Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 57 - 62)

BƯỚC 1. CHUẨN BỊ NHẬP KHẨU

Xác định diện nhập khẩu của hàng hóa

Trước khi nhập khẩu hàng hoá, người nhập khẩu phải xác định được hàng hoá của mình thuộc loại nào để tiến hành đúng và đầy đủ các thủ tục cho việc nhập khẩu hàng hoá đó bởi không phải mọi loại hàng hóa đều có thể được nhập khẩu vào Việt Nam, và không phải tất cả hàng hóa đều áp dụng một cơ chế nhập khẩu như nhau. Vì vậy, nhà nhập khẩu cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa có thuộc một trong các diện dưới đây hay không:

Hàng hóa bị cấm nhập khẩu

Một số hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, như vũ khí, ma túy, hóa chất nguy hại, một số hàng hóa đã qua sử dụng… Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lÝ ngoại thương.

Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành

Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thương nhân cần xác định xem hàng hóa của mình có phải là hàng hóa thuộc diện phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành hay không.

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

17

Ví dụ 1- Hàng hoá phải kiểm tra vệ sinh dịch tễ/kiểm dịch động thực vật: Một số hàng hoá như rau củ quả, thịt động vật, thuỷ sản... cần phải được kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch động thực vật trước khi được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và một số bộ chức năng khác là cơ quan quản lÝ nhà nước về những yêu cầu này (ban hành các tiêu chuẩn, quy định cũng như danh sách các sản phẩm thuộc diện kiểm tra).

Ví dụ 2 - Hàng hoá phải kiểm tra về tiêu chuẩn kỹ thuật: Một số hàng hoá như đồ điện tử, máy móc thiết bị, ô tô xe máy... phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam như tiêu chuẩn về nhãn mác, công năng, vận hành, an toàn, bảo vệ môi trường… Bộ Khoa học và Kỹ thuật, Bộ Giao thông vận tải, Bộ

Hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, theo điều kiện

Đối với một số loại sản phẩm, nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu từ hoặc đáp ứng các điều kiện do bộ, ngành chức năng quy định.

Đối với giấy phép nhập khẩu, tùy loại hàng hóa có thể thuộc diện được cấp giấy phép nhập khẩu tự động hoặc không tự động.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu theo điều kiện thì sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với sản phẩm đó nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

Danh mục các sản phẩm nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được quy định trong Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lÝ ngoại thương.

Đăng kÝ/Xin cấp phép

Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là một pháp nhân có đăng kÝ thành lập doanh nghiệp mới có thể thực hiện việc nhập khẩu. Đăng kÝ thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng kÝ doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Đăng kÝ sử dụng chữ kÝ số tại trang web của Tổng cục Hải quan tại:

https://www.customs.gov.vn/SitePages/DangKyDoanhNghiepSuDungChuKySo.aspx

Chú Ý, Chữ kÝ số phải được đăng kÝ trước tại một nhà cung cấp dịch vụ chữ kÝ số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. Sau khi có Chữ kÝ số thì doanh nghiệp đăng kÝ sử dụng Chữ kÝ số đó cho việc khai hải quan điện tử tại trang web của Tổng cục Hải quan.

Đăng kÝ sử dụng Hệ thống Thông quan Tự động (VNACCS): Việc khai hải quan được thực hiện qua Hệ thống VNACCS. Để có thể sử dụng hệ thống này, người khai hải quan phải đăng kÝ sử dụng tại trang web của Tổng cục Hải quan, link:

https://dknsd.customs.gov.vn/Pages/dn.aspx. Sau khi có tài khoản, người khai hải quan tải và cài đặt phần mềm đầu cuối để thực hiện khai hải quan điện tử. Hiện tại, có hai loại phần mềm đầu cuối cho doanh nghiệp lựa chọn: phần mềm miễn phí do Tổng cục Hải quan cung cấp, và phần mềm của các công ty IT được Tổng cục Hải quan chấp nhận cung cấp.

TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

Đăng kÝ kiểm tra chuyên ngành đối với các hàng hoá thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ liên quan, ví dụ:

Bộ Y tế: kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng đối với một số sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm...;

Bộ Giao thông vận tải: kiểm tra, đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy chuyên dụng;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm dịch động thực vật, thủy sản. Xin cấp giấy phép nhập khẩu tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép đối với trường hợp sản phẩm thuộc diện nhập khẩu theo giấy phép.

BƯỚC 2. XÁC ĐỊNH PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

Xác định phân loại (HS) cho hàng hóa là một bước rất quan trọng để xác định thuế quan áp dụng đối với hàng hóa đó. Cần lưu Ý là theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), các nước sẽ áp đặt thống nhất đến 6 số đầu của một mã HS. Tuy nhiên việc áp đặt các số sau đó trong dãy số mã HS thuộc quyền quyết định riêng của mỗi nước, vì thế các số này có thể khác biệt giữa các nước. Trên thực tế, các nước thường có xu hướng quy định thêm 2 hoặc 4 số vào mã HS ngoài 06 số đầu chung (tạo thành mã HS 8 số, 10 số) phục vụ nhu cầu quản lÝ của riêng mình.

