Trong nội dung chương 7 sẽ thảo luận về đặc điểm các nguồn vốn có thể tài trợ cho dự án, bao gồm nguồn vốn cổ phần và nguồn vốn vay. Trong mỗi nguồn vốn cổ phần và nguồn vốn vay thì dự án có thể huy động từ các nguồn vốn khác nhau. Việc quyết định mức độ huy động của từng loại nguồn vốn sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của dự án cũng như mức độ phát triển của thị trường vốn trong nước. Bên cạnh đó tính sẵn có của nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định kế hoạch tài trợ của dự án. Các nội dung quan trọng được trình bày trong chương này sẽ bao gồm:
Nguồn vốn cổ phần
- Từ người khởi xướng
- Từ các quỹ đầu tư
- Từ đại chúng
Nguồn vốn vay
- Ngân hàng thương mại
- Phát hành riêng lẻ
- Phát hành ra đại chúng
- Các định chế tài chính đa phương
Về nguồn vốn chủ sở hữu: dự án có thể huy động từ những người khởi xướng, tức là các đơn vị ban đầu có lợi ích trực tiếp liên quan đến dự án. Đặc điểm của những nguồn vốn này đó là nguồn vốn của những nhà đầu tư chiến lược, tức là những nhà đầu tư liên quan trực tiếp đến những hoạt động đầu vào, đầu ra xây dựng cũng như vận hành dự án. Những nguồn này thường được nắm giữ trong giai đoạn dài hạn trong suốt vòng đời của dự án. Một nguồn vốn khác là nguồn vốn từ các quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư này có thể đầu tư vào dự án thông qua các đợt phát hành cổ phần riêng lẻ ngay từ ban đầu hoặc mua lại cổ phần từ các nhà đầu tư khác ở giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Các quỹ đầu tư này thường là các quỹ hưu trí hoặc các quỹ bảo hiểm có thời gian đầu tư dài và sẵn sàng đầu tư vào trong dự án. Nguồn vốn tài trợ dự án có thể huy động từ các nhà đầu tư đại chúng trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần để phát hành cổ phần ra công chúng. Ngoài ra thì sẽ còn có các loại nhà đầu khác như những nhà cung cấp vật liệu và thiết bị.
Đặc điểm của từng nhóm nhà đầu tư này cũng mang tính chất khác nhau. Đối với những người khởi xướng là những người có lợi ích trực tiếp liên quan đến dự án nên họ là những người hiểu dự án, hiểu về mức độ khả thi của dự án nhất để họ đưa ra cam kết mức góp vốn phù hợp. Đối với các quỹ đầu tư, thông thường các quỹ đầu tư này là những nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư dài hạn, họ sẵn sàng cam kết đầu tư vào dự án với thời gian đầu tư tương ứng.
77
Về nguồn vốn vay: dự án có thể vay nợ từ các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu riêng lẻ hoặc phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây là những nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của dự án. Khi nghiên cứu về các nguồn vốn như tài trợ nợ cho dự án, chúng ta sẽ cần lưu ý về một số sự khác biệt cơ
bản của ba loại nguồn vốn. Thứ nhất là về vấn đề lãi suất, đối với các ngân hàng thì
dựa trên bản chất hoạt động, ngân hàng thường cho vay với lãi suất thả nổi, trong khi
đó các quỹ đầu tư cho vay nợ dài hạn thường cho vay với lãi suất cố định. Thứ hai xét
về yếu tố kỳ hạn thì kỳ hạn của các ngân hàng thường ngắn hơn, trong khi đó kỳ hạn của các khoản nợ phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng thường mang xu
hướng dài hơn. Thứ ba xét về vấn đề mức độ bất cân xứng trong thông tin thì khoản
vay ngân hàng sẽ có mức độ bất cân xứng trong thông tin cao hơn cả, trong khi đó việc phát hành trái phiếu ra công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có mức độ công bố thông tin theo những quy định của Ủy ban Chứng khoán.
