- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo
3. Tổng quan về các phương pháp thu hồi Al2O3 và Fe2O3 từ đá thải 1 Thu hồi Al2O3 từ đá thả
3.1. Thu hồi Al2O3 từ đá thải
Ôxít nhôm là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Ôxít nhôm là thành phần chính của bôxít, loại quặng chủ yếu chứa nhôm. Trong công nghiệp, bôxít được tinh luyện thành ôxít nhôm thông qua công nghệ Bayer và sau đó được chuyển thành nhôm kim loại theo công nghệ Hall-Heroult [8].
Đá thải là một tài nguyên thải chứa nhôm, sắt, silic.. do dó, thu hồi các thành phần Al2O3, Fe2O3 và các chất khác không những tránh được lãng phí nguồn tài nguyên mà còn làm tăng giá trị sử dụng của đá thải cũng như bổ sung Al2O3 cho quốc gia. Đến nay, trên thế giới có rất nhiều công nghệ để thu hồi Al2O3 từ đá thải, tuy nhiên thường được sử dụng hai phương pháp: hòa tách trong môi trường kiềm và hòa tách trong môi trường axit.
3.1.1. Phương pháp hòa tách trong kiềm
Đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp này và cũng là phương pháp tương đối quen thuộc, được sử dụng nhiều. Thường sử dụng nung thiêu kết canxit tạo môi trường kiểm để thu hồi Al2O3, công nghệ bao gồm các công đoạn chính: nung thiêu kết, hòa tách, tách tạp chất, cacbon hóa, nung. Nhược điểm chính của phương pháp này là: thứ nhất, nhiệt độ để nung thiêu kết thường là 12000C trở lên nên tiêu hao năng lượng lớn; thứ hai, để thu hồi nhôm ô xít cần một lượng lớn Soda (Na2CO3), hiệu suất thu hồi đạt khoảng 55% làm tăng tiêu hao nguyên liệu và giá thành sản phẩm; thứ ba, hàm lượng tạp chất trong sản phẩm lớn[5,6,7]. Phương pháp hòa tách trong kiềm còn chia thành hai loại: phương pháp thiêu kết canxit (đá vôi) và phương pháp nung thiêu kết Soda lime (vôi natri cacbonat).
(1) Quá trình phối liệu và nung thiêu kết, mục đích làm cho Al2O3 trong đá thải dễ dàng bị hòa tách trong môi trường kiềm và tách khỏi silic, sắt và các tạp chất khác, quá trình nung thiêu kết xảy ra các phản ứng sau:
CaCO3 →CaO + CO2 (1)
3(Al2O3·2SiO2) → 3Al2O3·2SiO2+4SiO2 (2)
SiO2+2CaO→[2CaO·SiO2] (3)
3Al2O3·2SiO2 + 7CaO →3(CaO·Al2O3)+ 2[2CaO·SiO2] (4)
7[3Al2O3·2SiO2] + 64CaO→14[2CaO·SiO2] + 3[12CaO·7Al2O3] (5)
(2) Quá trình hòa tách trong kiềm, mục đích chính là xử lý nguyên liệu thiêu kết bằng dung dịch kiềm, để hợp chất nhôm đi vào dung dịch dưới dạng natri aluminat và được tách ra khỏi các thành phần khác. Các phản ứng sau xảy ra trong quá trình hòa tách, cụ thể như sau:
[12CaO.7Al2O3] + 12Na2CO3 + 33H2O→14NaAl(OH)4 + 12CaCO3↓+10NaOH (6) [2CaO.SiO2] + 2Na2CO3→ Na2SiO3 + 2CaCO3↓+ 2NaOH (7)
[2CaO.SiO2] + 2NaOH →2Ca(OH)2 + Na2SiO3 (8)
3Ca(OH)2 + 2NaAl(OH)4→3CaO.Al2O3.6H2O + 2NaOH (9)
Na2SiO3 + NaAl(OH)4→Na2O.Al2O3.SiO2.NaAl(OH)4.H 2O + NaOH (10)
Phản ứng đầu tiên là phản ứng chính của quá trình, các phản ứng sau là phản ứng phụ, chính các phản ứng phụ này là nguyên nhân làm thất thoát Al2O3 và kiềm.
