Trong chương 5 sẽ tập trung thảo luận về đặc điểm và tính chất của các hợp đồng mà dự án sẽ phải cấu trúc để đảm bảo tính khả thi của dự án. Chương này sẽ trình bày hai nội dung chi tiết sau:
Vai trò của các hợp đồng đảm bảo
Các loại hợp đồng đảm bảo phổ biến
Vai trò của các hợp đồng đảm bảo: Về cơ bản các hợp đồng đảm bảo sẽ tác động
đến mức khả thi của dự án theo hai hướng sau. Thứ nhất, các hợp đồng thể hiện mức
độ cam kết giữa các bên liên quan của dự án. Mục đích quan trọng nhất trong cấu trúc tài trợ dự án đó là xây dựng một cơ chế quản lý và phân chia rủi ro giữa các bên liên quan. Để có thể gia tăng mức độ đảm bảo cam kết giữa các bên, công ty dự án sẽ thực hiện các hợp đồng với các bên như nhà thầu, nhà cung cấp, người mua hàng, đơn vị vận hành dự án và đơn vị vay. Thông qua các điều khoản chặt chẽ, các hợp đồng đảm bảo sẽ ràng buộc các bên liên quan về trách nhiệm với dự án để đảm bảo rằng các
thông số tài chính của dự án có thể hiện thực được trong tương lai. Thứ hai, khi dự án
vay ở các ngân hàng theo phương thức tài trợ dự án thì điều quan trọng nhất các ngân hàng sẽ yêu cầu đó là mức độ sẵn có của các hợp đồng đảm bảo giữa các bên. Các hợp đồng đảm bảo có mức độ chắc chắn càng cao cộng với các bên đối tác có mức uy tín tốt sẽ khiến các dòng tiền trong tương lai có mức độ tin cậy cao, từ đó góp phần gia tăng giá trị của dự án và gia tăng quyết định vay cũng như là tỷ lệ tài trợ từ ngân hàng cho dự án.
Các loại hợp đồng đảm bảo phổ biến: Sau khi hiểu được mục đích của các hợp đồng đảm bảo nội dung chương sẽ đi vào lần lượt phân tích từng loại hợp đồng theo từng giai đoạn mà chúng ta đã chia trong chương 2.
Trong giai đoạn dàn xếp dự án (giai đoạn khởi xướng và tìm nguồn tài trợ): sẽ
bao gồm các hợp đồng liên quan đến dự án với các nhà đầu tư và với Chính phủ thông qua các hợp đồng BOT hoặc là các hợp đồng giữa các cổ đông về cam kết góp vốn, hoặc thậm chí là các bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo rằng các cổ đông có thể góp vốn đúng tiến độ đã cam kết.
Trong giai đoạn xây dựng: sẽ bao gồm các hợp đồng liên quan đến việc xây
dựng, hợp đồng liên quan đến việc tư vấn thiết kế xây dựng, hợp đồng liên quan đến hoạt động đấu thầu, hợp đồng kiên quan đến bảo lãnh của ngân hàng cho phần tiền ứng trước của chủ đầu tư cho các nhà thầu và thậm chí là hợp đồng bảo lãnh cho các vấn đề liên quan đến chất lượng công trình nhằm đảm bảo rằng nhà thầu sẽ vẫn chịu trách nhiệm với những chất lượng công trình trong tương lai. Thay vì sử dụng dịch vụ bảo lãnh chất lượng công trình ở trên thì chủ đầu tư sẽ giữ lại một phần tỷ lệ nhất định để có thể đảm bảo rằng nếu trong tương lai có phát sinh những sự cố thì nhà thầu sẽ có những thiện chí khắc phục.
57
Trong giai đoạn vận hành: sẽ bao gồm chủ yếu là các hợp đồng liên quan đến đầu ra, đầu vào cũng như quá trình vận hành của dự án. Trong đó, hợp đồng đầu ra sẽ chia làm nhiều loại. Về cơ bản các loại hợp đồng trong giai đoạn này sẽ luôn luôn ràng buộc các bên liên quan thông qua các hợp đồng dài hạn tương ứng với vòng đời của dự án. Và trong hợp đồng dài hạn sẽ chia ra: 1) Hợp đồng bán hàng có ràng buộc, trong những hợp đồng ràng buộc này sẽ yêu cầu người mua phải thanh toán nếu như dự án đã giao hàng đúng chất lượng và số lượng quy định trước, 2) Hợp đồng dạng “Take or pay” cũng là một dạng hợp đồng bán hàng dài hạn tuy nhiên yêu cầu người mua phải thanh toán kể cả trong trường hợp dự án không giao hàng và 3) Hợp đồng “Hell or water” là những hợp đồng không có những trường hợp bất khả kháng nào có thể can thiệp vào việc người mua thanh thoán tiền vào tài khoản ủy thác đảm bảo.
