7. Kết cấu khóa luận
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- Thứ nhất, Agribank Việt Nam nên xem xét, có thêm văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy trình cho vay mới, quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình mới. Khi bắt đầu áp dụng một quy trình mới cho toàn hệ thống, Agribank Việt Nam nên ban hành thêm các văn bản chi tiết hướng dẫn để đảm bảo các chi nhánh trong hệ thống hiểu rõ, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới.
- Thứ hai, Agribank Việt Nam cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của NHNN xuống các chi nhánh nhằm đảm bảo cho các chi nhánh cập nhật thông tin kịp thời để có thể đưa ra những thay đổi, quyết định chính xác, kịp thời đảm bảo các chi nhánh trong hệ thống hiểu rõ, thực hiện đúng và đầy đủ theo quy trình mới.
- Thứ ba, Agribank Việt Nam cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, thông tin cho vay. Agribank Việt Nam cần có một phòng thông tin tín dụng chi tiết về khách hàng cho toàn hệ thống. Định kỳ, hàng quý, các chi nhánh cần báo cáo tình hình cho vay, thực trạng thực hiện nghĩa vụ của các khách hàng của chi nhánh mình về phòng thông tin Hội sở chính và đảm các cán bộ cho vay có thể truy cập, kiểm tra tình hình của khách hàng tại tất cả các chi nhánh một cách chính xác, nhanh chóng.
- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn công tác thực hiện chính sách, quy định chung đã được ban hành tại các chi nhánh. Ngoài ra, còn cần có các biện pháp xử lý nghiêm túc những chi nhánh vi phạm nhằm hạn chế việc các chi
- nhánh cố tình vi phạm quy định, chủ quan, thực hiện không đầy
đủ các buớc trong quy
trình cho vay.