CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN CẤU TRÚC SỞ HỮU

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 45 - 56)

Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến hình thức pháp lý và cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp dự án. Hai nội dung chính sẽ được thảo luận trong chương này sẽ bao gồm:

 Ưu và nhuộc điểm của các hình thức pháp lý của dự án

- Công ty hợp danh

- Công ty trách nhiệm hữu hạn & công ty cổ phần

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

 Việc ghi nhận các khoản đầu tư vào dự án

Ưu và nhược điểm của các hình thức pháp lý của dự án: Sau khi đã xác định cấu trúc tài trợ thì vấn đề kế tiếp mà các bên dàn xếp cần thực hiện đó là lựa chọn hình thức pháp lý. Về cơ bản, dự án có thể có các cách thức tổ chức pháp lý như sau: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Trong công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty trong khi đó thành viên góp vốn chỉ đóng vai trò góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn. Trong trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì các bên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với phần vốn mà họ đã góp. Việc lựa chọn hình thức pháp lý nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp.

Đối với công ty hợp danh: những ưu điểm chính của cấu trúc này có thể mang lại cho những người góp vốn vào dự án đó là trong trường hợp những dự án có những khoản lỗ trong giai đoạn đầu xây dựng hay giai đoạn đầu hoạt động. Khi đó, những khoản lỗ này có thể được kết chuyển trực tiếp về cho từng thành viên góp vốn để họ có thể khấu trừ vào những khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác, qua đó tạo ra những khoản tiết kiệm thuế. Bên cạnh đó, việc cấu trúc dưới dạng công ty hợp danh có thể giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được phần thuế thông qua việc chỉ bị một tầng thuế. Điều đó có nghĩa là các đơn vị góp vốn chỉ bị đánh một tầng thuế dưới góc độ nhà đầu tư, trong khi đó phần thuế ở tầng doanh nghiệp sẽ được miễn. Đó là những lợi ích mang lại từ việc thành lập công ty hợp danh. Tuy nhiên, hình thức công ty hợp danh cũng mang lại những hạn chế nhất định trong việc huy động vốn khi vay nợ và phát hành chứng khoán.

Đối với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì mức độ phổ biến của hai hình thức này cao hơn, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn khi bàn về việc lựa chọn hình thức pháp lý cho công ty dự án. Trong trường hợp doanh nghiệp cần huy động lượng vốn lớn từ cổ đông thì hình thức công ty cổ phần sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, đối với hình thức công ty cổ phần thì các vấn đề về báo cáo và các quy định về việc quản lý doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn tương ứng.

46

Bên cạnh việc thành lập những pháp nhân với các hình thức pháp lý ở trên, một trường hợp khác mà doanh nghiệp có thể cấu trúc đó là thực hiện cấu trúc dự án dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong tài liệu học tập thì hợp đồng hợp tác kinh doanh được đề cập dưới tên gọi là Đơn vị lợi ích chung không phân chia (Undivided joint interest). Ở đó, các đơn vị góp vốn sẽ tham gia góp những tài sản và nguồn lực bên trong dự án và sẽ chia phần lợi tức tương ứng dựa trên những phần góp vốn đó. Trong trường hợp này thì sẽ không thành lập công ty dự án. Do không có tư cách pháp nhân nên dự án sẽ không thể tự đi vay và phần vốn vay ngân hàng sẽ được chính các thành viên góp vốn vào dự án thực hiện. Mô hình dự ántheo hình thức BCC sẽ đặc biệt phù hợp với những trường hợp như hợp tác thực hiện các dự án trong thời gian ngắn, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí để có thể rút ngắn được những vấn đề như pháp lý, thủ tục thành lập cũng như các cấu trúc phức tạp.

