Đặc điểm thị trường hàng hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 52 - 54)

NHU CẦU ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Việt Nam có 3 mặt giáp biển nên rất thuận tiện cho các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng liên tục trong những năm qua, đạt 254 tỷ USD năm 2019, tăng 7% so với năm 2018. Năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng và sản xuất sụt giảm, nhưng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vẫn tăng 3,33%.

Nhập khẩu nhằm hai mục đích chính:

Nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu: Đây là nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm tới 91% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2019. Trong đó khoảng một nửa là nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 44,1%, nửa còn lại là nhóm nguyên nhiên vật liệu;

Nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ tiêu dùng trong nước: Nhóm hàng này chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó chủ yếu là ô tô,

điện thoại, rau quả, thực phẩm chế biến, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… TẬN DỤNG CƠ HỘI TỪ CPTPP ĐỂ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ CANADA VÀO VIỆT NAM

Đặc điểm thị trường hàng hóa Việt Nam

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

1

STT Sản phẩm Giá trị (tỷ USD)

Điện tử, máy tính và linh kiện 51,6

Tỷ trọng 20,3%

2 Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 36,6 14,4%

3 Nguyên liệu dệt may, giày dép 24,2 9,5%

4 Điện thoại và linh kiện 14,7 5,8%

5 Xăng, dầu, khí đốt 11,4 4,5%

6 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 10,5 4,1%

7 Sắt thép 9,5 3,7%

8 Phương tiện vận tải 9,4 3,7%

10 nhóm sản phẩm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất năm 2019

Các nhà xuất khẩu của Canada có thể tiếp cận thị trường Việt Nam qua các kênh sau:

Qua đối tác nhập khẩu Việt Nam: Đối tác nhập khẩu có thể là các đơn vị mua hàng để sử dụng trực tiếp (chủ yếu đối với các hàng hóa là nguyên nhiên liệu), hoặc đại lÝ trung gian nhập khẩu hàng hóa rồi phân phối lại cho các cửa hàng, siêu thị, các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh có nhu cầu (chủ yếu đối với hàng hóa là máy móc thiết bị hoặc hàng tiêu dùng). Đây là hình thức nhập khẩu phổ biến vào thị trường Việt Nam.

Để xuất khẩu theo hình thức này thì nhà cung cấp hàng hóa Canada phải tìm hiểu hệ thống phân phối tại Việt Nam đối với hàng hóa của mình và tìm kiếm các nhà nhập khẩu tiềm năng cũng như đặc điểm và nhu cầu của họ. Các nhà nhập khẩu Việt Nam thường quan tâm cao về giá cả. Họ thường tìm hiểu và so sánh giá của các nguồn nhập khẩu khác nhau trước khi quyết định mua hàng. Tuy nhiên, do người mua hàng Việt Nam ngày càng có nhu cầu cao đối với sản phẩm chất lượng (để phục vụ sản xuất xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu, hoặc để tiêu dùng cá nhân) nên chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng. Trong việc xem xét chất lượng hàng hóa thì yếu tố nguồn gốc của sản phẩm rất được coi trọng. Các sản phẩm được sản xuất hoặc có thương hiệu từ các quốc gia phát triển sẽ được yêu thích hơn.

Qua hiện diện thương mại tại Việt Nam: Công ty của Canada thiết lập một hiện diện thương mại tại Việt Nam để thực hiện chức năng nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ Canada và phân phối cho các đại lÝ, cửa hàng, hoặc người tiêu dùng Việt Nam. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với các công ty muốn xuất khẩu với số lượng lớn và phát triển lâu dài ở thị trường Việt Nam do thủ tục thành lập hiện diện thương mại sẽ mất thời gian và chi phí. Theo cam kết CPTPP, các công ty của Canada có thể thành lập liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để nhập khẩu và phân phối hàng hóa (bán buôn, bán lẻ) tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam không cho phép các nhà phân phối Canada được phân phối 7 loại sản phẩm sau: Thuốc lá và xì gà; Ấn phẩm (sách, báo và tạp chí); Băng đĩa hình; Kim

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)