Việt Nam hiện áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 8 số, còn Canada áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 10 số. Khi hàng hóa Canada (được phân loại theo HS 10 số) nhập khẩu vào Việt Nam cần được xác định mã HS phù hợp theo hệ thống HS của Việt Nam (đang áp dụng 8 số). Tham khảo hệ thống HS của Việt Nam tại trang web của Tổng cục Hải quan link: https://www.customs.gov.vn/SitePages/Tariff.aspx

Nếu hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP thì ngay từ đầu khi khai báo trên C/O ưu đãi CPTPP phải ghi mã HS 8 số xác định theo hệ thống HS của Việt Nam. Theo quy định của CPTPP, nhà nhập khẩu Việt Nam hoặc nhà xuất khẩu/nhà sản xuất Canada có quyền gửi yêu cầu Hải quan Việt Nam xác định trước mã HS của hàng hóa của mình (thủ tục Advance Rulings) trước khi nhập khẩu hàng vào nước này. Như vậy, để bảo đảm chắc chắn về tính chính xác của mã HS của hàng hóa, tránh tranh cãi giữa doanh nghiệp và hải quan Việt Nam khi hàng hóa đến cảng, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu xác định trước mã hàng hóa tới Tổng cục Hải quan Việt Nam. Đơn đề nghị xác định trước mã số hàng hóa phải được thực hiện theo mẫu quy định và sẽ được trả lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đối với trường hợp thông

TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

BƯỚC 3. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI THUẾ PHÍ PHẢI NỘP

Thuế nhập khẩu

Sau khi xác định được phân loại hàng hóa theo hệ thống HS của Việt Nam, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.

Đối với hàng Canada nhập khẩu vào Việt Nam, có 2 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng mức thuế nhất định. Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hóa để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình. Cụ thể:

Thuế MFN:Đây là mức thuế Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa đến từ các nước thành viên WTO và phải tuân thủ cam kết WTO của Việt Nam. Hàng hóa Canada nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng thuế MFN mà không cần có điều kiện nào kèm theo.

Thuế CPTPP:Đây là mức thuế ưu đãi Việt Nam dành cho hàng hóa từ các thành viên CPTPP (đã phê chuẩn CPTPP). Mức thuế ưu đãi do Việt Nam quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong CPTPP. Quy tắc xuất xứ để được hưởng mức thuế ưu đãi phải tuân thủ cam kết thống nhất trong CPTPP về quy tắc xuất xứ. Việt Nam và Canada đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP nên hàng hóa của Canada sang Việt Nam có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định.

Để xác định mức thuế CPTPP Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm của Canada, hàng năm, nhà nhập khẩu cần cập nhật các quy định hiện hành của Việt Nam về việc thực thi Hiệp định này. Hiện tại, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019 – 2022.

Thuế giá trị gia tăng

Đa số các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu đều phải chịu thuế giá trị gia tăng (trừ một số loại hàng hóa đặc biệt). Mức thuế giá trị gia tăng thường là 10%, một số ít hàng hóa chỉ phải chịu mức thuế 5%.

Tuy nhiên, nếu sản phẩm nhập khẩu được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất ra một loại TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM

Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

i

Thuế bảo vệ môi trường

Đây là loại thuế áp dụng đối với các sản phẩm hàng hóa mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường như xăng dầu, than đá, thuốc bảo vệ thực vật….

BƯỚC 4. KHAI VÀ TRUYỀN TỜ KHAI HẢI QUAN, NỘP THUẾ, VÀ THÔNG QUAN

Khai hải quan

Việc khai hải quan có thể chuẩn bị trước bằng cách điền sẵn các thông tin trên phần mềm khai hải quan điện tử. Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS. Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, Hệ thống sẽ tự động phân luồng:

Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa.

Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, người nhập khẩu phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra:

Vận đơn;

Phiếu đóng gói hàng; Tờ khai trị giá; Hóa đơn;

Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu);

Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành);

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CPTPP (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP).

Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế.

Nộp thuế

Sau khi tờ khai đã được thông quan, người nhập khẩu phải nộp các loại thuế phí liên quan trước khi hàng hóa được thông quan.

TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

Canada là nước xuất khẩu lớn thứ 12 thế giới năm 2019 với tổng giá trị xuất khẩu đạt 446,6 tỷ USD. Năm 2020, dưới tác động của đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Canada sụt giảm đáng kể, nhưng vẫn tăng trưởng dương 1,5% trong 3 QuÝ đầu năm 2020. Canada là đất nước giàu tài nguyên, với trữ lượng dầu lửa lớn thứ 2 thế giới, trữ lượng uranium cũng lớn thứ 2 thế giới và trữ lượng rừng lớn thứ ba thế giới. Do đó, nhiên liệu và gỗ/các sản phẩm gỗ là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nước này. Canada cũng là một trong những nước đi đầu về khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Do đó, nước này có một nền công nghiệp chế tạo khá phát triển, với nhiều sản phẩm thông minh, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường. Bên cạnh đó nước này cũng có thế mạnh sản xuất lắp ráp ô tô, chủ yếu là cho các hãng ô tô lớn của nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản.

Bảng dưới đây liệt kê 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Canada năm 2019. Có thể thấy đây đều là nguyên nhiên liệu và các sản phẩm công nghiệp thế mạnh của Canada.

Mặc dù vậy, ngành nông nghiệp của Canada cũng rất phát triển và chủ yếu để xuất khẩu. Hiện tại Canada là nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn thứ 5 thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính là: thịt lợn, thịt bò, đậu nành, lúa mỳ, dầu cải…

Nói chung, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Canada khá đa dạng, từ các sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên đến các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp. Đa số các sản phẩm này đều được đánh giá là có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và hình thức…

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)