Việc ghi nhận các khoản đầu tư vào dự án: Vấn đề kế tiếp trong việc xác định cấu trúc sỡ hữu của doanh nghiệp đó là phân tích việc hạch toán khác nhau của các bên đầu tư vào dự án, tương ứng với từng tỷ lệ sở hữu khác nhau. Dựa trên mức tỷ lệ sở hữu khác nhau mà việc ghi nhận khoản đầu tư vào dự án lên bảng cân đối kế toán của các bên đầu tư sẽ khác nhau, qua đó ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của bên đầu tư.

Nếu như trong trường hợp chúng ta chỉ đầu tư một tỷ lệ thấp (thông thường là dưới 20% vốn cổ phần) thì việc hạch toán khoản đầu tư sẽ được xem như một khoản đầu tư tài chính thông thường. Khi đó, doanh nghiệp chỉ hạch toán những khoản liên quan đến cổ tức nhận được từ dự án cũng như giá trị thay đổi vốn cổ phần (nếu trong trường hợp doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán).

Trong trường hợp chúng ta sở hữu từ 20-50% vốn cổ phần thì chúng ta sẽ lựa chọn hình thức hạch toán hạch toán khoản đầu tư theo phương pháp vốn cổ phần. Trong đó, doanh nghiệp đầu tư sẽ hạch toán một tỷ lệ lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn lên bảng kết quả kinh doanh của mình dưới tên gọi “Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết”. Tuy nhiên, sẽ không có phần doanh thu, chi phí, tài sản hay nợ của doanh nghiệp dự án được ghi nhận lên bảng cân đối kế toán của công ty đầu tư.

Trường hợp cuối cùng là khi chúng ta đầu tư trên 50% vốn cổ phần. Lúc này, doanh nghiệp dự án được xem là công ty con của doanh nghiệp đầu tư. Phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính sẽ được sử dụng, ở đó toàn bộ tài sản, nợ cũng như doanh thu và chi phí của dự án sẽ đưa về bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư. Một điểm cần lưu ý trong trường hợp này là nếu bên đầu tư góp vốn dưới 100% vào dự án thì khi hợp nhất báo cáo tài chính từ doanh nghiệp dự án về sẽ phát sinh các khoản mục liên quan đến lợi ích cổ đông thiểu số, được thể hiện trên bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi ích cổ đông thiểu số phản ánh những phần lợi nhuận hoặc những phần lợi ích liên quan mà của các nhóm cổ đông khác bên trong công ty dự án mà ở đó bên đầu tư không nắm 100%.

Tác động của việc ghi nhận các khoản doanh thu và nợ của dự án lên báo cáo tài chính có thể là một một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của các bên trong quá trình cấu trúc dự án. Thông qua việc hiểu các vấn đề về ưu điểm của từng hình thức pháp lý cũng như từng tỷ lệ hạch toán đầu tư khác nhau thì các bên dàn xếp sẽ đưa ra những cấu trúc sở hữu phù hợp ứng với lợi ích và trách nhiệm của từng bên liên quan.

47

TRẮC NGHIỆM

NHỚ 4.01.

Những người khởi xướng có thể lựa chọn những hình thức pháp lý nào cho công ty dự án?

A.Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC);

B.Sở hữu chung không chia (Undivided joint interest); C.Hình thức pháp nhân độc lập;

D.Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.02.

Những người khởi xướng có thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp nào để thành lập pháp nhân quản lý dự án?

A.Tập đoàn kinh tế, tổng công ty;

B.Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH); C.Công ty cổ phần;

D.Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.03.

Cấu trúc sở hữu của công ty dự án được lựa chọn căn cứ vào: A. Số lượng các bên tham gia và mục tiêu kinh doanh;

B. Những công cụ nợ hiện có và vị trí thuế của các bên tham gia; C. Chế độ pháp lý mà trong đó dự án sẽ vận hành;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.04.

Những yếu tố cần được phân tích trong việc đánh giá cấu trúc sở hữu của dự án? A. Hình thức pháp lý của công ty dự án;

B. Tỷ lệ góp vốn của các thành viên tham gia; C. Số tiền cho vay tối đa đối với dự án; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.05.