Dựa trên mức độ phát triển của thị trường vốn và khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế trong trường hợp thị trường vốn trong nước hạn chế sẽ quyết định việc cơ cấu nợ của doanh nghiệp có thể thực hiện.
Ngoài ra dự án còn có thể nhận được nguồn tài trợ từ trường hợp vốn đặc thù, có thể đến từ nguồn vốn cho vay và từ các nhà cung cấp. Những đơn vị này thường rất ít khi cung cấp nguồn tài trợ cho dự án tuy nhiên khi dự án gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay bên trên và các các đơn vị cung cấp này hiểu được tính chất đặc thù và rủi ro của dự án. Khi đó, họ sẵn sàng cung cấp nguồn tín dụng dài hạn cho dự án khi họ cảm thấy rằng họ có thể gánh chịu được những rủi ro đó để có thể tạo ra các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Một nguồn vốn khác cũng rất quan trọng đó là nguồn vốn từ các cơ quan chính phủ, các cơ quan này sẽ là những đơn vị cung cấp nguồn tài trợ để xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Ví dụ, cơ quan hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ có thể cung cấp cho các dự án mua các hàng hóa từ các đơn vị xây dựng và cung cấp thiết bị ở Mỹ cho các dự án ở Việt Nam, hoặc có thể cung cấp các bảo lãnh cho người mua cũng như cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chính trị tương ứng để có thể thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.
Về nguồn vốn vay: dự án có thể vay nợ từ các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu riêng lẻ hoặc phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây là những nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của dự án. Khi nghiên cứu về các nguồn vốn như tài trợ nợ cho dự án, chúng ta sẽ cần lưu ý về một số sự khác biệt cơ
bản của ba loại nguồn vốn. Thứ nhất là về vấn đề lãi suất, đối với các ngân hàng thì
dựa trên bản chất hoạt động, ngân hàng thường cho vay với lãi suất thả nổi, trong khi
đó các quỹ đầu tư cho vay nợ dài hạn thường cho vay với lãi suất cố định. Thứ hai xét
về yếu tố kỳ hạn thì kỳ hạn của các ngân hàng thường ngắn hơn, trong khi đó kỳ hạn của các khoản nợ phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng thường mang xu
hướng dài hơn. Thứ ba xét về vấn đề mức độ bất cân xứng trong thông tin thì khoản
vay ngân hàng sẽ có mức độ bất cân xứng trong thông tin cao hơn cả, trong khi đó việc phát hành trái phiếu ra công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có mức độ công bố thông tin theo những quy định của Ủy ban Chứng khoán.
Dựa trên mức độ phát triển của thị trường vốn và khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế trong trường hợp thị trường vốn trong nước hạn chế sẽ quyết định việc cơ cấu nợ của doanh nghiệp có thể thực hiện.
78
Ngoài ra dự án còn có thể nhận được nguồn tài trợ từ trường hợp vốn đặc thù, có thể đến từ nguồn vốn cho vay và từ các nhà cung cấp. Những đơn vị này thường rất ít khi cung cấp nguồn tài trợ cho dự án tuy nhiên khi dự án gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay bên trên và các các đơn vị cung cấp này hiểu được tính chất đặc thù và rủi ro của dự án. Khi đó, họ sẵn sàng cung cấp nguồn tín dụng dài hạn cho dự án khi họ cảm thấy rằng họ có thể gánh chịu được những rủi ro đó để có thể tạo ra các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Một nguồn vốn khác cũng rất quan trọng đó là nguồn vốn từ các cơ quan chính phủ, các cơ quan này sẽ là những đơn vị cung cấp nguồn tài trợ để xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Ví dụ, cơ quan hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ có thể cung cấp cho các dự án mua các hàng hóa từ các đơn vị xây dựng và cung cấp thiết bị ở Mỹ cho các dự án ở Việt Nam, hoặc có thể cung cấp các bảo lãnh cho người mua cũng như cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chính trị tương ứng để có thể thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia.
