Các kênh nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và đặc điểm?

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 54 - 56)

và đặc điểm?

Qua biên giới: Các nhà cung cấp hàng hóa Canada có thể bán trực tiếp (qua biên giới) cho người tiêu dùng Việt thông qua các phương thức thương mại điện tử. Hình thức này bắt đầu phổ biến ở Việt Nam khi các kênh thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shoppee…. bắt đầu bán hàng quốc tế cho phép người mua có thể mua hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài và vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp hàng hóa của Canada bán hàng qua biên giới cho người tiêu dùng Việt Nam vì mục đích tiêu dùng cá nhân mà không mua để bán lại hoặc cho mục đích kinh doanh khác (trừ các chương trình phần mềm vi tính – có thể cho cả mục đích cá nhân và thương mại), và hàng hóa không thuộc các loại sau: Thuốc lá và xì gà; Ấn phẩm (sách, báo và tạp chí); Băng đĩa hình; Kim loại quÝ và đá quÝ; Thuốc và dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, con nhộng hoặc bột); Thuốc nổ; Dầu thô và dầu đã qua chế biến.

Mặc dù hình thức này đơn giản và tiết kiệm chi phí cho các nhà cung cấp hàng hóa Canada nhưng số lượng bán không được nhiều và chỉ áp dụng cho các sản phẩm tiêu dùng.

TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM Các kênh nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và đặc điểm? Các kênh nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và đặc điểm?

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

Thu nhập của người Việt tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình so với khu vực và thấp so với thế giới, và đây là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. Với 65% dân số ở nông thôn và chỉ 35% dân số thành thị, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng trong quyết định mua sắm của người tiêu dùng Việt. Chính vì thế, hàng hóa nhập khẩu phổ biến trên thị trường Việt Nam vẫn là hàng Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước châu Á khác với giá cả cạnh tranh và chi phí vận chuyển thấp (một yếu tố quan trọng giúp giảm giá thành sản phẩm).

Tuy nhiên, do tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày càng gia tăng cùng với tâm lÝ ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt, các sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao từ các nước châu Âu, châu Mỹ đang ngày càng được quan tâm. Sự phổ biến của internet, của thương mại điện tử cũng giúp người tiêu dùng ngày càng biết nhiều đến đến nhiều các sản phẩm có thương hiệu của nước ngoài hơn. Cùng với đó là việc Việt Nam mở cửa thị trường hàng hóa theo WTO và các FTA giúp giảm thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, sự phát triển của lĩnh vực vận tải, logistics giúp giảm chi phí vận chuyển…khiến cho hàng nhập khẩu từ các khu vực địa lÝ xa có thể dễ dàng tiếp cận thị trường hàng hóa Việt Nam hơn.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đang ngày càng “thông minh” và kỹ tính hơn trong việc mua sắm, đặc biệt đối với các sản phẩm giá thành cao. Thời đại internet và mạng xã hội phát triển khiến cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các thông tin về sản phẩm. Họ sẽ so sánh giá cả và đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Người Việt cũng thường rất quan tâm đến nguồn gốc của hàng hóa. Một số thị trường nhập khẩu được tin tưởng hơn về chất lượng so với các thị trường khác và so với hàng nội địa. Các mặt hàng người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt quan tâm về chất lượng và thường ưa chuộng sản phẩm ngoại nhập từ các nước phát triển là: thực phẩm dành cho trẻ em, thực phẩm chức năng, thuốc và mỹ phẩm, một số hàng hóa xa xỉ (đồng hồ, trang sức, ô tô...)

Mặc dù các kênh mua sắm truyền thống vẫn phổ biến như chợ, siêu thị, các cửa hàng

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)