Các nội dung cơ bản trong chương 3 sẽ xoay quanh việc thảo luận về các cấu trúc tài trợ của một dự án cũng như đi sâu vào phân tích từng cấu trúc tài trợ tương ứng. Các nội dung cơ bản trong chương này sẽ được trình bày như sau:
Các nội dung cơ bản của một cấu trúc tài trợ
Cấu trúc cho vay kỳ hạn
Cấu trúc cho thuê
Tài trợ theo cấu trúc PPP
Cấu trúc thanh toán sản phẩm
Cấu trúc đồng tài trợ với các định chế đa phương
Nội dung cơ bản của một cấu trúc tài trợ: Phần đầu tiên trong chương này cho sinh viên một cái nhìn tổng quát về các nội dung cơ bản trong cấu trúc tài trợ của một dự án. Sau khi dự án đã được đánh giá tính khả thi về mặt thực hiện thì việc lên cấu trúc tài trợ đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai dự án trong giai đoạn sắp tới. Cấu trúc tài trợ sẽ giúp cho những người tham gia thấy được cách thức dự án được tài trợ, xoay quanh các nội dung chi tiết sau:
- Dự án sẽ có bao nhiêu phần trăm được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu
- Nếu huy động vốn cổ phần thì dự án sẽ huy động từ những nguồn nào
- Đối với nguồn vốn vay thì sẽ thông qua những nguồn nào và thời gian vay bao lâu là hợp lý
- Việc lựa chọn đồng tiền tài trợ cũng sẽ đóng vai trò quan trọng.
- Cơ chế giải ngân vốn của dự án trong quá trình xây dựng diễn ra như thế nào giữa các công ty dự án và đơn vị cho vay.
- Thời gian thu nợ bao lâu là hợp lý dựa trên những dòng tiền tạo ra của dự án trong tương lai
Căn cứ vào những đặc điểm của thị trường vốn trong nước và ngoài nước cũng như là nhu cầu dòng vốn thật sự của dự án thì doanh nghiệp sẽ cân nhắc đưa ra các quyết định ở trên. Nguồn vốn ở thị trường quốc tế sẽ dồi dào và đáp ứng đa dạng các nhu cầu vốn của dự án hơn là thị trường vốn trong nước. Thông thường ở các quốc gia phát triển thì lãi suất vay USD sẽ thấp hơn nhiều so với những mức lãi suất bằng đồng nội tệ. Tuy nhiên, việc vay đồng USD sẽ dẫn đến rủi ro tỷ giá cho dự án khi dự án sẽ phải thanh toán nợ bằng đồng USD trong giai đoạn hoạt động. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc lựa chọn huy động vốn ở thị trường nước ngoài sẽ không dễ dàng do các nhà đầu tư quốc tế sẽ đòi hỏi dự án phải có mức xếp hạng tín nhiệm cao để có thể đáp ứng tối thiểu cho yêu cầu huy động vốn.
31
Cấu trúc cho vay kỳ hạn: các ngân hàng sẽ cung cấp khoản vay cho dự án, có thể trong cả giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động. Trong một số trường hợp khác thì ngân hàng sẽ cho vay giai đoạn xây dựng và dự án sẽ phải dàn xếp việc tái tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu sau khi dự án đi vào hoạt động. Một nội dung quan trọng trong đặc điểm của cấu trúc cho vay mà sinh viên cần phải lưu ý đó là việc thành lập các đơn vị ủy thác đảm bảo. Các đơn vị ủy thác đảm bảo này đóng vai trò đơn vị quản lý dòng tiền để đảm bảo các dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án đều được thực hiện chi trả theo các hợp đồng ban đầu. Sự xuất hiện của đơn vị ủy thác đảm bảo sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho phía ngân hàng khi dòng tiền của dự án được quản lý dựa trên các hợp đồng chứ không phải từ quyết định của các ban quản lý dự án.
