PHẦN 2: CÁC TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN
TÌNH HUỐNG 5: CAO TỐC TRUNG LƯƠNG MỸ THUẬN
Sự cần thiết của dự án
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh miền Tây, cũng như giải quyết tình trạng quá tải trên tuyến Quốc lộ 1A.
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh thành phố với hơn 21 triệu dân sinh sống. Đây là vựa lúa, vựa trái cây, vựa tôm, cá, thủy hải sản quyết định an ninh lương thực và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của cả nước. Cụ thể, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53% sản lượng gạo và 58% các sản phẩm thủy sản so với cả nước đến năm 2009. Thế nhưng đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng trũng của cả nước về nhiều tiêu chí đặc biệt là hạ tầng giao thông. Không đường sắt, chưa có cảng biển nước sâu, trong khi đó cảng đường sông hầu hết dành cho tàu tải trọng nhỏ, có sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Puốc nhưng khả năng vận chuyển và khai thác hàng hóa còn thấp. Ngoài ra đường bộ là đường vận chuyển, vận tải quan trọng và quyết định nhưng hiện nay đang quá tải trầm trọng dẫn đến việc không khai thác được tiềm năng và nguồn lực dồi giàu của vùng đất này. Do đó, tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế khu vực miền Tây nói riêng và cả nước nói chung.
Tóm tắt dự án
Hình 2.8: Vị trí cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận
Theo ước tính ban đầu, cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư là 14.678 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận. Dự án được xây dựng tại thị xã Cai Lậy và các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước tỉnh Tiền Giang. Dự án có tổng chiều dài hơn 51 km. Điểm đầu của dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) tại Km49+620 theo lý trình dự án. Điểm cuối của dự án sẽ tại nút giao với
119
QL30 tại Km100+750 theo lý trình dự án. Bề rộng mặt đường 13,75 m gồm 2 làn xe với chiều rộng 3,5 m và 2 làn xe phụ với chiều rộng 2,75 m.
Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư: 14.678 tỷ đồng (Bằng chữ: Mười bốn nghìn, sáu trăm bảy mươi tám phẩy ba trăm bốn mươi sáu tỷ đồng). Trong đó:
- Chi phí xây dựng, thiết bị: 6.752 tỷ đồng - Chi phí bồi thường GPMB, TĐC: 2.550 tỷ đồng - Chi phí QLDA + Tư vấn + Khác: 675 tỷ đồng - Chi phí dự phòng: 2.639 tỷ đồng
- Lãi vay (tạm tính): 2.061 tỷ đồng
Nhà đầu tư huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí.
Các chủ thể tham gia dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước.
Liên doanh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, hệ thống cung cấp nước sạch, Beton cốt thép…
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (dự kiến ban đầu) được thành lập năm 2005 với ngành nghề kinh doanh chính như xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng dân dụng, giao thông... Tuy nhiên sau khi dự án được triển khai, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh đã được thay thế bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả với hơn 30 năm kinh nghiệm về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm khắp cả nước.
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng BMT là nhà sản xuất và cung cấp bê tông nhựa nóng chuyên nghiệp trong ngành giao thông khắp khu vực các tỉnh phía Nam. Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, BMT đã cung cấp ra thị trường trên 2,5 triệu tấn bê tông các loại, chuyên phục vụ việc phát triển hạ tầng.
Công ty TNHH tập đoàn Thắng Lợi địa chỉ đường 57A, huyện Ý Yên, Nam Định. Những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp như đúc kim loại màu, sản xuất xi măng, vôi và thạch cao, cắt tạo dáng và hoàn thiện đá, đúc sắt thép…
Công ty Cổ phần Hoàng An hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, tư vấn thiết kế công trình giao thông đầu tư nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng thi công các công trình giao thông, đặc biệt là các dự án bảo trì đường bộ.
Công ty Cổ phần đầu tư cầu đường CII là doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động chuyên đầu tư các dự án về cầu đường. Lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng khi trải dài từ đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thức hợp đồng BOT và BT… Các dự án nổi bật của CII phải kể đến như dự án Thủ Thiêm Lakeview, dự án nhà máy nước BOO Thủ Đức, dự án mở rộng đường Xa Lộ Hà Nội, trục đường Bắc – Nam trong khu đô thị Thủ Thiêm…
Lợi ích của nhà đầu tư
Lợi nhuận Nhà đầu tư được tính trên phần vốn chủ sở hữu trong Tổng vốn đầu tư chưa thu hồi (tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 10,51% x tỷ suất lợi nhuận cho Nhà đầu tư). Tỷ suất
120
lợi nhuận nhà đầu tư được tính bằng 11,5% năm trong suốt dòng đời dự án. Lợi nhuận chưa được tính của năm này sẽ được tính gộp vào Tổng vốn đầu tư chưa thu hồi để tính lợi nhuận cho năm sau. Trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc mỗi bên chiếm 30% vốn, 40% còn lại chia đều cho các cổ đông khác.
Thời gian dự án
Thời gian Nhà đầu tư khai thác kinh doanh để hoàn vốn đầu tư Dự án tính từ ngày công trình được quyền thu phí đến khi bàn giao Công trình Dự án là khoảng 20 năm, dự kiến ban đầu bắt đầu thu phí từ ngày 01/01/2019. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và một số lý do việc thi công dự án bị gián đoạn vì thế chưa thể xác
định cụ thể ngày bắt đầu thu phí.
Đầu vào của dự án
Công ty CP BOT Trung Lương – Mỹ Thuận ký kết gói thầu cung cấp nguyên vật liệu xây dựng
+ Công ty Khánh Cường cung cấp nguồn nguyên liệu đá dăm loại 1. + Công ty cổ phần BMT cung cấp nguyên liệu bê tông, nhựa
+ Công ty THNH Thắng Lợi cung cấp sắt, thép, xi măng, vôi và thạch cao…
Đầu ra của dự án
Giá vé (mức phí) đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận được xác định tại thời điểm bắt đầu thu phí dự kiến như sau:
Bảng 2.4: Giá vé thu phí xe cơ sở theo hợp đồng BOT
Giá vé (VND/PCU/km) 1.200 1.800 2.640 4.800 7.200
Số km 51,1
Trong 3 năm đầu khi đưa vào sử dụng sẽ từ 60.000 đồng đối với nhóm 1 ôtô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt phải trả 1.200 đồng mỗi km, tương đương 60.000 đồng cho cả tuyến 51,1 km. Nhóm chịu phí đắt nhất là xe tải 18 tấn trở lên với mức giá 7.200 đồng mỗi km (khoảng 370.000 đồng cho cả tuyến).
Lợi ích cho nền kinh tế
Dự án BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các nhà đầu tư mà còn cho cả cộng đồng. Lưu lượng người và hàng hóa giữa khu vực miền Tây và TP.HCM và Đông Nam Bộ sẽ cải thiện theo quan điểm tiết kiệm thời gian đi lại và sự thuận lợi. Đồng thời, xúc tiến đầu tư trong khu vực tư nhân bao gồm các công ty Nhật Bản vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là một khu vực có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Kết quả là, phát triển công nghiệp nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp, qua đó góp phần tạo việc làm và giảm nghèo.
121
Cấu trúc tài trợ