Mục tiêu của các loại hợp đồng này là nhằm giảm thiểu rủi ro về tín dụng cho ngân hàng. Ngay từ ban đầu người mua dự án đã phải làm việc với ngân hàng để thể hiện mức độ thiện chí trong việc quản lý rủi ro của dự án. Những dạng hợp đồng được quy định ở cấp độ càng cao sẽ càng đảm bảo nguồn thu cũng như khả năng trả nợ cho dự án.
Bên cạnh những hợp đồng kể trên thì cũng sẽ có những hợp đồng hỗ trợ khác từ người khởi xướng có thể là thư giới thiệu, hợp đồng bảo lãnh, các hợp đồng về hỗ trợ nguồn vốn của dự án trong trường hợp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời và thậm chí sẽ là các hợp đồng về bổ sung tiền mặt trong những trường hợp dự án phát sinh những khoản lỗ. Trong trường hợp ngân hàng không muốn tài trợ thêm cho dự án thì những cam kết từ người khởi xướng sẽ có ý nghĩa hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện mức năng lực tín dụng của dự án.
Một loại hợp đồng cũng rất quan trọng tài trợ dự án là là hợp đồng tín dụng, trong đó sẽ mô tả về cấu trúc của các hợp đồng nợ, các điều khoản quan trọng trong việc cho vay, giải ngân và thu nợ để hạn chế rủi ro. Trong những điều khoản hạn chế rủi ro này, người ta sẽ quy định rất rõ những điều mà công ty dự án phải thực hiện và không được thực hiện nhằm gia tăng khả năng trả nợ của dự án cho ngân hàng.
Trong tài trợ dự án thì thông thường các tài sản đảm bảo hữu hình thường không có nhiều ý nghĩa do tính khả mại hạn chế nếu tình huống thanh lý xảy ra. Chính các hợp đồng kinh tế mới là các yếu tố quan trọng để quyết định mức độ khả thi cũng như khả năng quản lý rủi ro của dự án.
TRẮC NGHIỆM
NHỚ 5.01.
Những người cho vay dự án thường sẵn sàng chấp nhận: A. Một số rủi ro tín dụng;
B. Những rủi ro hoạt động đáng kể nào đó;
C. Một số rủi ro tín dụng nhưng ngại chấp nhận những rủi ro hoạt động đáng kể nào đó kể các rủi ro khác;
D. Tất cả các rủi ro. 5.02.
Mục đích của việc thiết kế các hợp đồng đảm bảo là nhằm:
58
B. Bảo vệ những người cho vay trước rủi ro hoàn thành; C. Bảo vệ những người cho vay trước rủi ro hoàn trả nợ; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
5.03.
Mục tiêu của bên cho vay khi thiết kế các hợp đồng đảm bảo là gì? A. Dự án sẽ được hoàn thành ngay cả khi chi phí vượt dự toán;
B. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra đủ tiền để thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ nợ;
C. Dự án sẽ vẫn trả được nợ kể cả các trường hợp bất khả kháng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
5.04.
Lợi ích của những hợp đồng đảm bảo mang lại lợi ích trực tiếp cho ai? A. Những nhà đầu tư vốn chủ sở hữu;
B. Những người cho vay;
C. Những người tham gia vào các hợp đồng đảm bảo; D. Tất cả các bên tham gia vào dự án.
5.05.
Hình thức của những cam kết ứng trước vốn để hoàn tất công trình hay bổ sung dòng tiền sau khi dự án được hoàn tất xây dựng sẽ tùy thuộc vào:
A. Đặc điểm kinh tế của dự án; B. Môi trường chính trị;
C. Thị trường vốn;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.06.
Giới hạn hoạt động trong các hợp đồng đảm bảo của những người cho vay bao gồm: A. Các khoản đầu tư được phép, các khoản nợ được tài trợ, cổ tức được chia; B. Quyền nắm giữ tài sản thế chấp bổ sung;
C. Hạn chế việc mở rộng hoặc bán hay cho thuê các tài sản thuộc dự án; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
5.07.
