Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 6 (Trang 69 - 75)

- Một là, ngân hàng Techcombank cần tạo mọi thuận lợi cho các chi nhánh và phòng giao dịch hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngân hàng cập nhật nhanh nhất mọi nguồn tin có liên quan đến hoạt động ngân hàng để từ đó chắt lọc và có sự chỉ đạo kịp thời với các chi nhánh và phòng giao dịch. Tùy vào tình hình hoạt động của mỗi chi nhánh mà ngân hàng có thể giao chỉ tiêu hoạt động.

- Hai là, cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch. Do hệ thống Techcombank có mạng lưới rộng khắp, cấp độ hoạt động rộng nên việc quản lý trực tiếp từ Techcombank đến từng chi nhánh, phòng giao dịch là rất khó thực hiện. Để công tác quản lý có hiệu quả, ngân hàng cần có một hệ thống quản lý ở các chi nhánh cấp tỉnh, thành phố thực sự trung thực và hiệu quả.

- Ba là, Techcombank cần cho phép các chi nhánh tự quyết định hoạt động kinh

doanh của mình trong một chừng mực nào đó. Mỗi chi nhánh, phòng giao dịch có địa bàn hoạt động khác nhau, đặc điểm địa lý dân cư ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nếu như Techcombank cứng nhắc áp dụng một nguyên tắc riêng cho tất cả các chi nhánh thì

- có thể hiệu quả đem lại sẽ không cao. Ngân hàng nên cho

phép các chi nhánh, chi

nhánh tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của ngân hàng, tình hình

kinh tế địa phương,

tâm lý khách hàng,.. .để quyết định hành động cho phù hợp, tránh

không gây bất ổn

cho địa bàn, cho các ngân hàng trong khu vực và nhất là không ảnh

hưởng đến hoạt

động chung của toàn bộ hệ thống.

- Bốn là, đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng: hiện nay sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đang diễn ra rất gay gắt. Thông qua hoạt động marketing các NHTM phải chủ động tìm hiểu nhu cầu của thị trường, tìm đến khách hàng và lôi kéo họ về phía mình. Hoạt động marketing có ý nghĩa quyết định tới số lượng khách hàng cũng như sự trung thành của họ đối với NH. Chính vì lẽ đó, để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, Techcombank cần phải tăng cường hoạt động marketing, tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động này là xác định được nhu cầu, mong muốn của KH có nhu cầu vay tiêu dùng và cách thức đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. Trong chiến lược marketing hiện nay của Techcombank thì chiến lược quảng bá hình ảnh thương hiệu chưa được chú trọng đúng mức. Để khắc phục điều này, Techcombank cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Tổ chức họp báo và hội nghị khách hàng để giới thiệu về định hướng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của mình. Tại đây, những thông tin về các sản phẩm hiện có, kế hoạch triển khai sản phẩm chất lượng cao mới sẽ được Techcombank cung cấp cho báo chí và khách hàng. Đồng thời, Techcombank thu thập ý kiến phản hồi, giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng. Đây là biện pháp rất hiệu quả để ngân hàng và khách hàng hiểu biết sâu sắc hơn về nhau, giúp cho quan hệ tín dụng giữa hai bên được mở rộng và bền chặt hơn.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, internet,. để giới thiệu về ngân hàng và các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng, quảng cáo về các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm sắp tung ra thị trường. Biện pháp này không những giúp cho hình ảnh của Techcombank trở nên

- phổ biến hơn mà còn giúp truyền thông điệp đầy thiện chí từ

Techcombank đến với

khách hàng.

- Tài trợ cho các sự kiện tiêu biểu nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Tất cả những sự kiện thu hút được sự chú ý của xã hội đều nên được tận dụng để làm cho thương hiệu Techcombank trở nên quen thuộc hơn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần có sự lựa chọn khi tài trợ, tránh tài trợ cho các sự kiện không phù hợp với hoạt động NH, không xứng đáng với vị thế của ngân hàng TMCP Techcombank thành phố HCM.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Chi nhánh có thể tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm hoặc tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm mới, hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ, phù hợp với họ. Đây là biện pháp trực tiếp làm tăng số lượng khách hàng vay vốn tại Techcombank qua đó nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng.

- Bên cạnh việc chú trọng tạo dựng quan hệ với KH mới, ngân hàng không nên sao lãng việc duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng cũ. Bộ phận chăm sóc KH phải liên tục thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để có sự điều chỉnh hợp lý về sản phẩm. Bộ phận marketing phải nghiên cứu đưa ra những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi dành cho KH vay tiêu dùng để khuyến khích họ tiếp tục vay vốn tại Techcombank.

- Bên cạnh chiến lược quảng bá thương hiệu thì chiến lược sản phẩm cũng cần phải được Techcombank quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, các sản phẩm tín dụng của ngân hàng khá đa dạng song không có nhiều khác việt so với sản phẩm dịch vụ mà những NHTM khác đang cung cấp. Điều đó tạo ra tâm lý quen thuộc của KH là dù đến các NH khác nhau, họ cũng nhận được những loại hình dịch vụ như nhau, với chất lượng đồng đều. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng ngân hàng phải nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa danh mục tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của KH. Hơn thế nữa, ngân hàng cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, bằng các dịch vụ tiện ích kèm theo bằng phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp. Điều này sẽ tạo ra dấu ấn riêng cho các sản

- phẩm dịch vụ của Techcombank. Một mặt hoàn thiện cho sản

phẩm của mình, mặt

khác, chi nhánh cần phải tìm hiểu xem các NH đối thủ đang triển

khai dịch vụ gì, chất

lượng ra sao và dịch vụ mới nào sắp được họ tung ra thị trường.