Nguồn vốn cuối cùng từ các cơ quan đa quốc gia đó là nguồn vốn từ World Bank, ADB hoặc IFC. Đây là những định chế đa phương đóng vai trò phát triển cơ sở hạ tầng các quốc gia đang phát triển. Các đơn vị này đóng vai trò khơi thông dòng vốn từ các đơn vị quốc tế thông qua các khoản vay hợp vốn cũng như việc bảo lãnh cho các dự án ở các quốc gia sở tại để có thể vay vốn từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
79
Bảng 1.1: Đặc điểm của từng nguồn vốn vay
Đặc điểm Thị trường nợ Ngân hàng Nợ phát hành riêng lẻ Nợ phát hành ra công chúng Kỳ hạn Ngắn hạn Trung đến dài hạn Dài hạn
Lãi suất Thả nổi Cố định Cố định
Mức độ bất cân xứng
của thông tin Cao Trung bình Thấp
Quy mô khoản vay Nhỏ Trung bình đến
lớn Lớn
Quy mô khách hàng
vay Nhỏ Trung bình đến
lớn Lớn
Mức độ rủi ro Cao Trung bình Thấp
Các điều khoản hợp đồng nợ
Nhiều và
chặt Ít hơn, lõng hơn Ít nhất
Tài sản đảm bảo Thường Thĩnh thoảng Hiếm
Việc tái đàm phán (tái
cấu trúc lại khoản nợ) Thường Thĩnh thoảng Hiếm khi
Mức độ giám sát của
đơn vị cho vay Cao Đáng kể Không đáng kể
Mức độ thanh khoản
của khoản vay Thấp Thấp Cao
Đơn vị cho vay chính Ngân hàng Công ty bảo hiểm nhân thọ
Đa dạng: vừa nhà đầu tư cá nhân và vừa nhà đầu tư tổ chức
Vai trò của uy tín đơn vị cho vay
Khá quan
80
TRẮC NGHIỆM
NHỚ 7.01.
Đối tượng nào sau đây sẽ cung cấp phần lớn vốn chủ sở hữu ban đầu của dự án? A. Những người khỏi xướng;
B. Người mua của dự án; C. Các định chế tài chính;
D. Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu bên ngoài. 7.02.
Đối tượng nào sau đây sẽ cung cấp nguồn vốn cho vay dài hạn của các dự án lớn? A. Ngân hàng thương mại;
B. Công ty bảo hiểm nhân thọ; C. Quỹ đầu tư thụ động;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 7.03.
Đối tượng nào sau đây thường cho vay lãi suất thả nổi trong giai đoạn xây dựng dự án?
A. Ngân hàng thương mại; B. Công ty bảo hiểm nhân thọ; C. Quỹ đầu tư thụ động;
D. Nhà đầu tư trái phiếu phát hành ra đại chúng. 7.04.
Đối tượng nào sau đây sẽ thường cho vay lãi suất cố định trong giai đoạn hoạt động của dự án?
A. Công ty bảo hiểm nhân thọ; B. Quỹ đầu tư thụ động;
C. Nhà đầu tư trái phiếu phát hành công khai; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
7.05.
Các ngân hàng thường muốn giới hạn việc trả cổ tức: A. Trong thời gian xây dựng;
B. Trong một số năm đầu cho đến khi trả hết phần lớn nợ vay; C. Trong suốt thời gian trả nợ;
D. Trong suốt thời gian cho vay. 7.06.
Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu thường là: A. Người mua đầu ra của dự án;
B. Người cung cấp sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho dự án; C. Các nhà đầu tư thụ động;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 7.07.
Cổ phiếu có thể rao bán ra công chúng ở giai đoạn nào là phù hợp? A. Giai đoạn ban đầu;
81
C. Giai đoạn mà thời gian còn lại cho đến khi thu được cổ tức được rút ngắn xuống một cách chấp nhận được;
D. Giai đoạn hoạt động. 7.08.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về các “quỹ cam kết đầu tư”?
A. Được thành lập để đầu tư vốn chủ sở hữu vào một số loại dự án nhất định; B. Được thành lập để đầu tư vốn chủ sở hữu vào tất cả các loại dự án;
C. Các nhà tài trợ của quỹ không có quyền đưa ra quyết định đầu tư; D. Khi có nhiều hơn một nhà đầu tư tham gia, chi phí sẽ tăng lên cao hơn. 7.09.
