Sau khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam và Canada có được phép cấm hoặc hạn chế xuất khẩu,

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 28 - 30)

có được phép cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không?

Bảo lưu của Việt Nam

Việt Nam bảo lưu các biện pháp cấm xuất hoặc cấm nhập khẩu tại Nghị định số 187/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương hướng dẫn Nghị định này đối với một số loại hàng hóa được liệt kê, ví dụ:

Việt Nam vẫn được quyền giữ các quy định cấm nhập khẩu đối với phương tiện vận tải tay lái nghịch, phương tiện vận tải cũ trên 5 năm và một số sản phẩm đã qua sử dụng (bao gồm quần áo, giày dép, đồ gỗ, máy tính xách tay, thiết bị y tế, xe đạp, xe ba bánh…);

Việt Nam vẫn được cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, các sản phẩm gỗ (trừ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm được sản xuất từ gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu, hoặc pallet nhân tạo).

Bảo lưu của Canada

Canada bảo lưu các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu như sau: Xuất khẩu Gỗ tròn;

Xuất khẩu Cá chưa chế biến theo pháp luật hiện hành của địa phương;

Nhập khẩu các dòng thuế 9897.00.00 (một số động vật hoang dã, quÝ hiếm, một số sản phẩm đã qua sử dụng như nệm, xe máy, máy bay….), 9898.00.00 (vũ khí đạn dược) và 9899.00.00 (sách báo tranh ảnh phi văn hóa) trong Biểu HS của Canada. CÁC CAM KẾT CPTPP VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CANADA

Sau khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam và Canada có được phép cấm hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không?

PHẦN THỨ NHẤT

PHẦN THỨ HAI

Để được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP, sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Canada hoặc sản phẩm Canada nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ (QTXX) của Hiệp định. Mục đích của quy định về QTXX là để đảm bảo rằng chỉ hàng hóa sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định.

Cụ thể, quy tắc xuất xứ CPTPP yêu cầu các hàng hóa nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thì phải được hình thành hoàn toàn từ các nước CPTPP hoặc được sản xuất từ các nguyên liệu với tỷ lệ giá trị hoặc/và theo quy trình nhất định trong khu vực CPTPP. Mỗi nhóm hàng hóa có QTXX cụ thể riêng. Hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ CPTPP tương ứng sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

QTXX trong CPTPP được quy định tại:

Chương 3: Chương này bao gồm các quy định chung về QTXX và thủ tục chứng nhận xuất xứ, cùng với các Phụ lục chi tiết, trong đó đáng chú Ý có Phụ lục về Quy tắc xuất xứ cụ thể cho từng nhóm hàng hóa (trừ dệt may);

Chương 4: Chương này có các cam kết chỉ áp dụng riêng cho các sản phẩm dệt may trong đó có QTXX đối với dệt may.

Khác với cam kết về thuế quan, với các Biểu cam kết ưu đãi thuế quan riêng của mỗi nước, cam kết QTXX trong CPTPP là một bộ thống nhất, gồm các QTXX cụ thể cho từng nhóm hàng hóa, áp dụng chung cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên CPTPP.

QTXX trong CPTPP được thiết kế riêng cho từng nhóm hàng hóa xác định theo mã HS chi tiết đến 6 số (khác với biểu thuế quan với cam kết về mức thuế ưu đãi riêng cho từng dòng thuế HS 8 số hoặc 10 số tùy từng nước).

Một phần của tài liệu canada-final-in-3--chuyen-in (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)