợ của Agribank Chi nhánh 7 chưa đạt hiệu quả cao, nợ bị chuyển nhóm từ thấp lên cao có xu hướng tăng. Nợ quá hạn gia tăng càng làm tăng nguy cơ tổn thất cho Agribank Chi nhánh 7.

- Thứ hai, Chi nhánh chưa có phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống

nhất cũng như chưa có phương pháp dự báo rủi ro hữu hiệu: Việc nhận diện rủi ro của hệ thống Agribank Chi nhánh 7 chưa được thực hiện triệt để tập trung từ một đầu mối mà do chi nhánh tự thống kê, đánh giá. Mỗi chi nhánh có cách thức nhận diện, phân loại rủi ro riêng, dựa vào kinh nghiệm và tình hình thực tế tại chi nhánh. Bên cạnh đó, công tác dự báo rủi ro cũng không được dự báo kịp thời dẫn đến việc phát sinh nợ xấu gây lúng túng trong công tác điều hành tại chi nhánh.

- Thứ ba, Công tác kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế rủi ro còn nhiều hạn chế:

- Nguồn tài nguyên để thực hiện công tác quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế.

- Quy trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng chưa được chú trọng, kiểm tra kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa có hệ thống cảnh báo nội bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt NamChi nhánh 7 (Trang 54 - 56)