CPTPP có cam kết gì về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại?

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 35 - 37)

Chương này thiết lập các nguyên tắc và quy định về việc áp dụng các thủ tục hải quan và các biện pháp liên quan khác của mỗi thành viên (bao gồm cả Việt Nam và Canada) đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu từ các nước CPTPP. Mục đích của Chương này là nhằm tạo thuận lợi hơn cho thương mại nội khối, đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và đáp ứng các quy định hải quan của các nước.

Cụ thể, Chương Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại của CPTPP yêu cầu các nước phải thực hiện các biện pháp tăng tính minh bạch của quy trình xuất nhập khẩu, ví dụ: Minh bạch hóa thông tin và quy định về các thủ tục hải quan, và nếu có thể, phải đăng các thông tin và quy định đó lên mạng, bằng tiếng Anh để cho các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể tiếp cận và tìm hiểu được dễ dàng;

Phải thông báo trước về bất kỳ thay đổi nào liên quan đến quy định và pháp luật về hải quan;

Xây dựng và duy trì các điểm hỏi đáp để các doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ và hỏi về các quy định và thủ tục hải quan.

Các nước CPTPP cũng cam kết một số vấn đề cụ thể để tạo thuận lợi cho quy trình xuất nhập khẩu, trong đó đáng chú Ý có cam kết về giải phóng hàng nhanh:

Giải phóng hàng nhanh nhất có thể, và nếu được thì chậm nhất là trong vòng 48 giờ; Để hạn chế các trường hợp chậm trễ giải phóng hàng do cơ quan hải quan chưa đưa ra được quyết định về mức thuế phí phải nộp, các nước cam kết phải cho phép giải phóng hàng trên cơ sở một khoản tiền bảo lãnh.

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

CPTPP có cam kết gì về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại? thương mại?

CÁC CAM KẾT CPTPP VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA CPTPP có cam kết gì về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại? CPTPP có cam kết gì về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại?

Hải quan Việt Nam trong những năm qua đã được đẩy mạnh cải cách và có nhiều tiến triển đáng kể tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các nước khác, các thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đánh giá của Doing Business 2020, chỉ số thuận lợi thương mại xuyên biên giới (Trading Across Borders) của Việt Nam chỉ đạt 70,8/100 điểm và xếp 104/190 nước. Đối với Canada, mặc dù là một nước có trình độ phát triển cao trong OECD, chỉ số thuận lợi thương mại xuyên biên giới của nước này cũng không cao, chỉ đạt 88,8/100 điểm (so với mức trung bình 94,3/100 điểm của các nước OECD có thu nhập cao) và đứng thứ 51/190 nước.

Do đó, các cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong CPTPP được đánh giá là sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Canada.

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)