Quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP?

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 30 - 32)

CÁC CAM KẾT CPTPP VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA Quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP? Quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP?

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

PHẦN THỨ BA

LƯU Ý VỚI DOANH NGHIỆP

QTXX là điều kiện để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP khi xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên CPTPP. Do đó, doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP cần phải tìm hiểu về QTXX áp dụng cho hàng hóa của mình, đồng thời chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ cần thiết để chứng minh hàng hóa đáp ứng các QTXX đó cũng như thực hiện các thủ tục yêu cầu để có chứng nhận xuất xứ theo quy định.

Trên thực tế, các cam kết về QTXX thường được đưa vào pháp luật nội địa của từng nước để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện trên thực tế. Do đó, ngoài việc tham khảo cam kết CPTPP về QTXX, doanh nghiệp cần tra cứu văn bản pháp luật nội địa để biết quy định cụ thể liên quan để tuân thủ.

Ví dụ, doanh nghiệp cần xin chứng nhận xuất xứ CPTPP cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi Canada thì cần tìm hiểu Thông tư số 03/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương về QTXX hàng hóa trong CPTPP. Doanh nghiệp muốn hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam thì cần yêu cầu đối tác xuất khẩu có chứng nhận xuất xứ CPTPP phù hợp với quy định của nước xuất khẩu, đồng thời phải tìm hiểu Thông tư số 62/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

Tương tự các FTA khác, CPTPP cũng quy định một hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ CPTPP nếu thuộc một trong ba trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là hàng hóa được trồng, thu hoạch, đánh bắt, hoặc sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hoặc nhiều nước thành viên CPTPP.

Ví dụ cây trồng, động vật sống, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên ở Việt Nam hoặc sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam từ các cây trồng, động vật sống....đó.

Trường hợp 2: Hàng hóa được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP và chỉ từ các nguyên liệu có xuất xứ từ CPTPP

Khác với trường hợp thứ nhất, trường hợp này hàng hóa không có xuất xứ toàn bộ ở một nước CPTPP mà là từ nhiều nước khác nhau nhưng đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP. Đây là hình thức “xuất xứ nội khối” điển hình.

Ví dụ, sản phẩm bánh ngọt được sản xuất tại Việt Nam từ các nguyên liệu sô-cô-la có xuất xứ Mexico, đường Australia và sữa New Zealand (Việt Nam, Mexico, Australia, New Zealand đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP) khi xuất khẩu sang Canada thì được coi là có xuất xứ CPTPP dạng này.

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)