Các lợi thế và bất lợi của hàng hóa Canada tại Việt Nam

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 71 - 73)

Trong khi đó, Canada:

Là một trong những nước phát triển cao với hàng hóa chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, nhiều thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng; Giàu tài nguyên thiên nhiên, là một trong những nước xuất khẩu nguyên nhiên liệu lớn nhất thế giới, trong đó có những nguyên nhiên liệu mà Việt Nam có nhu cầu cao như: gỗ, thủy sản, xăng dầu, sắt thép…;

Có thế mạnh sản xuất nhiều loại máy móc thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất, đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch…

Do đó, nhu cầu đối với hàng hóa từ nước này được dự kiến sẽ tăng cao khi được giảm thuế nhờ CPTPP giúp giảm giá thành khi bán tại thị trường Việt Nam.

BẤT LỢI:

Do khoảng cách địa lÝ nên chi phí vận chuyển từ Canada sang Việt Nam cao dẫn đến đội giá thành lên cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của vận tải và logistics, các chi phí vận chuyển từ Canada sang Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ được tiết giảm. Hơn nữa, việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa từ Canada theo CPTPP cũng giúp giá hàng hóa của Canada cạnh tranh hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác không có FTA với Việt Nam;

Nhiều hàng hóa Canada có chất lượng tốt nhưng thương hiệu chưa phổ biến ở Việt Nam và chưa được biết đến nhiều như hàng Nhật Bản, châu Âu, Mỹ… nên người tiêu dùng chưa sẵn sàng chi trả cao để mua hàng Canada. Mặc dù vậy, với sự phát triển của internet và sự gia tăng của cộng đồng người Việt học tập và sinh sống tại Canada sẽ giúp tăng cường quảng bá và giới thiệu các sản phẩm của nước này đến người tiêu dùng Việt Nam nhiều hơn.

Trong bối cảnh COVID-19, nhập khẩu hàng hóa từ Canada và Việt Nam có thể có bất lợi nhất định. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam đa số bị giảm sút, nhu cầu đối với sản phẩm có giá thành tương đối cao thì Canada có thể sẽ hạn chế hơn.

TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM Các lợi thế và bất lợi của hàng hóa Canada tại Việt Nam Các lợi thế và bất lợi của hàng hóa Canada tại Việt Nam

Cơ hội từ cắt giảm thuế quan: Hiện tại Việt Nam đang duy trì các mức thuế MFN khá cao đối với hàng hóa của Canada. Trong khi đó, cam kết trong CPTPP của Việt Nam đối với cắt giảm thuế quan là tương đối mạnh, mạnh hơn nhiều so với một số FTA trước đây của Việt Nam. Do đó, hàng hóa của Canada vào Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, qua đó giảm giá thành sản phẩm, bù đắp được các chi phí vận chuyển cao từ nước này sang Việt Nam, và có lợi thế cạnh tranh so với nhiều hàng hóa từ các đối thủ cạnh tranh khác.

Cơ hội từ các rào cản phi thuế quan được tinh giảm: Trong CPTPP, Việt Nam có nhiều cam kết liên quan đến cải cách hải quan và thuận lợi hóa thương mại, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các biện pháp kỹ thuật đối với thương mại… tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của CPTPP.

Các sản phẩm nhập khẩu thường là đối tượng chịu nhiều thủ tục hành chính bất cập, đặc biệt là các thủ tục hải quan phức tạp tại Việt Nam. Trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cắt giảm các thủ tục hành chính, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống hải quan nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Vì vậy, việc thực hiện CPTPP được kỳ vọng giúp Việt Nam cải tổ mạnh mẽ hơn nữa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan tạo thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có hàng hóa Canada, cho các nhà nhập khẩu Việt Nam.

Cơ hội từ cắt giảm chi phí do môi trường kinh doanh, pháp lÝ được cải thiện:

các cam kết về thể chế, về minh bạch hóa, về cạnh tranh, về chống tham nhũng… của Việt Nam trong CPTPP sẽ giúp môi trường kinh doanh, môi trường pháp lÝ của Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn, cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)