Cấu trúc cho thuê: Việc thực hiện cấu trúc cho thuê cũng tương tự như cấu trúc cho vay tuy nhiên trong trường hợp này thì thông thường sẽ có hai pháp nhân liên quan đến dự án được thành lập. Trong đó, một pháp nhân đóng vai trò là công ty dự án khi thực hiện xây dựng dự án sau đó bán lại cho một đơn vị khác đóng vai trò là bên cho thuê lại cho công ty dự án. Đơn vị cho thuê này sẽ vay nợ từ ngân hàng để thanh toán số tiền mua lại dự án. Khi đó, định kỳ thì công ty dự án sẽ thanh toán một phần gốc và lãi cho công ty cho thuê tài chính để công ty này có thể thanh toán cả gốc và lãi cho phía ngân hàng. Một ưu điểm khi sử dụng cấu trúc cho thuê đó là ở một số quốc gia thì thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính có thể được miễn giảm thuế. Trên cơ sở tận
CẤU TRÚC CHO VAY
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Hình 1.3: Cấu trúc cho vay Uỷ thác đảm bảo Người vay (4a) vay vốn (4b) Lãi trong thời gian XD Đơn vị KX Nhà thầu (1) bảo lãnh Các NH bảo lãnh (5) Chi phí xây dựng (2) bảo lãnh thực hiện HĐ (3a) (3b) Người mua Người vay (6) Sản phẩm (8) Trả nợ (7) Giá mua (9) Phần tiền còn lại Chuyển nhượng: - HĐ bán hàng
- Chuyển doanh thu vào tài khoản bên thứ ba Chuyển nhượng:
- HĐXD - BL TH HĐXD
32
dụng lợi ích này, dự án sẽ thành lập ra hai công ty riêng biệt để tận dụng lợi ích từ chính sách. Tương tự như trong trường hợp cấu trúc vay kỳ hạn, trong cấu trúc cho thuê cũng có sự xuất hiện của đơn vị ủy thác đảm bảo để quản lý dòng tiền của dự án. Hình 1.4: Cấu trúc cho thuê
Giai đoạn khởi xướng
Giai đoạn xây dựng
Người KX Công ty DA Người bán/
Nhà thầu Người cho thuê
(1) Thành lập (2) HĐ mua (3) Thay đổi trái quyền HĐ (4) Cho thuê tài sản (5) HĐ Giám sát Ngân hàng Người bán/ Nhà thầu Công ty DA Người KX Ủy thác đảm bảo (6) Tiền thuê (Lãi) (11) Bão lãnh
(7) HĐ thương lượng Đơn vị cho thuê (8) BL tiền thuê
(9) Giá trị tài sản Chuyển nhượng HĐXD
33
Giai đoạn hoạt động
Giai đoạn cuối
Tài trợ theo cấu trúc PPP: Mô hình liên kết PPP là mô hình liên kết giữa Chính phủ và tư nhân trong việc thực hiện dự án đầu tư. Trong mô hình PPP thì sẽ có rất nhiều hình thức đa dạng, trong đó phổ biến nhất là mô hình BOO, BT và đặc biệt là BOT. Trong mô hình BOT thì nhà nước và tư nhân sẽ cùng liên kết để thực hiện dự án. Trong đó, tư nhân sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu cho hoạt động xây dựng, sau đó tư nhân sẽ sở hữu và vận hành dự án trong thời gian nhất định để thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu cũng như tạo mức sinh lời phù hợp theo hợp đồng BOT đã ký ban đầu. Sau khi tư nhân đã đạt được mức sinh lời kỳ vọng thì cuối giai đoạn BOT tư nhân sẽ chuyển giao quyền sở hữu dự án về cho nhà nước để nhà nước tiếp tục khai thác.