Các biện pháp bảo đảm an toàn trước rủi ro hoàn thành bao gồm:
A. Quy định nghĩa vụ phải hoàn thành dự án, nếu không người khởi xướng phải hoàn trả toàn bộ nợ dự án;
B. Yêu cầu người khởi xướng cam kết bổ sung vốn để hoàn thành dự án theo đúng thiết kế;
C. Yêu cầu những nguồn hỗ trợ khác để đảm bảo khả năng hoàn thành của người khởi xướng;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.08.
Các biện pháp bảo đảm an toàn trước rủi ro không hoàn trả nợ vay bao gồm:
A. Các hợp đồng đầu ra của dự án phải có sẵn, có hiệu lực và mang tính ràng buộc; B. Thỏa thuận bù đắp dòng tiền để bảo đảm dự án luôn có sẵn tiền để trả nợ; C. Những biện pháp hỗ trợ tín dụng khác;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.09.
59
A. Người mua phải thanh toán cho dù họ có nhận hàng hay không;
B. Người mua phải thanh toán kể cả khi dự án không thể giao hàng và không loại trừ lý do bất khả kháng;
C. Người mua phải nhận hàng từ dự án và thanh toán nếu như dự án có thể giao hàng;
D. Người mua phải nhận hàng từ dự án và thanh toán nếu như nhận được đề xuất từ chính phủ.
5.10.
Phát biểu nào sau đây đúng liên quan đến hợp đồng bán hàng dạng hell or high water? Hợp đồng không thể hủy bỏ (hell or high water) quy định:
A. Bên mua phải thanh toán trong mọi tình huống, kể cả khi không có sản phẩm được giao;
B. Bên mua phải thanh toán tùy theo mức độ giao hàng; C. Bên mua không phải thanh toán nếu hàng không được giao;
D. Người mua phải nhận hàng từ dự án và thanh toán nếu như các sản phẩm đã cập cảng.
5.11.
Hợp đồng phí dịch vụ (cost of service) quy định:
A. Bên có trách nhiệm phải thanh toán cho dự án một phần chí phí hoạt động dựa trên tỷ lệ phân chia sản phẩm;
B. Bên có trách nhiệm phải thanh toán cho dự án khi dự án giao hàng;
C. Bên có trách nhiệm phải thanh toán cho dự án bất kể dự án đã giao hàng hàng không;
D. Tất cả các đáp án trên đều sai. 5.12.
Hợp đồng thu phí (tolling agreement) quy định:
A. Công ty dự án thu phí xử lý nguyên liệu thô cho người khởi xướng; B. Công ty dự án thu phí hoàn thành bán thành phẩm cho người khởi xướng; C. Công ty dự án thu phí xử lý chất thải cho người khởi xướng;
D. Công ty dự án thu phí vận chuyển hàng hóa đến người mua; 5.13.
Thỏa thuận đồng bảo đảm có nghĩa là?
A. Mỗi người khởi xướng đồng bảo đảm nghĩa vụ cho những người khởi xướng khác;
B. Mỗi bên mua đồng bảo đảm nghĩa vụ cho những bên mua khác; C. Mỗi nhà thầu đồng bảo đảm nghĩa vụ cho những nhà thầu khác;
D. Mỗi nhà cung cấp đồng bảo đảm nghĩa vụ cho những nhà cung cấp khác. 5.14.
Hợp đồng cung ứng hoặc thanh toán (supply or pay) ràng buộc:
A. Nhà cung cấp nguyên liệu phải cung cấp khối lượng theo hợp đồng, nếu không phải thanh toán cho công ty dự án một khoản tiền đủ để trả nợ;
B. Công ty điện lực phải cung cấp sản lượng điện theo hợp đồng, nếu không phải thanh toán cho công ty dự án một khoản tiền đủ để trả nợ;
C. Công ty vận chuyển phải cung cấp dịch vụ vận chuyển theo hợp đồng, nếu không phải thanh toán cho công ty dự án một khoản tiền đủ để trả nợ;
60
5.15.
