Sự cần thiết của dự án

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 108 - 109)

PHẦN 2: CÁC TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN

Sự cần thiết của dự án

nhanh về dân số tạo ra thách thức cho thành phố trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân. Dân số tăng trưởng nhanh đã tạo áp lực lớn trong khả năng đáp ứng hạ tầng của thành phố như giao thông, cấp điện và cấp nước. Trong đó nhu cầu về cung cấp nước sạch là rất quan trọng. Vào năm 1997 tổng công suất nước của khu vực TP.HCM là 750.000 m3/ngày, trong khi nhu cầu sử dụng của người dân lên đến 1,25 triệu m3/ngày. Nguồn nước sạch của TP.HCM chủ yếu lấy từ nhà máy nước Thủ Đức với công suất từ 480.000 m3/ngày đến 650.000 m3/ngày. Nguồn cung cấp nước còn lại của Tp.HCM lấy từ nhà máy nước Ngầm Hóc Môn với công suất chỉ 50.000 m3/ngày và các giếng ngầm nằm rải rác ở vùng ngoại thành. Do còn nhiều yếu kém trong quản lý, vận hành và bảo trì nên lượng nước thất thoát trong quá trình vận hành của các nhà máy nước rất cao, lên đến hơn 30%. Do đó, Dự án nhà máy nước Bình An ra đời đã giúp cho Tp.HCM giải quyết được phần nào vấn đề về nguồn cung nước sạch cho người dân thành phố.

Tóm tắt dự án

Vào tháng 4 năm 1992, Công ty Sadec Malaysian Consortium Sdn Bhd (Sadec) được thành lập dưới hình thức hoạt động của quỹ đầu tư để huy động vốn đầu tư vào các dự án ở Việt Nam. Vào ngày 12/8/1994, hợp đồng BOT được ký kết giữa Ủy ban Nhân dân Tp.HCM với Sadec và công ty Emas Utilities Corporation Sdn Bhd (EUC). Công ty EUC được thành lập với mục đích chuyên biệt là đầu tư vào dự án cấp nước tại TP.HCM. Vốn điều lệ của EUC là 3 triệu ringgit (tương đương 1,15 triệu USD). Trong đó Kumpulan Emas Bhd (KEB) và IJM Corporation Bhd (IJM) mỗi bên nắm giữ 40% cổ phần và Malaysian South-South Corporation Sdn Bhd (MASS) nắm 20% cổ phần.

Công ty dự án được thành lập với tên gọi Công ty TNHH Nước Bình An (BAWC), trong đó Sadec sở hữu 10% và EUC sở hữu 90%. Theo thỏa thuận thì công ty sẽ nhận được các chính sách ưu đãi thuế từ chính quyền, cụ thể là được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

BAWC đã ký kết hợp đồng xây dựng và cung ứng thiết bị với EUC. EUC gồm một nhóm các công ty tư vấn và xây dựng trong lĩnh vực cấp nước sẽ là nhà thầu chính cho dự án. Công ty Cấp nước Thành phố WSC sẽ mua toàn bộ lượng nước sạch cung cấp đảm bảo nguồn đầu ra cho dự án. Nhà máy xử lý nước Bình An được xây dựng tại xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

109

Hình 2.4: Vị trí xây dựng của Nhà máy nước Bình An Cấu trúc dự án

Cấu trúc dự án Nhà máy nước Bình An được thể hiện qua Hình 2.5 dưới đây

Hình 2.5: Cấu trúc tài trợ dự án Nhà máy nước Bình An Cấu trúc tài trợ của dự án

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)