Những lợi ích mà quỹ đầu tư có thể mang lại cho nhà đầu tư là:
A. Cho phép các nhà đầu tư tập trung nguồn lực của mình để gia tăng giá trị; B. Đa dạng hóa đầu tư;
C. Chi phí rẻ hơn so với đầu tư riêng lẻ; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 7.10.
Qũy đầu tư chuyên đầu tư vào các dự án có thể mang lại những lợi ích gì cho nhà đầu tư?
A. Khả năng đa dạng hóa về mặt địa lý cho các khoản đầu tư;
B. Cơ hội đầu tư vào những dự án với một nhà điều hành có kinh nghiệm; C. Có thể huy động vốn từ công chúng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 7.11.
Câu 16: Nguồn vốn nào sau đây cho dự án thường có kỳ hạn tài trợ ngắn nhất? A. Vốn vay ngân hàng thương mại;
B. Các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ; C. Các đợt phát hành trái phiếu ra công chúng; D. Nguồn vốn vay từ WB hoặc ADB.
7.12.
Câu 22: Lợi ích của ngân hàng khi tham gia đồng tài trợ cùng với WB hay IFC là gì? A. Dự án có nguồn vốn vay với lãi suất thấp;
B. Hạn chế rủi ro ngoại hối của dự án; C. Giảm thiểu rủi ro chính trị;
D. Đa dạng hóa nguồn vốn. 7.13.
Các yếu tố quyết định sự chi phối tuyệt đối của các định chế tài chính trong việc cung cấp nguồn vốn cho dự án là:
A. Cam kết đảm bảo đủ vốn hoàn tất dự án;
B. Sự hiểu biết sâu rộng về các biện pháp bảo đảm an toàn vốn tài trợ; C. Những khó khăn trong việc đăng ký phát hành chứng khoán; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
7.14.
Quy mô nợ tài trợ cho dự án phụ thuộc vào: A. Khả năng sinh lời của dự án;
B. Khả năng cam kết đủ vốn của những người khởi xướng; C. Đánh giá của bên cho vay về mức độ rủi ro của dự án;
82
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 7.15.
Quy mô nợ tài trợ cho dự án phụ thuộc vào:
A. Thứ hạng tín dụng của chứng khoán nợ dự án do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín đánh giá;
B. Lãi suất đủ cao để thu hút những khoản tài trợ lớn;
C. Tính thanh khoản của các chứng khoán nợ được phát hành dự án; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
7.16.
Lãi suất tài trợ của ngân hàng khác nhau như thế nào giữa tài trợ giai đoạn xây dựng và tài trợ giai đoạn hoạt động?
A. Không có sự khác biệt về lãi suất;
B. Lãi suất tài trợ giai đoạn hoạt động cao hơn; C. Lãi suất tài trợ giai đoạn xây dựng cao hơn; D. Tùy thuộc vào tính chất đặc thù của từng dự án. 7.17.
Các khoản vay hạn mức tín dụng có thể được sử dụng trong giai đoạn tài trợ nào? A. Giai đoạn khởi đầu;
B. Giai đoạn xây dựng; C. Giai đoạn hoạt động; D. Tất cả các giai đoạn trên. 7.18.
Cho vay kỳ hạn thường được sử dụng trong giai đoạn tài trợ nào? A. Giai đoạn khởi đầu;
B. Giai đoạn xây dựng; C. Giai đoạn hoạt động;
D. Giai đoạn xây dựng lẫn giai đoạn hoạt động. 7.19.
Tín dụng dự phòng thường được sử dụng trong giai đoạn tài trợ nào sau đây? A. Giai đoạn khởi đầu;
B. Giai đoạn xây dựng; C. Giai đoạn hoạt động;
D. Giai đoạn xây dựng lẫn giai đoạn hoạt động. 7.20.
Cho vay bắc cầu thường được sử dụng trong giai đoạn tài trợ nào?