định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. CPTPP có một Chương về SPS (Chương 7) áp dụng chung cho tất cả các nước và tất cả các sản phẩm liên quan. Theo nội dung của Chương này, các nước CPTPP, trong đó có Việt Nam và Canada, được tiếp tục giữ quyền chủ động trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp SPS nhưng phải đảm bảo rằng các biện pháp đó (i) dựa trên các căn cứ khoa học hoặc theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế, và (ii) chỉ được áp dụng ở mức cần thiết, không gây cản trở thương mại và không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, CPTPP có một số cam kết đáng chú Ý có thể tác động tới hợp tác giữa các nước thành viên CPTPP (mà trong trường hợp này là Việt Nam và Canada) trong vấn đề SPS sau: Khuyến khích Việt Nam và Canada có các bước đi nhằm công nhận tương đương các biện pháp SPS của nhau;
Yêu cầu Việt Nam và Canada phải bảo đảm quy trình thông tin liên quan tới các biện pháp khẩn cấp khi có các rủi ro nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe hoặc tính mạng con người, động vật hoặc thực vật (bao gồm cả trường hợp khẩn cấp về thực phẩm);
Các quy trình (đặc biệt là các thời hạn) bắt buộc để Canada phê duyệt danh sách các cơ sở/đơn vị của Việt Nam đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để nhập khẩu vào nước mình, và ngược lại;
Bảo đảm minh bạch trong quá trình ban hành, thực hiện các biện pháp SPS của Việt Nam và Canada.
PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN THỨ HAI
PHẦN THỨ BA
Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)? và kiểm dịch động thực vật (SPS)?