Từ đó, ngân hàng có

những động thái đáp lại để có thể cạnh tranh với các NH khác

trong việc thu hút KH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về phía mình.

- Tất cả những biện pháp trên, từ việc nghiên cứu môi trường kinh doanh đến quảng bá thương hiệu đều phải được Techcombank thực hiện đều đặn, thường xuyên hoặc định kỳ. Hoạt động marketing của Techcombank không những được tăng cường về quy mô mà còn được nâng cao về chất lượng. Nhờ đó việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng mới được thực hiện dễ dàng hiệu quả. Năm là, hoàn thiện quy trình cho vay: Thúc đẩy thời gian hoàn thiện và xử lý hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường làm việc ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên chức. Chủ động đến lấy hồ sơ nếu khách hàng không có thời gian. Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, tránh trường hợp thiếu giấy tờ chữ ký,... làm ảnh hưởng đến thời gian của khách hàng do phải trực tiếp đến ngân hàng nhiều lần, ngoài ra còn làm chậm tiến độ xử lý hồ sơ cho vay. Linh hoạt đối với hồ sơ tiềm năng, nhiều khả năng cho vay bằng cách tiến hành thẩm định ngay khi tiếp xúc và nhận hồ sơ khách hàng, đồng thời là xác nhận thông tin quy hoạch của TSĐB ngay để hạn chế thời gian chờ đợt.

- Sáu là, Techcombank cần phải hoàn thiện quy trình cho vay, tạo ra quy trình thuận tiện nhất cho cả cán bộ tín dụng và khách hàng, hệ thống cơ chế chính sách, công cụ quản lý tài sản thế chấp trong ngân hàng. Ngân hàng cần tập trung đào tạo các kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tế cho cán bộ nhân viên là công tác quản lý cho vay, nhận tài sản thế chấp của ngân hàng để tránh các rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, về vấn đề pháp lý, Techcombank cần yêu cần cán bộ nhân viên xử lý nhanh chóng các thủ tục để tránh mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn cho ngân hàng.

- KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

- Để các khoản vay của ngân hàng thực sự có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự chung

tay phối hợp của ngân hàng, của bản thân khách hàng và cả sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước. Về phía ngân hàng, cần chú trọng đến việc đào tạo và bố trí cán bộ, hoàn thiện và tuân thủ chặt quy trình tín dụng, nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro, cũng như trong đánh giá tình hình và phát huy năng lực thẩm định nhằm đánh giá khoản vay sao cho có hiệu quả nhất. Về phía Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cần tạo ra môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi, có cơ chế phù hợp, giúp các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh phát triển.

- Về phía khách hàng, cần thiết phải xây dựng được các phương án kinh doanh có hiệu quả, cung cấp các phương án này một cách trung thực và truyền tải đầy đủ nhất nhằm hướng đến chất lượng của thông tin cùng khả năng sinh lời của dự án. Toàn bộ chương 3 đã nêu lên định hướng hoạt động kinh doanh cũng như mục tiêu cụ thể của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Quận 6 trong những năm tới. Đồng thời chương 3 đã nêu lên một số giải pháp, kiến nghị với mong muốn nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

- KẾT LUẬN

- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động

bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mọi ngân hàng. Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng cũng là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngân hàng Techcombank chi nhánh Quận 6 trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Để nâng cao hiệu quả cho vay đòi hỏi phải có sự nỗ lực của không chỉ bản thân ngân hàng mà rất cần phải có sự hoàn thiện hơn của hệ thống pháp luật, những chính sách điều tiết từ NHNN.

- Tìm hiểu về hiệu quả cho vay tiêu dùng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Techcombank chi nhánh Quận 6 đã giúp em hiểu rõ hơn về thực tiễn hoạt động của ngân hàng, quá trình từ khi thẩm định, kết luận cho vay tới khi giải ngân và thu hồi vốn. Từ đó, hiểu được những khó khăn và hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện này. Một số nhận xét và ý kiến về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đã được đưa ra.

- TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuyết Anh 2018, Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

2. Bùi Diệu Anh 2011, Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông, TP. HCM.

3. Bùi Diệu Anh 2016, Tài liệu học tập Tín dụng ngân hàng.

4. Ngô Thị Thu Thủy 2015, Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTMCP

A Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Hạnh Chi 2014, Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Cổ phần thương

mại Đại Á chi nhánh Hà Nội - thực trạng và giải pháp, Học viện Tài chính Hà Nội.

6. Lê Thị Kim Huệ 2013, “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay”, Kinh tế và dự báo, số 21 (11/2013).

7. Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc 2012, Giáo trình Nghiệp vụ

ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM

8. Trần Ngọc Minh 2011, Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh sở giao dịch 1, Luận văn thạc sỹ, trường

Đai học Kinh tế - Đai học Quốc gia Hà Nội.

9. Hoàng Thị Huyền Trang 2015, Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây, Luận văn thạc

sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016

11. Techcombank 2016 Báo cáo thường niên năm 2016, TP.Hồ Chí Minh. 12. Techcombank 2017, Báo cáo thường niên năm 2017, TP.Hồ Chí Minh. 13. Techcombank 2018, Báo cáo thường niên năm 2018, TP.Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Techcombank chi nhánh Quận 6 2016 - 2018, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh giai đoạn 2016 - 2018.

15. Techcombank chi nhánh Quận 6 năm 2016 - 2018, Báo cáo hoạt động tín

dụng bán lẻ 2016 - 2018.

16. Techcombank, Thông tin tài chính, truy cập tại - < https://www.techcombank.com.vn/nha-dau-tu/thong-tin-tai-chinh>

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN 6 (Trang 69 - 75)