(3) Quá trình tách silic khỏi dung dịch, trong dung dịch hòa tách ngoài hàm lượng các nguyên tố nhôm, natri còn có các nguyên tố như silic, sắt.., quá trình tách silic khỏi dung dịch bao gồm các phản ứng sau:
3Ca(OH)2 + 2NaAl(OH)4 →3CaO.Al2O3.6H2O + 2NaOH (11)
3CaO.Al2O3.6H2O + xNa2SiO3→3CaO.Al2O3.xSiO2.(6-2x)H2O + 2xNaOH (12) (4) Quá trình cacbon hóa, quá trình than hóa chủ yếu xẩy ra các phản ứng:
2NaAl(OH)4 + CO2→2Al(OH)3↓+ Na2CO3 + H2O (13)
Tuy nhiên, trong dung dịch vẫn còn silic với hàm lượng tương đối lớn, dẫn đến kèm theo phản ứng:
Na2SiO3 + NaAl(OH)4→Na2O.Al2O3.2SiO2.nNaAl(OH)4xH2O + 4NaOH (14) Sau quá trình cacbon hóa, khi hàm lượng NaAl(OH)4 còn ít sẽ xảy ra phản ứng:
NaAl(OH)4 + CO2→Na2O.Al2O3.2CO2.nH2O (15)
(5) Quá trình nung, trong quá trình này xảy ra phản ứng:
2Al(OH)3→Al2O3 +3 H2O (16)
3.1.2. Phương pháp hòa tách trong axit
Vào những năm 80 của thế kỷ 20, ở nước Mỹ bắt đầu có những nghiên cứu đầu tiên về thu hồi Al2O3 trong đá thải bằng phương pháp hòa tách trong môi trường axit, sau đó nhiều nước cũng đã có các nghiên cứu về phương pháp này. Phương pháp thu hồi Al2O3 trong đá thải bằng axit được phân thành 4 công đoạn: công đoạn hòa tách trong axit, công đoạn tách tạp chất, công đoạn tách lọc, công đoạn nung. Phương pháp này chủ yếu sử dụng dung dịch axit để hòa tách đá thải, chuyển các thành phần hòa tan thành muối hòa tan và hòa tan vào dung dịch, sau đó thêm thuốc thử để loại bỏ tạp chất muối kim loại trong dung dịch, cuối cùng là chuyển hóa muối nhôm, lọc, sấy khô và nung để tạo thành Al2O3[7].
(1) Quá trình hòa tách trong axit, thông thường nhôm tồn tại trong đá thải ở dạng khoáng vật Kaolinnit (Al2O3.2SiO2.2H2O), ở điều kiện thường rất khó để hòa tách Al2O3 trong môi trường axit. Tuy nhiên, ở cường độ, nhiệt độ nhất định có thể hòa tách được Al2O3 bằng dung dịch axit, bao gồm các phản ứng chủ yếu sau:
Al2O3.SiO2 + 6H2SO4→3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + H2Si F6 + 5H2O (17) Fe2O3 + 2NaF + 4H2SO4→Fe2(SO4)3 + Na2SO4 + 2HF + 3H2O (18)
(2) Quá trình tách tạp chất, thêm vào dung dịch NaOH hoặc các chất kiềm khác đến độ pH nhất định để tạo ra kết tủa sắt, khi đó tách được sắt và các tạp chất (Ca, Mg, Na, K..) ra khỏi dung dịch, các phản ứng chủ yếu:
Al2(SO4)3 + 6NaOH→2Al(OH)3↓+ 3Na2SO4 (19)
Al(OH)3 + NaOH→NaAlO2 + 2H2O (20)
Fe2(SO4)3 + 6NaOH→2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4 (21)
(3) Quá trình cacbon hóa, bằng việc sục khí CO2 vào dung dịch và xảy ra phản ứng với NaAlO2 tạo thành Al(OH)3 kết tủa.
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O→2Al(OH)3↓+ Na2CO3 (22)
(4) Quá trình nung, nung ở nhiệt độ nhất định, 2Al(OH)3 bị phân hủy và tạo thành sản phẩm cuối cùng Al2O3.
2Al(OH)3→Al2O3 + 3H2O (23)
3.1.3. So sánh hai phương pháp
Về phương diện công nghệ, phương pháp hòa tách bằng kiềm cần nhiệt độ thiêu kết từ 12000C trở lên, nên tiêu hao năng lượng lớn, còn phương pháp hòa tách bằng axit thường được tiến hành ở nhiệt độ thấp, nên tiêu hao năng lượng ít.