Các hỗ trợ tín dụng bổ sung được áp dụng trong trường hợp: A. Cam kết hoàn tất dự án không hoàn thành;
B. Các hợp đồng đảm bảo không cung cấp đủ tiền để trả nợ; C. Cả hai trường hợp trên đều đúng;
D. Cả hai trường hợp trên đều sai. 5.16.
Thỏa thuận hỗ trợ tài chính có thể dưới dạng: A. Thư tín dụng;
B. Bảo lãnh tín dụng; C. Bảo hiểm nghĩa vụ nợ;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.17.
Thỏa thuận bù đắp thiếu hụt tiền mặt (cash deficiency agreement) quy định: A. Bên có nghĩa vụ phải bù đắp đủ tiền để hoàn tất xây dựng;
B. Bên có nghĩa vụ phải bù đắp đủ tiền để duy trì hoạt động của dự án; C. Bên có nghĩa vụ phải bù đắp đủ tiền để hoàn tất nghĩa vụ nợ;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.18.
Thỏa thuận đăng ký vốn (capital subscription agreement) ràng buộc một hoặc nhiều bên hỗ trợ tín dụng phải mua chứng khoán của công ty dự án ở mức độ cần thiết để cho phép công ty dự án có thể:
A. Bù đắp thiếu hụt tiền;
B. Thanh toán cho nhà cung cấp; C. Hoàn trả nợ cho bên cho vay; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.19.
Thỏa thuận thu hồi (clawback agreement) là một cam kết bồi hoàn lại tiền cho dự án do những người khởi xướng đã:
A. Nhận được cổ tức từ công ty dự án;
B. Nhận được lợi thuế liên quan đến vốn đầu tư vào dự án; C. Nhận được lợi ích từ nắm giữ cổ phần trong công ty dự án; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
5.20.
Quỹ bảo chứng (escrow fund) là số tiền trong quỹ đủ để trả nợ trong khoảng thời gian trung bình từ:
A. Dưới 12 tháng; B. 12 - 14 tháng; C. 24 – 60 tháng;
61
HIỂU 5.21.
Mức độ sẵn sàng của các bên tham gia trong việc chấp nhận rủi ro gắn liền với dự án tùy thuộc vào:
A. Quy mô tài trợ nợ vay của ngân hàng;
B. Tình hình tài chính và mục tiêu kinh doanh của từng bên tham gia; C. Mức độ siêu lợi nhuận từ dự án;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.22.
Các khoản nợ của dự án có thể được bảo đảm bằng:
A. Quyền được thanh toán khoản vay thông qua nhiều hợp đồng đảm bảo khác nhau;
B. Quyền ưu tiên nắm giữ tài sản thế chấp của dự án;
C. Những điều khoản được thiết kế cho người khởi xướng dự án để ngăn chặn bất kỳ sự kiện nào làm sụt giảm khả năng trả nợ của họ cho đến khi dự án được hoàn thành;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 5.23.
Quyền bảo đảm an toàn trực tiếp cho những người cho vay được thực hiện thông qua: A. Quyền ưu tiên nắm giữ tài sản thế chấp từ dự án;
B. Quyền ưu tiên thu nợ từ dòng tiền dự án; C. Quyền ưu tiên thế chấp doanh thu của dự án; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
5.24.
Hợp đồng bán hàng dạng “Take-if-offered” có ý nghĩa là?
A. Người mua phải nhận hàng từ dự án và thanh toán nếu như dự án có thể giao hàng;
B. Người mua phải thanh toán kể cả khi dự án không thể giao hàng nhưng vẫn loại trừ một số lý do bất khả kháng;
C. Người mua phải thanh toán kể cả khi dự án không thể giao hàng và không loại trừ các lý do bất khả kháng;
D. Người mua phải nhận hàng từ dự án và thanh toán nếu như nhận được đề xuất từ chính phủ.
5.25.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn đến các hợp đồng đầu ra theo dạng lưu lượng vận chuyển (throughput contract) quy định?
A. Trong một khoảng thời gian xác định trước, bên gửi hàng sẽ gửi đủ lượng hàng hóa qua đường ống sao cho doanh thu tạo ra đủ thanh toán chi phí hoạt động; B. Trong một khoảng thời gian xác định trước, bên gửi hàng sẽ gửi đủ lượng hàng
hóa qua đường ống sao cho doanh thu tạo ra đủ thanh toán mọi nghĩa vụ nợ; C. Trong một khoảng thời gian xác định trước, bên gửi hàng sẽ gửi đủ lượng hàng