Sự khác nhau trong việc đánh giá cấu trúc sở hữu và cấu trúc tài trợ của dự án đo là: A. Cấu trúc sở hữu phân tích tỷ số D/E tối ưu của dự án;

B. Cấu trúc sở hữu bàn về cách thức giải ngân và thu hồi vốn của ngân hàng; C. Cấu trúc sở hữu bàn về việc phân chia quyền sở hữu đối với dự án giữa nhà

nước và tư nhân;

D. Cấu trúc sở hữu cho thấy cơ cấu góp vốn giữa các chủ sở hữu của dự án. 4.06.

Đặc điểm pháp lý của hình thức sở hữu chung không chia (undivided joint interest): A. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ phát sinh từ dự

án;

B. Các thành viên chia sẻ lợi ích và rủi ro của dự án theo tỷ lệ sở hữu trực tiếp; C. Các thành viên có quyền sở hữu liên quan đến từng loại tài sản tương ứng với

giá trị góp vốn;

48

4.07.

Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về hình thức thành lập dự án theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC?

A. Lợi nhuận của dự án được phân chia trên cơ sở góp vốn giữa các thành viên tham gia;

B. Dự án không có tư cách pháp nhân.

C. Dự án dưới hình thức BCC vẫn chịu hai tầng thuế;

D. Dự án được quyền đi vay nhưng không được phát hành chứng khoán; 4.08.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)?

A. Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm;

B. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC;

C. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.09.

Ưu điểm của việc thành lập dự án dưới hình thức công ty TNHH thay vì hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là:

A. Công ty dự án có thể phát hành trái phiếu;

B. Công ty dự án có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng; C. Công ty dự án có thể đi vay ngân hàng.

D. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của dự án;

4.10.

Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH một thành viên: A. Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu;

B. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

C. Được phát hành trái phiếu; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.11.

Khi bàn về vấn đề lựa chọn hình thức pháp lý cho dự án thì đặc điểm pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên:

A. Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân;

B. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

C. Được phát hành trái phiếu; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.12.

Khi bàn về vấn đề lựa chọn hình thức pháp lý cho dự án thì đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần:

49

A. Đại hội đồng thành viên là đơn vị cao nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần;

B. Công ty cổ phần được quyền vay nợ nhưng không được quyền phát hành chứng khoán;

C. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.13.

Khi bàn về cơ cấu sở hữu của dự án thì phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần?

A. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 50% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông;

B. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

C. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.14.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về ưu điểm của việc lựa chọn loại hình công ty cổ phần cho hình thức pháp lý của dự án?

A. Các cổ đông chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của doanh nghiệp; B. Các cổ đông của công ty chỉ chịu một tầng thuế;

C. Được tiến hành nhanh chóng và quy trình kiểm soát doanh nghiệp tinh gọn; D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

4.15.

Khi lựa chọn hình thức pháp lý cho dự án, đặc điểm nào sau đây là đúng khi đề cập đến hình thức công ty hợp danh?

A. Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;

B. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty;

C. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

4.16.

Thành viên hợp danh của công ty hợp danh:

A. Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác;

B. Được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

50

C. Được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 4.17.

Lợi thế của việc thành lập công ty dự án dưới hình thức công ty hợp danh so với công ty trách nhiệm hữu hạn là

A. Chỉ chịu một tầng thuế B. Chỉ chịu hai tầng thuế

C. Khả năng phát hành chứng khoán dễ dàng D. Tất cả các câu trên đều đúng

4.18.

Một công ty được coi là đầu tư liên doanh liên kết vào dự án khi: A. Sở hữu trên 80% vốn điều lệ của dự án;

B. Sở hữu từ 50-80% vốn điều lệ của dự án; C. Sở hữu từ 20-50% vốn điều lệ của dự án; D. Sở hữu dưới 20% vốn điều lệ của dự án; 4.19.

Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu:

A. Sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; B. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành

Một phần của tài liệu CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÌNH HUỐNG TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)