Về phương diện tách silic, do trong phương pháp hòa tách bằng axit, silic không bị hòa tan nên việc tách silic là rất triệt để, do đó phương pháp hòa tách bằng axit được áp dụng
đối với đá thải có hàm lượng silic cao. Còn phương pháp hòa tách bằng kiềm, do silic ôxit phản ứng với kiềm nên làm tăng chi phí kiềm, silic đi vào sản phẩm Al2O3 làm giảm chất lượng của sản phẩm, ngoài ra trong quá trình tách silic cũng làm thất thoát một lượng Al2O3 theo sản phẩm thải.
Về phương diện tách sắt, về phương diện này phương pháp hòa tách bằng kiềm tốt hơn so với phương pháp hòa tách bằng axit, do sắt không bị hòa tan trong kiềm nên dễ dàng được tách ra cùng tạp chất.
Về phương diện tiêu hao hóa chất và nguyên liệu, phương pháp hòa tách bằng kiềm sử dụng một lượng lớn các chất kiềm như natri cacbonat, tỷ lệ thu hồi khoảng 50% đến 60%, làm cho tiêu hao kiềm lớn và tạo nhiều tro xỉ. Phương pháp hòa tách bằng axit có ưu thế hơn (tiêu hao năng lượng ít, sử dụng hóa chất ít, công nghệ đơn giản, giá thành tương đối thấp, tro xỉ có thể tiếp tục sử dụng nên không gây ô nhiễm, ..), ngoài ra còn có thể thu hồi sắt và một số nguyên tố có giá trị khác.
3.2. Thu hồi Fe2O3 từ đá thải
Ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều phương pháp thu hồi ô xit sắt từ các khoáng vật chứa sắt, một cách tổng quát có thể chia thành 2 phương pháp chính là: phương pháp ướt và phương pháp khô. Phương pháp ướt chủ yếu bao gồm: phương pháp kết tủa, phương pháp thủy phân, phương pháp thủy nhiệt, phương pháp sử dụng chất hoạt tính bề mặt...; phương pháp khô bao gồm: phương pháp pha khí và phương pháp pha rắn.
Tuy nhiện việc thu hồi Fe2O3 từ đá thải, đến nay có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này, đối với công nghệ này chủ yếu bao gồm 3 công đoạn: công đoạn hòa tách đá thải trong môi trường a xít, công đoạn lọc tách, công đoạn nâng cao chất lượng[7].
4. Kết luận
Thành phần đá thải sau khai thác và chế biến than ở Việt Nam chủ yếu bao gồm các thành phần SiO2, Al2O3, Fe2O3 có hàm lượng tương đối cao và một số các thành phần hóa học khác.
So sánh hai phương pháp hòa tách bằng kiềm và bằng a xít để thu hồi Al2O3 trong đá thải, thấy rằng phương pháp hòa tách trong môi trường axit có ưu thế hơn, đặc biệt có thể thu hồi thêm thành phần Fe2O3 trong đá thải.
Đây là nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp, hướng nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả đối với đá thải, góp phần sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Hữu Giang (2000), Tình hình sản xuất và tuyển than ở Việt Nam, Trường Đại học Mỏ Địa chất.
[2]. Lưu Quang Thủy (2014), Sử dụng tổng hợp đá thải sau sản xuất than, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Tuyển khoáng Việt Nam lần thứ 4.
[3]. LUU Quang-Thuy, REN Rui-chen, ZHANG Qian-wei (2012), Study on re- separation of crushed and grinded anthracitic midding coal of Vietnam's Quang Ninh. The 4th international Symposium on mine safety, sponsored by Liaoning Technical University.
[4]. LUU QUANG THUY (刘光始) (2012), 越南无烟煤中煤再选工艺技术研究,
辽宁工程技术大学. [5] 官长平 (2011), 酸浸法提取煤矸石中Al2O3优化条件的研究, 四川有色金属. [6]. 李 瑜 (2013), 酸浸法提取煤矸石中Al2O3的研究, 环境污染与防治. [7]. 董玲 (2018), 煤矸石酸浸取提取 Al2O3和 Fe2O3技术研究, 中国矿业大学(北京). [8]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B4m_oxit