Hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 6 (Trang 27 - 31)

1.2.1. Khái niệm hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM

Thực chất, tín dụng ngân hàng là thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân. Trong sự phát triển của nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian. Vì vậy, nói đến mối quan hệ với khách hàng, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Trong vai trò là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân hoặc dưới hình thức phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Ngược lại với vai trò là người cho vay, ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Hiệu quả cho vay tiêu dùng, một cách trực diện, thể hiện hiện tương quan các kết quả hoạt động tín dụng ứng với một mức chi phí thực hiện hoạt động tín dụng

nhất định. Cho vay tiêu dùng càng hiệu quả, thì kết quả

tín dụng mà ngân hàng đạt

được càng lớn ứng với một sơ sở vật chất, hạ tầng phần cứng,

phần mềm, số lượng

lao động và lượng nguồn vốn đầu vào nhất định. Tuy nhiên,

khác các hoạt động sản

xuất kinh doanh khác, sản phẩm tín dụng không cho ra kết quả

ngay khi ngân hàng

bán sản phẩm tín dụng cho khách hàng. NH chỉ thu được chi phí

đã bỏ ra và lãi khi

khách hàng kết thúc việc sử dụng khoản tín dụng, do vậy,

doanh thu, lãi tại một thời

điểm chưa phản ánh đúng kết quả, chi phí của hoạt động tín

dụng. Các yếu tố quyết

định khả năng thu hồi gốc và lãi khoản cho vay là vấn đề quyết định.

Xét ở góc độ ngân hàng: Hiệu quả tín dụng đòi hỏi các hoạt động tín dụng ngân hàng phải đem lại mục tiêu lợi ích kinh tế nhất định, nhưng đồng thời phạm vi, mức độ giới hạn, cơ cấu... tín dụng phải phù hợp với năng lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, vấn đề thanh khoản và cạnh tranh của ngân hàng, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. (Nguyễn Thị Thu Thủy 2015).

Tóm lại, ta có khải niệm tổng quát về hiệu quả cho vay tiêu dùng là sự đáp ứng tốt nhất của ngân hàng yêu cầu về vốn của khách hàng để triển khai thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng, phù hợp với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói riêng và kinh tế, xã hội nói chung.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng hu cầu về vốn vay của khách hàng, nói cách khác hiệu quả cho vay về mặt số lượng của khách hàng được đánh giá

qua nhóm chỉ tiêu này.

- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cho biết quy mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoản thời gian. Doanh số cho vay phụ thuộc vào quy mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kỳ kinh tế, môi trường pháp lý. (Nguyễn Tuyết Anh 2018).

- Dư nợ cho vay: dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền

kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng trên. Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng khoản vay. Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay. (Nguyễn Tuyết Anh 2018).

Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động: chỉ số biểu hiện ở dạng phần trăm (%),

xác định bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động được. Chỉ số này giúp xác định hiệu quả đầu tư khi một đồng vốn huy động được sử dựng vào việc cho

vay, các nhà phân tích có thể dựa trên chỉ số này để so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.

dư nợ cho vay

Chỉ tiêu dư nợ cho vay (%)= -T——_ ' “ , ——— %100 (1.1)

tong nguồn vốn huy động

I.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu độ an toàn cho vay

- Tỷ lệ nợ quá hạn: nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách

hàng

không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền trong hợp đồng tín dụng và không được ngân hàng gia hạn.

nọ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = _ X100 (1.2)

tong dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với ngân hàng, chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng, việc khách hàng không thanh toán được khoản nợ vay có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cũng như hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này duy trì ở mức càng thấp càng tốt.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và các văn bản sửa

đổi, bổ sung có liên quan về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, nợ quá hạn được phân theo các nhóm sau:

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc

giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lần thứ hai quá hạn theo

thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định. (Ngô Thị Thu Thủy 2015)

- Tỷ lệ cho vay có TSĐB: Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng

và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay. Tỷ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín

dụng của NHNN nói chung và của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ.

, ____ tông giá trị tằi sản đảm bảo quy đỗi hệ số

Tỷ lệ cho vay có TSĐB=---——, ,---— X 100 (1.3)

tỗng dư nợ cho vay

I.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời

Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với độ an toàn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu được lợi nhuận trên cơ sở đảm

bảo được độ an toàn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hưởng đến thu nhập hay lợi nhuận của ngân hàng.

Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của

bất kì NHTM nào, do đó một khoản cho vay nào mà không đem lại hoặc làm giảm khoản thu nhập của ngân hàng thì được xem là khoản cho vay đó là không đem lại hiệu quả cao vì đó là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng để tồn tại và phát triển.

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này phản ánh mục đích sinh lời từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng, theo đó chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận từ CTDV đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng càng lớn, thể hiện hiệu quả cho vay tiêu dùng càng tốt. Ngoài ra, tỷ lệ này còn giúp ngân hàng xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. (Nguyễn Tuyết Anh 2018)

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 6 (Trang 27 - 31)