Vai trò của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Quảng Ninh với sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 28)

với sự phát triển kinh tế - xã hội

KS. Nguyễn Thành Nguyên

Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh

Tóm tắt: Giai đoạn 2010 - 2020, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp CBCT trở thành một trong 3 trụ cột chính của ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Bài viết tập trung nêu thực trạng của ngành công nghiệp CBCT tại Quảng Ninh, đồng thời cũng xác định vai trò (sự tác động) của nó với sự phát triển kinh tế xã hội nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý có cái nhìn tổng thể, từ đó có những phương án, lựa chọn tốt nhất, hướng tới phát triển ngành công nghiệp CBCT của tỉnh một cách nhanh chóng và bền vững.

Từ khóa: Công nghiệp CBCT; Công nghiệp CBCT với kinh tế, xã hội; Vai trò ngành

công nghiệp CBCT.

1. Mở đầu

Công nghiệp CBCT gồm 24 nhóm ngành và là một bộ phận của ngành công nghiệp. Trong những năm vừa qua, được Đảng và nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện với nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn và sự phát triển nên đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và có những tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Tỉnh Quảng Ninh, ngành công nghiệp CBCT cũng được quan tâm, tạo điều kiện phát triển, những năm gần đây đã có đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành công nghiệp trụ cột, góp phần tích cực phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Ngày 16/11/2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 01-TU/NQ về phát triển nhanh, bền vững công nghiệp CBCT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: Cơ cấu lại khu vực công nghiệp, phát triển nhanh và bền vững công nghiệp CBCT; tạo ra bước đột phá trong công nghiệp CBCT về thu hút vốn đầu tư và giá trị gia tăng của ngành công nghiệp CBCT; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp CBCT tạo trong GRDP và thu ngân sách địa phương; Thu hút lao động chất lượng cao, lao động tay nghề cao gắn với tăng quy mô chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp CBCT. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Ngành công nghiệp CBCT chiếm tỷ trọng 15% trong GRDP; Tốc độ giá trị gia tăng tăng bình quân 17%/năm; Thu hút tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 45.000 tỷ đồng (bình quân trên 9.000 tỷ đồng/năm). Tốc độ tăng năng suất lao động đạt 15 - 17%/năm; định hướng đến năm 2030 Ngành công nghiệp CBCT chiếm tỷ trọng 20% trong GRDP; Tốc độ giá trị gia tăng tăng bình quân 20%/năm; Thu hút tổng vốn đầu tư đạt trên 100.000 tỷ đồng (bình quân trên 20.000 tỷ đồng/năm). Tạo ra 50.000 chỗ làm việc mới. Với định hướng như vậy, chắc chắn trong thời gian tới ngành công nghiệp CBCT của tỉnh sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá những tác động này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo, quản lý có cái nhìn tổng thể và có những giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực hướng đến sự phát triển bền vững là một việc cần thiết.

Một phần của tài liệu Tạp chí đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 06-2021 (Trang 28)