Ngân hàng Người cho
thuê Ủy thác đảm bảo Công ty DA BL tiền thuê HĐ thương lượng Nghĩa vụ đối ứng (13) Chuyển nhượng HĐ bán hàng & phải thu (12) Tiền thuê (Gốc & lãi) (14) Giá trị tài sản Đơn vị đại diện Người cho thuê Công ty DA (17) Phí đại lý bán hàng (14) Tiền thuê danh nghĩa
34 G IA I ĐO Ạ N NHƯ Ợ NG Q UY Ề N GIAI Đ O Ạ N X ÂY D Ự N G GI AI ĐO Ạ N T À I T R Ợ GIA I ĐO Ạ N HO Ạ T Đ Ộ N G Hình 1.5: Cấu trúc BOT SPV Đơn vị KX Đại diện chính quyền (2) Thư đề nghị Nhà thầu (HĐ Tổng thầu) Người vận hành Các NH BL cho các nhà thầy, nhà thầu phụ, người cc Nhà thầu phụ Nhà cung cấp Ủy thác đảm bảo NHTM Các nhà thầu Người CV TDXK (8) Bảo lãnh (9) HĐTD nhà cung cấp (10) Đảm bảo gồm:
- Chuyển nhượng doanh thu - HĐBL
- HĐ BH
- HĐ nhượng quyền
Ủy thác đảm bảo Người mua
(11) Chuyển doanh thu (HĐ bán hàng, thu phí) S PV SPV S P V
35
Tương tự như vậy cho mô hình BT tuy nhiên sau khi tư nhân xây dựng xong thì họ sẽ chuyển giao lại cho các đơn vị nhà nước để vận hành dự án và nhà nước sẽ cấp cho tư nhân một dự án khác (thông thường là một quỹ đất sạch) để thực thiện phát triển các dự án thương mại khác để thu lợi. Những dự án BT rất phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây dưới hình thức “xây dựng hạ tầng đổi đất”.
Một hình thức cũng rất phổ biến là cấu trúc BOO, trong đó tư nhân xây dựng, sở hữu và vận hành nhưng hình thức BOO sẽ không có giai đoạn chuyển giao cho chính phủ và quyền sở hữu dự án sẽ chỉ thuộc về tư nhân. Đối với hình thức BOO này sự can thiệp của nhà nước liên quan đến việc ấn định những mức giá nhất định mà tư nhân phải tham gia trong lĩnh vực này và thường liên quan đến các lĩnh vực cung cấp nước.
Dựa trên các cấu trúc này thì ngân hàng sẽ tham gia tài trợ dưới hình thức tài trợ riêng lẻ hoặc đồng tài trợ cho dự án dưới dạng các khoản vay kỳ hạn như trong trường hợp đầu tiên. Tùy trường hợp mà sẽ có thể có sự tham gia trong bảo lãnh của chính phủ đối với các khoản nợ của dự án.
Cấu trúc thanh toán sản phẩm: trong đó các đơn vị cho vay sẽ cho vay để thực hiện
dự án tuy nhiên khác với các cấu trúc tài trợ khác thì đơn vị cho vay sẽ thu nợ dựa trên những nguồn doanh thu từ bán sản phẩm. Định kỳ thì công ty dự án sẽ phải thanh toán một lượng sản phẩm nhất định cho những đơn vị cho vay. Cách thức tài trợ này thường áp dụng phù hợp trong các lĩnh vực dầu khí. Đặc thù của những lĩnh vực này là việc xác định các chi phí một cách đáng tin cậy sẽ rất khó khăn. Do đó, các đơn vị thu nợ họ sẽ phải thu dựa trên lượng dầu có thể bán được và từ đó sẽ lấy số tiền đó làm cơ sở để trả nợ.
Hình 1.6: Cấu trúc thanh toán sản phẩm
Uỷ thác đảm bảo Các NH SPV (1) Cho vay Công ty dầu hỏa (2) Giá mua SP (3) Trách nhiệm thanh toán SP (3) Thanh toán CPXD
36
Cấu trúc đồng tài trợ với các định chế đa phương: Trong cấu trúc này, các định chế đa phương như World Bank hay IMF sẽ đứng ra để đảm bảo những rủi ro về chính trị ở các quốc gia đang phát triển, từ đó có thể khơi thông dòng vốn để các ngân hàng thương mại quốc tề vào tài trợ cho các dự án ở những quốc gia này. Trong cấu trúc này, những đơn vị định chế đa phương sẽ đóng vai trò rất quan trọng việc kết nối các dòng vốn, thẩm định đánh giá các dự án cũng như cung cấp những bảo lãnh cần thiết. Giai đoạn khởi xướng
Giai đoạn tài trợ
Hình 1.7: Cấu trúc đồng tài trợ
Cty Đa QG PCo
Chính quyền (2) Cấp phép (1) Thành lập chi nhánh & HĐ đầu ra
Cty Đa QG PCo
NH A 30 tr NH B 30 tr NH C 30 tr NH D 30 tr IFC
(5) HĐ đầu tư khoản vay A 50 triệu USD & khoản vay B 120 triệu USD (4) Chuyển nhượng đầu ra cho UTBĐ đảm bảo khoản vay A & B
37
TRẮC NGHIỆM
NHỚ 3.01.
