Các cam kết CPTPP về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)?

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 38 - 40)

đối với thương mại (TBT)?

10

Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. CPTPP có một Chương riêng về TBT (Chương 8), với các cam kết áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên, và tất cả các sản phẩm liên quan.

Trong Chương TBT, CPTPP không cản trở quyền của các nước thành viên trong việc chủ động ban hành và thực thi các biện pháp TBT theo nhu cầu của nước mình. Tuy nhiên, trong quá trình này các nước, trong đó có Việt Nam và Canada, phải tuân thủ một số nguyên tắc và quy định nhất định thuộc 02 nhóm cam kết chính sau:

Nhóm cam kết gắn với các nghĩa vụ trong WTO

Các cam kết nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc WTO về TBT (Việt Nam cũng như Canada có quyền ban hành TBT nhưng phải dựa trên các căn cứ khoa học xác đáng, khi soạn thảo phải lấy Ý kiến bình luận, khi áp dụng phải công bằng không phân biệt đối xử …); và

Cam kết bổ sung thêm một số chi tiết liên quan tới các yêu cầu về minh bạch trong WTO.

Nhóm cam kết riêng của CPTPP

CPTPP có bổ sung một số cam kết mới về TBT so với WTO, trong đó có cam kết về nghĩa vụ quản lÝ tổ chức đánh giá sự phù hợp. Trong quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Canada, có một số cam kết đáng chú Ý:

Việt Nam không được đối xử phân biệt giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp đặt trụ sở Canada với các tổ chức đặt trụ sở tại lãnh thổ nước mình, và ngược lại; Việt Nam và Canada không được yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải

CÁC CAM KẾT CPTPP VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)? Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)?

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

CPTPP còn có một số cam kết TBT riêng đối với 06 nhóm hàng hóa là rượu vang và đồ uống chưng cất, các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm. Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai Bên thuộc nhóm này, Việt Nam và Canada phải bảo đảm tuân thủ các cam kết này.

VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ RÀNG BUỘC VỀ TBT ĐỐI VỚI RƯỢU VANG VÀ ĐỒ UỐNG CHƯNG CẤT

Khi ban hành và thực thi các tiêu chuẩn TBT đối với các sản phẩm này, Việt Nam và Canada phải bảo đảm:

Cho phép sản phẩm nhập khẩu được lựa chọn ghi nhãn về độ cồn theo cả kiểu alc/vol hoặc theo kiểu độ cồn tối đa;

Nếu yêu cầu rượu phải được dán nhãn với các thông tin về tên sản phẩm, nước xuất xứ, trọng lượng tịnh, độ cồn thì phải cho phép nhãn đó chỉ cần ghi trên thùng chứa rượu hoặc bao bì khác là đủ;

Không được yêu cầu ghi trên nhãn chai, thùng chứa các thông tin về ngày sản xuất, ngày hết hạn, ngày bán, trừ một số trường hợp đặc biệt;

Không được bắt buộc phải dịch nhãn hiệu thương mại của rượu trên chai, thùng chứa hoặc bao bì khác…

VÍ DỤ VỀ MỘT SỐ RÀNG BUỘC VỀ TBT ĐỐI VỚI MỸ PHẨM

Ví dụ liên quan tới mỹ phẩm, theo Chương TBT của CPTPP, Việt Nam cũng như Canada không được yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin liên quan tới giá và chi phí trong hồ sơ đăng kÝ lưu hành mỹ phẩm; hay phải ghi số đăng kÝ lưu hành trên nhãn sản phẩm… Đối với dược phẩm, khi xem xét đơn xin đăng kÝ lưu hành của doanh nghiệp cho dược phẩm của Bên kia, cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cũng như Canada phải bảo đảm rằng: Việc xem xét phải dựa trên các tiêu chí nhất định được liệt kê (bao gồm thông tin về mức độ an toàn và hiệu quả; về chất lượng sản xuất; thông tin ghi nhãn về mức độ an toàn, hiệu quả và cách sử dụng; các thông tin khác ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và an toàn của người sử dụng);

Không yêu cầu cung cấp các thông tin về tài chính;

Hướng tới việc bỏ qua các dữ liệu về giá dược phẩm khi xem xét để ra quyết định cấp phép đăng kÝ lưu hành…

CPTPP có một Chương riêng (Chương 18) về Sở hữu trí tuệ (SHTT). So với Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO thì CPTPP có phạm vi cam kết rộng hơn, chi tiết hơn, với mức độ bảo hộ cao hơn ở nhiều khía cạnh SHTT. Các cam kết về SHTT trong CPTPP được áp dụng cho tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam và Canada. Tuy nhiên, do là nước kém phát triển nhất trong CPTPP, Việt Nam được hưởng một số linh hoạt về lộ trình thực hiện.

Về nội dung, các cam kết về SHTT trong CPTPP bao gồm 04 nhóm chủ yếu, cụ thể: Nhóm cam kết chung: Nhóm này bao gồm các cam kết về việc gia nhập các Công ước về SHTT được liệt kê (Việt Nam được hưởng lộ trình gia nhập muộn hơn 2-3 năm tùy Công ước); về các nguyên tắc chung như đối xử quốc gia, minh bạch; và về các vấn đề khác như hợp tác giữa các nước CPTPP trong bảo vệ quyền SHTT. Nhóm các cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ SHTT: CPTPP bao gồm các cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng loại loại tài sản SHTT như nhãn hiệu thương mại, sáng chế, quyền tác giả và quyền liên quan, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lÝ… Các tiêu chuẩn của CPTPP dựa trên và trong nhiều trường hợp là cao hơn so với các tiêu chuẩn tương ứng của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT của WTO (TRIPS).

Nhóm các cam kết về một số sản phẩm SHTT đặc thù: Bên cạnh các tiêu chuẩn chung đối với các nhóm tài sản SHTT, CPTPP còn bao gồm các cam kết riêng về tiêu chuẩn áp dụng đối với một số loại sản phẩm SHTT đặc thù như dược phẩm, nông hóa phẩm, giống cây trồng, các vấn đề SHTT thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (tín hiệu vệ tinh, các công cụ bảo mật, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng…).

Nhóm các cam kết liên quan tới việc thực thi các quyền SHTT: Nhóm này bao gồm các cam kết về cách thức thực thi bảo vệ các quyền SHTT theo hướng tăng cường các hành động thực thi và bảo hộ các quyền SHTT và xử lÝ nghiêm khắc hơn các vi phạm quyền SHTT so với TRIPS.

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)