Bối cảnh dự án

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 103 - 105)

PHẦN 2: CÁC TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN

Bối cảnh dự án

động từ năm 1975 tại phường An Lạc, quận Bình Tân. Sau gần 30 năm hoạt động, Bến xe Miền Tây hiện tại đã thu hút được khá nhiều lượng hành khách sử dụng dịch vụ của mình, do đó việc ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trong khu vực.

Dự án Bến xe Miền Tây mới được quy hoạch xây dựng tại Xã An Phú Tây huyện Bình Chánh với tổng diện tích là 24,33 ha, nằm ngay trên nút giao thông Quốc lộ 1A, đại lộ Nguyễn Văn Linh và đoạn cuối cao tốc Tp.HCM – Trung Lương. Bến xe miền Tây mới được quy hoạch xây dựng như một trung tâm vận chuyển hành khách có cả bến xe, trung tâm thương mại, khách sạn, kết nối các tuyến metro, monorail, xe buýt nhanh BRT…

Mục tiêu của dự án là xây dựng thay thế mới bến xe miền Tây hiện tại, kết nối trực tiếp với các công trình giao thông công cộng khác và góp phần giảm phần ùn tắc giao thông trong nội đô tại bến xe hiện tại.

Bến xe Miền Tây mới sẽ được triển khai theo mô hình TOD - Transit Oriented Development, tức phát triển theo cơ sở hệ thống giao thông công cộng, bên cạnh là tổ hợp các công trình khác như thương mại - mua sắm, lưu trú, văn phòng. Mô hình này vốn là xu hướng của các bến xe liên khu vực ở các đô thị khác trên thế giới, khi hành khách được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tại nhà xe như đi lại, lưu trú, mua sắm, ăn uống và đảm bảo được an ninh.

Đồng thời, Bến xe Miền Tây mới sẽ giải quyết vấn đề áp lực giao thông đang vướng tại bến xe Miền Tây hiện tại. Đảm bảo kết nối liên thông hệ thống giao thông các trục QL1A, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Nguyễn Văn Linh, các đô thị, khu dân cư mới.

Kèm theo đó, mô hình bến xe mới sẽ được điều hướng giao thông tách biệt, không tổ chức chung với khu dân cư liền kề. Ở đây là khu E trong tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn, điều đó nhằm đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị. Theo như kế hoạch, các doanh nghiệp vận tải sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các loại phương tiện vận chuyển cho công ty cổ phần Bến xe Miền Tây, bao gồm xe buýt - xe khách, xe chuyên dùng, xe du lịch, xe trung chuyển. Hiện nay có có đến hơn một trăm doanh nghiệp vận tải đã ký kết, giúp cho việc phục vụ các hoạt động vận tải hành khách công cộng nội thành và liên tỉnh đi miền Tây ngày càng tiến bộ và có hiệu quả, khai thác tối đa các dịch vụ trong bến xe.

Doanh nghiệp chuyên cung cấp dầu nhớt cho việc vận hành các phương tiện chính là Công ty cổ phần Dầu Việt Nam, ngoài ra công ty dự án cũng đã ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị về đồ dùng trong khu mua sắm, lưu trú hay cho các văn phòng được xây dựng trong bến xe.

104

Đầu ra của dự án chính là lượng lượt khách sử dụng dịch vụ vận tải mà công ty cung cấp, ước tính trung bình là 500.000 lượt khách/ngày, cao điểm các ngày lễ tết có thể lên đến 65.000 lượt khách/ngày.

Tổng mức đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án là 4000 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu là 800 tỷ đồng bao gồm Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn TNHH MTV (SAMCO) góp 60%, Xí nghiệp Đầu tư Xây dựng Đô Thành (CSAMCO) góp 25%, Công ty cổ phần Công Trình Giao Thông quận 8 (CIENDI) góp 10% và KUMHO SAMCO BUSLINE góp 5%. Vốn vay là 3.200 tỷ từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV).

Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư dự án Bến xe Miền Tây ST T Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Số tiền I Xây dựng cơ sở hạ tầng 2.127

1.1 Thỏa thuận chuyển nhượng đất m2 16.024 912

1.2 Công tác san nền m3 42.000 212

1.3 Bãi đậu xe m2 2.838 211

1.4 Đường giao thông m2 6.125 146

1.5

Hệ thống cây xanh cảnh quan, đài phun nước, quảng trường, tường rào bảo vệ, cổng ra vào, chòi gác…

m2 17.577 50

1.6 Hệ thống điện m2 32.048 302

1.7 Hệ thống thông tin liên lạc m2 16.024 57

1.8 Hệ thống cấp thoát nước 16.024 237

II Xây dựng công trình kiếm trúc 1.682

2.1 Nhà văn phòng, khu dịch vụ m2 1.484 917

2.2 Nhà bảo hành sửa chữa xe m2 378 765

Cộng kinh phí xây dựng cơ bản T=I+II 3.809

C Chi phí khác 191

3.1 Chi phí khảo sát thiết kế (3% kinh phí xây

dựng cơ bản) 3% 64

3.2 Chi phí quản lý dự án (1% kinh phí xây

dựng cơ bản) 1% 21

3.3 Dự phòng phí (5%) 5% 106

105

Dự án được xây dựng trong 3 năm và thời gian hoạt động dự kiến là 50 năm. Chính phủ: cung cấp các ưu đãi ưu đãi về thuế và thuê đất

Cấu trúc tài trợ dự án

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)