Việc thực hiện tài trợ vốn cho dự án diễn ra ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn khởi xướng;
B. Giai đoạn xây dựng; C. Giai đoạn hoạt động; D. Cả B và C đều đúng. 3.02.
Khoản vay trong giai đoạn xây dựng dự án có thể là: A. Tín dụng dự phòng;
B. Cho vay kỳ hạn; C. Cho vay bắc cầu;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 3.03.
Rủi ro tài trợ giai đoạn xây dựng cao hơn giai đoạn hoạt động là do:
A. Dự án chưa tạo ra được dòng tiền và thu nhập dùng để trả nợ cho những người cho vay;
B. Tài sản của dự án chưa được hoàn thành;
C. Thời gian cho vay dài hơn thời gian cho vay còn lại ở giai đoạn hoạt động; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.04.
Khoản vay trong giai đoạn hoạt động của dự án có thể là: A. Cho vay ngắn hạn;
B. Cho vay dài hạn;
C. Hạn mức tín dụng dự phòng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 3.05.
Rủi ro tài trợ giai đoạn hoạt động thấp hơn giai đoạn xây dựng là do:
A. Dự án tạo ra được dòng tiền và thu nhập dùng để trả nợ cho những người cho vay;
B. Tài sản của dự án đã được hoàn thành;
C. Thời gian cho vay ngắn hơn thời gian cho vay còn lại ở giai đoạn xây dựng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.06.
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi bàn về việc tài trợ ở giai đoạn xây dựng dự án? A. Quy mô khoản vay lớn hơn nhiều so với giai đoạn hoạt động;
B. Lãi vay xây dựng có thể được ân hạn;
C. Rủi ro đối với những người cho vay thấp hơn giai đoạn hoạt động; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.07.
Phát biểu nào sau đây thể hiện đặc điểm của tài trợ dự án ở giai đoạn hoạt động? A. Các điều khoản của khoản vay luôn được tái tài trợ bằng các khoản nợ trái
phiếu;
38
C. Rủi ro đối với những người cho vay tăng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.08.
Các yếu tố để lựa chọn cấu trúc tài trợ dự án là:
A. Mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức cho vay và những người khởi xướng dự án;
B. Ngành nghề kinh doanh của dự án; C. Lợi ích kỳ vọng của người khởi xướng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.09.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về cấu trúc cho vay thương mại? A. Cấu trúc cho vay thương mại thực chất là cấu trúc cho vay kỳ hạn;
B. Cấu trúc cho vay thương mại được sử dụng để tài trợ cho hầu hết các dự án; C. Phương thức tài trợ là truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng;
D. Chỉ được áp dụng ở giai đoạn xây dựng dự án. 3.10.
Đặc điểm của cấu trúc tài trợ cho vay thương mại:
A. Có thể áp dụng ở giai đoạn xây dựng và hoạt động;
B. Truy đòi toàn bộ đối với người khởi xướng ở giai đoạn xây dựng và truy đòi giới hạn hay miễn truy đòi ở giai đoạn hoạt động;
C. Có thể ân hạn cả gốc lẫn lãi ở giai đoạn xây dựng; D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3.11.
Cấu trúc cho thuê thường được sử dụng để tài trợ cho: A. Chi phí xây dựng;
B. Chi phí mua sắm máy móc và thiết bị; C. Chi phí giải tỏa mặt bằng;
D. Chi phí xây dựng lẫn mua sắm thiết bị; 3.12.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi bàn về hoạt động cho thuê tài chính trong tài trợ dự án?
A. Tiền thuê phải thanh toán ở giai đoạn xây dựng chỉ bao gồm tiền lãi;
B. Người khởi xướng phải bảo lãnh tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính ở giai đoạn xây dựng;
C. Có thể có nhiều công ty cho thuê tài chính tham gia vào một cấu trúc tài trợ cho thuê;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 3.13.
Cấu trúc BOT thường được sử dụng ở lĩnh vực: A. Cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng; B. Nền tảng mạng xã hội;
C. Viễn thông;
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 3.14.
39
A. Để thực hiện dự án theo cấu trúc BOT, người khởi xướng phải có thư cam kết thực hiện dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
B. Người khởi xướng không phải thành lập công ty dự án là các doanh nghiệp